Bé có đờm ở cổ nhưng không ho do nguyên nhân gì? Nguy hiểm không?

Rất nhiều khi bé có đờm ở cổ nhưng không ho được, đờm mắc ở cổ họng gây khó chịu, thậm chí khó thở cho bé. Nguyên nhân có thể đến từ việc trẻ đang mắc các bệnh lý đường hô hấp, hay dịch nhầy tiêu hóa trào ngược… Vậy khi nào tình trạng này là nguy hiểm và cha mẹ cần khắc phục chúng thế nào?

1/ Bé có đờm ở cổ họng nhưng không ho do nguyên nhân nào?

Tình trạng bé có đờm ở cổ nhưng không ho phần lớn là dấu hiệu của các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan hoặc viêm mũi. Những bệnh lý này gây ảnh hưởng đến các niêm mạc ở hệ hô hấp và kích thích cơ thể sản sinh đờm.

Chúng ta cần hiểu sơ qua về việc hình thành đờm trong cổ họng của bé. Đờm này có thể xuất phát từ:

  • Dịch nhầy tiết ra từ tế bào đường hô hấp. Bên trong đờm có chứa chất lạ phổi hít vào, protein, tế bào miễn dịch, bạch cầu… Đờm được tiết ra để cuốn lấy các chất lạ và xử lý chúng. Sau đó theo chuyện động của các tế bào lông chuyển, đờm cùng các chất lạ bị cuốn trôi ra ngoài. Từ đó mà đường thở được làm sạch, không bị viêm nhiễm. Đó cũng là lý do mà dịch nhầy luôn luôn được tiết ra đều đặn cho dù chúng ta có bị ốm hay không.
  • Dịch nhầy là dịch tiêu hóa tại dạ dày. Trẻ có thể gặp phản ứng nôn trớ bình thường khiến dịch dạ dày trào ngược và làm tăng lượng đờm nhớt ở cổ họng.

Chính vì thế, trong trường hợp trẻ có đờm ở cổ họng nhưng không ho và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày cảu bé thì bạn không cần lo lắng quá. Đây có thể là dịch đường tiêu hóa trào ngược do nôn trớ. Đặc biệt các bé sơ sinh với dạ dày còn nằm ngang thì hiện tượng bé sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho khá phổ biến.

bé có đờm ở cổ nhưng không ho

Nhưng bạn cũng không nên chủ quan, bởi đa số trường hợp thì đờm nhầy ở cổ họng nhiều là do bé đang gặp các vấn đề đường hô hấp như: viêm họng, viêm mũi, viêm phổi… Lượng dịch nhầy tiết ra nhiều hơn bình thường để loại bỏ các tác nhân gây hại đang xâm nhập quá mức. Lúc này, trẻ có thể ho hoặc không tùy tình trạng, độ tuổi và cơ địa.

2/ Dấu hiệu trẻ có đờm ở cổ họng nhưng không ho

Thông thường, khi bé có đờm ở cổ nhưng không ho và không kèm theo các bất thường sức khỏe khác, con vẫn bú ngủ tốt thì bạn không cần lo lắng quá.

Khi bé có nhiều đờm trong cổ họng nhưng không ho có thể kèm theo tiếng thở khò khè và có các dấu hiệu khác kèm theo như: sốt, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, khó nuốt, viêm họng tấy đỏ… thì nên cho bé đi khám để Bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho.

dấu hiệu trẻ có đờm

Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào màu sắc và mùi của đờm để xác định tình trạng của bé. Như:

  • Đờm có màu trắng đục: Nguy cơ viêm họng cấp, viêm mũi.
  • Đờm xanh đặc: Viêm đường hô hấp do vi khuẩn.
  • Đờm trắng đục như mủ và hôi: viêm đường hô hấp mãn tính

3/ Khi bé không ho nhưng có đờm có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà tình trạng bé có đờm ở cổ họng nhưng không ho này có nguy hiểm hay không.

Ví dụ như, nếu lượng đờm tăng trong cổ họng bé xuất phát từ dịch nhầy đường tiêu hóa thì điều này không quá nguy hiểm. Trẻ sẽ thấy khó chịu trong thời gian nhất định. Lúc này, nếu bé nôn trớ thì bạn không nên quát mắng trẻ. Bởi đây cũng là cách để trẻ tống đờm ra khỏi cổ họng bên cạnh giải pháp ho. Phản xạ này tự nhiên mà trẻ không kiểm soát được. Tuy vậy, nếu trẻ nôn trớ thường xuyên, đặc biệt là với các bé trên 1 tuổi thì bạn nên cho bé đi khám để loại trừ nguyên nhân do viêm loét dạ dày.

Khi dịch nhầy đến từ đường hô hấp mà bé lại không ho được thì lượng dịch nhầy này có thể gây tắc nghẽn đường thở khiến bé khó thở, hô hấp nặng nề hơn. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, các bé chưa thể tự dùng sức để tống đẩy đờm ra ngoài. Đờm ứ đọng lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây viêm phổi, viêm phế quản…

Với trường hợp này, bạn cần chủ động giúp bé loại bỏ đờm trong cổ họng để sức khỏe của bé tốt hơn, ngủ ngon hơn và không làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

4/ Cách xử lý tình trạng có đờm nhưng không ho ở trẻ nhỏ

Khi thấy bé có đờm ở cổ nhưng không ho được, mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

Dùng hành tây và đường phèn

bé có đờm ở cổ nhưng không ho

Chuẩn bị: Hành tây và đường phèn.

Thực hiện:

  • Hành tây gọt vỏ, rửa sạch rồi để ráo nước. Thái nhỏ hành tây rồi thêm đường phèn, hấp cách thủy trong 45 phút.
  • Chắt lấy nước, để nguội rồi cho bé uống mỗi lần một thìa cà phê. Lưu ý: Cho bé dùng 2-3 lần/ngày. Liên tục trong 2-3 ngày.

Dùng lê và củ cải trắng

Le và củ cải chữu đờm cho bé hiệu quả

Chuẩn bị: 1kg lê, 1kg củ cải trắng, 250gram gừng, mật ong nguyên chất.

Thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu (lê, củ cải, gừng) rồi rửa sạch, gọt vỏ.
  • Ép lê, củ cải, gừng lấy nước.
  • Đun sôi hỗn hợp nước lê và củ cải cho đến khi quánh lại thì cho nước cốt gừng và mật ong vào. Dùng thìa trộn đều rồi đun tiếp cho đến khi sôi trở lại thì tắt bếp.
  • Đợi hỗn hợp nguội thì đổ vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp rồi bảo quản ngăn mát tủ lạnh cho bé dùng dần. Mỗi ngày lấy 1 thìa pha với một cốc nước ấm cho bé uống.

Dùng mật ong và chanh

bé có đờm ở cổ nhưng không ho

Đây là 2 nguyên liệu có tác dụng long đờm rất tốt. Mẹ có thể thực hiện bài thuốc này với bé từ 1 tuổi trở lên. Không dùng với bé dưới 1 tuổi vì dễ gây nguy cơ dị ứng.

Chuẩn bị: 2 thìa mật ong, 1/4 quả chanh, 5 thìa nước lọc.

Thực hiện:

  • Khuấy đều 2 thìa mật ong trong nước. Sau đó thêm nước cốt chanh vào.
  • Cho bé uống 100ml nước ấm trước, rồi uông hỗn hợp trên.

Lưu ý: nên cho bé uống buổi sáng ngay sau khi thức dậy, lúc bụng còn trống.

Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc trên, bạn cũng cần lưu ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt của bé như:

  • Giữ không gian sạch sẽ và thoáng khí.
  • Giữ nhiệt độ và độ ẩm trong phòng phù hợp.
  • Rửa mũi cho bé với nước muối sinh lý hay ưu trương để làm sạch mũi. Ngăn dịch nhầy mũi chảy xuống họng nhiều. Nên dùng muối ưu trương trong trường hợp bé nghẹt mũi nhiều để hiệu quả cao hơn.
  • Với các bé lớn, bạn nên hướng dẫn bé súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xảy ra.
  • Nên hạn chế cho bé dùng các thực phẩm dễ làm cơ thể tăng tiết nhầy như: sữa, đậu nành…
  • Chế biến món ăn lỏng, dễ tiêu hóa.

Để hiểu bé có đờm ở cổ nhưng không ho có nguy hiểm không thì bạn hãy quan sát thêm các triệu chứng sức khỏe khác của bé nhé! Hãy áp dụng các gợi ý trên đây để có thể khắc phục tình trước trạng này cho bé tại nhà và cho bé đi khám khi cần thiết nhé.

Tham khảo thêm:

Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng có sao không? Cách xử lý thế nào

– Tại sao cổ họng bị khô và có đờm ở trẻ em? Nên xử lý thế nào?

– 5 cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà trên 2 tháng tuổi

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên nên ăn gì? Chế dộ dinh dưỡng chuẩn

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline