Xì mũi bị ù tai, đau tai ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách xử lý

Tình trạng xì mũi bị ù tai không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn cả ở trẻ nhỏ cảnh báo rằng hệ hô hấp của “khổ chủ” đang không trong trạng thái khỏe mạnh. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm hay không? Cách xử lý như thế nào? Tất cả các câu hỏi sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây.

1/ Hiện tượng xì mũi bị ù tai ở trẻ em

Xì mũi bị ù tai thường diễn ra khi cơ thể chúng ta bị cảm lạnh, cảm cúm khiến đường hô hấp bị ảnh hưởng kèm theo các triệu chứng khó thở, ngạt mũi. Hiện tượng này cũng xảy ra phổ biến ở trẻ em khiến các bé cảm thấy khó khăn trong việc hô hấp cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Tai – mũi – họng của con người thường có cấu tạo mật thiết với nhau nên khi đường hô hấp bị tổn thương (cơ quan mũi – họng) sẽ ảnh hưởng tới tai. Tai và mũi được kết nối với nhau bởi vòi nhĩ (ống tai nối giữa hòm nhĩ tai và mũi hầu) nên khi vòi nhĩ bị viêm, sưng, dịch nhờn tiết ra nhiều sẽ khiến không khí không thể lưu thông bình thường và gây ra tắc nghẽn.

Lúc này áp suất trong hòm nhĩ sẽ lớn hơn so với bên ngoài dẫn đến tình trạng màng nhĩ bị hút vào trong hình thành ù tai, nghe kém. Ngoài ra khi xì mũi bị ù tai có thể do trẻ xì mũi không đúng cách khiến vi khuẩn từ chất nhờn không được đưa ra ngoài làm tình trạng tắc nghẽn càng trở nên nghiêm trọng.

Triệu chứng này sẽ khiến bé cảm thấy đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu kèm theo chán ăn, quấy khóc kéo dài. Chính vì vậy khi thấy trẻ có những dấu hiệu nghẹt mũi, chảy nước mũi thì không nên chủ quan để tình trạng này kéo dài bởi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

xì mũi bị ù tai

Biểu hiện của bệnh về đường hô hấp 

2/ Bé xì mũi nhiều bị ù tai, đau tai có nguy hiểm không?

Bé xì mũi bị ù tai là tình trạng diễn ra phổ biến, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng khi không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như sau:

– Trẻ bị viêm tai giữa: khi bé chảy nhiều nước mũi, bố mẹ sẽ nhắc bé xì mạnh mũi ra để làm bé cảm thấy thoải mái hơn nhưng vô tình sẽ khiến bé ù tai, sốt và đau tai, đau đầu. Đây là những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm tai giữa khi vi khuẩn và vi trùng sẽ tấn công ngược trở lại tai trẻ. Do bản chất cấu tạo của tai trẻ nhỏ có ống dẫn ngắn nên chất bẩn dễ bị đẩy ngược lên gây ra triệu chứng viêm màng nhĩ, viêm tai giữa ở trẻ.

– Suy giảm thính lực: tình trạng xì mũi bị ù tai sẽ khiến khả năng nghe của bé trở nên hạn chế, bé sẽ không nghe rõ những âm thanh xung quanh. Khi để tình trạng này kéo dài thì rất có thể bé sẽ rơi vào tình trạng mất thính lực.

– Dẫn đến tình trạng điếc: khi ù tai ở giai đoạn nguy hiểm nhất sẽ khiến trẻ mất hoàn toàn thính lực. Bé sẽ không thể phát triển một cách toàn diện về thể chất và trí tuệ khi có cơ quan chức năng không đảm bảo chính xác nhiệm vụ của chúng.

– Gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu: khi xì mũi quá nhiều thì ngoài ù tai, trẻ sẽ kèm theo các triệu chứng như quấy khóc, đau đầu, suy giảm thể trạng sức khỏe khiến trẻ chán ăn, sụt cân.

xì mũi nhiều bị đau tai

Xì mũi quá mạnh gây ra ù 1 hoặc 2 bên tai diễn ra phổ biến ở những người mắc cảm cúm, cảm lạnh

Tham khảo: Dụng cụ rửa mũi cho bé nào được các chuyên gia y tế khuyên dùng?

3/ Cách xử lý cho bé khi xì mũi bị ù tai

Khi bé có các triệu chứng xì mũi bị ù tai, mẹ có thể thực hiện theo các cách sau để giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn:

– Dùng 2 ngón tay bịt lại mũi của bé sau khi nhắc nhở bé hít một hơi thật sâu và dài. Tiếp theo, thở thật mạnh ra nhằm mục đích đẩy không khí qua đường tai.

– Cho bé uống nhiều nước để giúp bé tạo ra quá trình nuốt, nhờ đó mà ù tai sẽ nhanh chóng mất đi.

– Vệ sinh mũi qua các bước:

Bước 1: Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi của trẻ nhằm làm loãng chất nhầy trong mũi đồng thời loại bỏ một phần bụi bẩn. Sau đó, mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để giúp con loại bỏ các chất nhầy và làm thông thoáng mũi của bé. Nếu dịch mũi đặc, mẹ nên thay thế bằng muối ưu trương Nebial 3% để dịch nhầy được làm loãng dễ dàng hơn.

Bước 2: Nhắc bé hít vào bên trong sau đó ngậm miệng lại, bóp chặt 2 cánh mũi và xì nhẹ ra ngoài. Điều này sẽ góp phần giúp những chất nhầy còn sót lại được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý việc xì mũi chỉ nên thực hiện với các bé lớn từ 2 tuổi trở lên.

Chú ý: việc vệ sinh mũi nhằm giảm thiểu tình trạng xì mũi bị ù tai rất quan trọng nên mẹ có thể sử dụng nước muối ưu trương Nebial 3% cho bé nhằm hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng viêm mũi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi ở trẻ. Ngoài hàm lượng muối cao 3%, chất dưỡng ẩm Natri Hyaluronate trong Nebial 3% còn giúp tăng cường hoạt động của các tế bào lông chuyển, giúp dịch nhầy được tổng đẩy ra ngoài tự nhiên theo cơ chế sinh lý của cơ thể. Nếu bé còn nhỏ, chưa biết xì mũi thì Nebial 3% sẽ là giải pháp hiệu quả và an toàn hơn cả.

Sản phẩm được sản xuất 100% theo công nghệ Italy được rất nhiều gia đình sử dụng với mong muốn đảm bảo hệ hô hấp của bé luôn khỏe mạnh.

dùng nebial

Nước muối ưu trương Nebial sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

Bên cạnh đó khi sử dụng nước muối ưu trương hiệu quả nhất mẹ nên sử dụng với bộ sản phẩm Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em. Sản phẩm với ưu điểm vượt trội ở đầu phun tạo hạt kích cỡ 16 Micro, sẽ đưa các hạt nước muối nhỏ thẩm thấu vào sâu bên trong các hốc mũi của trẻ.

– Mát xa tai cho bé: khi thấy con quấy khóc nhiều, tay sờ vào tai liên tục bởi xì mũi bị đau tai, mẹ có thể nhẹ nhàng mát xa tai cho bé bằng cách: từ từ xoa nhẹ nhàng theo đường vành tai bé trong thời gian khoảng 1-2 phút giúp bé cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Tiếp theo, mẹ có thể lấy ngón tay bịt vào lỗ tai bé ấn nhẹ sau đó thả ra nhanh chóng nhằm giúp bé cải thiện được tình trạng ù tai đang diễn ra.

– Ngoài ra, mẹ nên giữ cho con ở trạng thái thoải mái, thư giãn, tránh để cho bé cảm thấy quá căng thẳng, mệt mỏi khiến tình trạng ù tai, đau tai càng trở nên nghiêm trọng. Mẹ có thể bật những bản nhạc nhẹ nhàng để nhằm kích thích khả năng nghe của bé, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Hi vọng bài viết về xì mũi bị ù tai ở trẻ đã giúp các mẹ có thêm những thông tin hữu ích về cách xử lý khi trẻ gặp tình trạng này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được giải đáp.

Tham khảo thêm: Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao? Dấu hiệu mà bạn cần biết

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline