Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao? Dấu hiệu mà bạn cần biết

Khi rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao là thắc mắc phổ biến của không ít cha mẹ. Bởi khi nước chảy vào tai mà không được phát hiện, xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé về dài lâu. Hãy cùng Buona theo dõi bài viết này để biết cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng rửa mũi nước vào tai an toàn, hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

1/ Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao?

Với các mẹ chưa biết rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao thì hãy xử lý tạm thời bằng cách: Nghiêng đầu bé về bên có nước để nước chảy ra ngoài bớt. Sau đó, lấy tăm bông sạch nhẹ nhàng thấm đi phần nước còn đọng lại trong tai. Tránh chà sát quá mạnh hay ngoáy sâu vào bên trong khiến bé bị đau và tổn thương vùng tai. 

rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao

Các mẹ có thể dùng tăm bông thấm nhẹ nhàng khi nước vào tai bé

Tuy nhiên, rửa mũi bị nước vào tai rất dễ gây viêm tai giữa. Do đó, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám khi: 

  • Tình trạng rửa mũi làm đau tai, ù tai bé kéo dài không đỡ.
  • Bé thường xuyên đưa tay lên kéo mạnh tai của mình.
  • Bé liên tục quấy khóc, không chịu ăn, ăn không ngon miệng, trằn trọc, khó ngủ. 
  • Bé không phản ứng với các tiếng động, âm thanh như bình thường.
  • Bé sốt cao, xuất hiện dịch mủ vàng hoặc xanh có mùi hôi tại vùng tai. 

2/ Dấu hiệu khi rửa mũi bị nước vào tai

Với các bé lớn đã biết nói, cha mẹ cần chú ý khi rửa mũi bé kêu đau tai, ù tai hay nghe thấy những tiếng động lạ không rõ từ đâu. Vì đó thường là biểu hiện của nước vào tai.

rửa mũi bị nước vào tai

Bé thường có phản ứng ngay lập tức khi rửa mũi bị nước vào tai

Còn với trẻ sơ sinh, bé không thể tự nói được. Do đó, để biết liệu nước có vô tình lọt vào tai hay không, các mẹ nên chú ý quan sát phản ứng của bé. Khi rửa mũi bị nước vào tai, bé thường có phản ứng ngay lập tức như quấy khóc liên tục. Tiếp đó là không chịu bú sữa, ăn không ngon miệng, khó ngủ do nước làm ù tai, đau tai. Lâu dần, bé có thể không phản ứng với các âm thanh như bình thường. 

Một số biểu hiện nghiêm trọng hơn do nước vào tai đã gây biến chứng bao gồm: Bé hay kéo tai, cọ tai do ngứa, đau nhức. Quan sát vùng tai thấy có dịch lạ chảy ra. Nhiều trường hợp còn đi kèm sốt cao, nôn ói hoặc tiêu chảy. Khi có những biểu hiện này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi thăm khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và biện pháp điều trị phù hợp. 

Tham khảo thêm: rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

3/ Rửa mũi bị nước vào tai gây tác hại gì

Thực tế, việc rửa mũi có bị ảnh hưởng đến tai không sẽ tùy thuộc vào việc cha mẹ rửa mũi cho con đúng cách hay chưa. Nếu như làm đúng các thao tác, việc rửa mũi cho bé đem lại rất nhiều lợi ích. Đặc biệt là trong việc phòng ngừa và khắc phục các triệu chứng sổ mũi, tắc nghẹt mũi hay chảy nước mũi,… Còn nếu như khi rửa mũi bị nước vào tai thì việc này lại đặc biệt nguy hiểm. Một số ảnh hưởng khi rửa mũi bị nước vào tai có thể gây ra bao gồm:

Rửa mũi xong bị ù tai

Nếu vô tình để nước lọt vào tai sẽ khiến bé khi rửa mũi xong bị ù tai. Thông thường, tình trạng ù tai sẽ tự hết trong thời gian ngắn (nếu như lượng nước chảy vào tai không đáng kể). 

rửa mũi bị nước vào tai

Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao nếu gây ù tai

Nhưng nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm. Kèm theo đó là một số triệu chứng bất thường như đau nhức, ngứa rát hay chảy dịch ở tai… Thì khả năng cao là vùng tai của bé đã bị viêm nhiễm và cần phải đưa tới bác sĩ nhanh chóng để được khám chữa bệnh kịp thời. 

Rửa mũi xong bị đau tai

Việc xịt rửa tai bị đau tai do thực hiện sai cách có thể làm bé cảm thấy sợ hãi. Lâu dần, mỗi khi bố mẹ rửa mũi, bé sẽ hình thành phản xạ kháng cự, không hợp tác. Điển hình như việc gào thét hay quấy khóc. Điều này chỉ khiến cho việc rửa mũi càng trở nên khó khăn và không đem lại hiệu quả. 

Rửa mũi xong bị đau tai

Rửa mũi gây đau tai khi mẹ vô tình để nước lọt vào tai bé

Cũng tương tự như triệu chứng ù tai, nếu như các cơn đau tai kéo dài. Kèm theo các biểu hiện lạ đã được để cập tới trước đó cha mẹ cũng cần phải đặc biệt lưu tâm. Tốt nhất là nên đưa bé đi khám, tránh kéo dài khiến bệnh tình nặng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. 

Rửa mũi bị viêm tai giữa

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất nếu rửa mũi bị nước vào tai ở trẻ em. Sở dĩ rửa tai lại dẫn tới viêm tai giữa là bởi tai – mũi – họng vốn là 3 cơ quan thông với nhau. Nếu như bé đang bị nghẹt mũi, mẹ lại bơm, rửa mũi cho bé thì dung dịch rửa mũi sẽ bị kẹt lại trong khoang mũi. Cùng với các dịch mũi không được đẩy ra ngoài, lượng dung dịch rửa mũi bị kẹt sẽ chảy ngược lên và đọng lại tại lớp niêm mạc lót trong tai giữa. Đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, vi trùng phát triển và gây viêm nhiễm cho bé. 

bé có thể bị viêm tai giữa khi rửa mũi

Bé có thể bị viêm tai giữa dẫn tới suy giảm thính lực nếu không được điều trị kịp thời

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa có thể khỏi trong vòng vài ngày. Nhưng nếu như không điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh có thể tái phát nhiều lần với triệu chứng chảy dịch vàng, xanh có mùi hôi kéo dài. Bệnh lý này cũng là nguyên nhân gây thủng màng nhĩ, làm suy giảm thính lực, mất thính lực. Khiến trẻ chậm nói, gây rối loạn chức năng ngôn ngữ. Nguy hiểm nhất là khiến cho viêm nhiễm lan rộng tới các mô xung quanh gây viêm mũi, viêm họng, viêm phổi, áp xe não, viêm màng não…

Tham khảo thêm sản phẩm bộ dụng cụ rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho bé Nebial KIT

4/ Lưu ý khi rửa mũi để nước không vào tai

Dưới đây là các bước vệ sinh, làm sạch mũi an toàn giúp hạn chế tối đa tình trạng rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao. Các mẹ có thể tham khảo các lưu ý ngay dưới đây:

  • Đặt bé nằm nghiêng về một hướng với tư thế mông cao hơn đầu. 
  • Đặt một miếng khăn sạch và mềm ở cổ để thấm phần nước bị chảy ra.
  • Dùng một tay giữ nhẹ đầu bé (hoặc có thể nhờ thêm người hỗ trợ) để tránh việc bé ngọ nguậy khi rửa mũi. 
  • Để dụng cụ rửa mũi chuyên dụng đặt vào cửa mũi và bóp nhẹ 1 – 2 giọt dung dịch rửa mũi vào lỗ mũi của bé.
  • Đợi 1 – 2 phút cho dịch nhầy loãng ra rồi dùng ống hút để hút dịch ra.
  • Lau sạch các phần nước cùng dịch mũi còn sót lại xung quanh mũi và miệng của bé. 
  • Lặp lại các thao tác trên cho với bên mũi còn lại.
  • Với các trường hợp có dịch màu vàng, xanh thì thực hiện rửa mũi cho bé tới khi thấy nước rửa có màu trong là được. 
rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao

nhưng lưu ý để rửa mũi nước không vài tai

Bên cạnh đó, cha mẹ không nên lạm dụng hay tự ý rửa mũi cho con quá thường xuyên khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Tốt nhất là nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ một cách an toàn và hiệu quả. Trong trường hợp rửa mũi tại nhà, cha mẹ chú ý không sử dụng dụng cụ dạng xịt có lực mạnh. Bởi nó sẽ gây áp lực lên vùng niêm mạc mũi và gia tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa. Đồng thời, lựa chọn dụng cụ có đầu tiếp xúc tròn, mềm để tránh làm xước da bé. 

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao. Việc để nước vào tai đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt sức khỏe cho bé về sau. Do đó, cha mẹ cần chủ động trang bị những kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho bé và cẩn trọng hơn mỗi khi vệ sinh, làm sạch vùng mũi nhé!

Nếu đang phân vân chưa biết lựa chọn dụng cụ rửa mũi phù hợp, đảm bảo an toàn, hạn chế tình trạng rớt vào tai ở trẻ nhỏ, các mẹ có thể inbox hoặc gọi tới hotline 0974 402 860, để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm: những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh cha mẹ cần biết

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline