Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý và việc sử dụng hàng ngày có gây ra tác dụng phụ hay không? Đây là vấn đề mà nhiều bà mẹ còn băn khoăn khi dùng dung dịch nước muối 0,9% rửa mũi cho con.
Nước muối sinh lý có thể làm thông thoáng mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, khò khè, loại bỏ chất nhờn và các bụi bẩn trong mũi. Dung dịch này phù hợp với mọi lứa tuổi, trong đó có cả trẻ em. Tuy nhiên, có phải lúc nào cũng nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý hay không, hãy cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin hữu ích dưới đây.
1/ Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho bé?
Theo nhiều báo cáo y tế, các mẹ thực sự có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho bé vì đây là một thói quen tốt, ít gây ra tác dụng phụ. Việc làm như vậy cũng giúp bé bớt phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi gặp vấn đề về mũi.
Lợi ích khi sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé
Không chỉ có tác dụng làm sạch chất nhầy, chất gây dị ứng, nước muối sinh lý còn giúp giảm viêm, làm thông thoáng đường thở hay làm dịu niêm mạc mũi, mắt, tai và họng… Với hàng loạt những ưu điểm này, đúng là có nên nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì mũi của con thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn do chơi đùa.
Đặc biệt, trường hợp bé bị ngạt mũi, chảy nước mũi hay viêm mũi dị ứng…, sử dụng nước muối rửa mũi sẽ càng phát huy hiệu quả.
Thế nhưng, các mẹ cũng cần lưu ý rằng những lợi ích trên sẽ chỉ đến khi thực hiện rửa mũi đúng cách cho bé. Nếu sử dụng sai cách, triệu chứng của bé có thể trầm trọng hơn và bé càng lâu khỏi bệnh.
Ở một mặt khác, nước muối sinh lý còn đóng vai trò giúp bù điện giải/ chất lỏng do cơ thể bị tiêu chảy, mất nước hay rối loạn tiêu hóa. Cụ thể, khi cơ thể bị mất nước, việc uống nước đun sôi có thể làm bệnh lý trở nên nặng hơn do rối loạn chất điện giải. Lúc này, người bệnh thường được truyền nước muối sinh lý để bù dịch.
Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên?
Nhiều phụ huynh cho rằng nên rửa mũi hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý vì như vậy sẽ giúp con phòng tránh được các bệnh liên quan đến mũi và họng. Tuy nhiên, đây được cho là trường hợp lạm dụng và sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Theo các chuyên gia, việc lạm dụng nước muối sinh lý có thể khiến lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có dần mất đi, gây tổn thương niêm mạc mũi và do đó mũi sẽ dễ bị viêm hơn. Khi đó, trẻ cũng có nguy cơ bị khô mũi, và nhiễm khuẩn nhiều hơn.
Như vậy, khi mũi bé hoàn toàn trong trạng thái bình thường, các mẹ không nên sử dụng nước muối sinh lý thường xuyên để tránh gây ra hậu quả không tốt cho con. Lúc này, chỉ nên dùng nước muối 2-3 lần mỗi tuần nếu con chơi đùa ở những nơi nhiều bụi bẩn.
Trong trường hợp con bị bệnh về mũi như nghẹt, chảy nước mũi hay khò khè, các mẹ có thể vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý trong 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày 3 lần. Thế nhưng, nếu triệu chứng của con không có dấu hiệu cải thiện, cha mẹ nên thay thế bằng nước muối ưu trương hoặc đưa con đến cơ sở y tế để được tư vấn điều trị phù hợp.
2/ Hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Các mẹ có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho bé nhưng cần phải thực hiện đúng cách để con nhận được lợi ích tối đa. Theo khuyến cáo, các mẹ có thể lựa chọn dung dịch Nacl 0,9% để nhỏ mũi cho trẻ vì loại dung dịch này sẽ không gây đau xót niêm mạc hay khó chịu cho bé. Việc rửa mũi cho bé nên được thực hiện theo từng bước để tránh làm con quấy khóc và sợ hãi. Tham khảo chi tiết các bước hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý như sau.
Bước 1: Đặt trẻ nằm đúng hướng
Khi chuẩn bị nhỏ mũi cho con, các mẹ trước hết cần đặt trẻ nằm trên giường, đầu nghiêng 1 bên. Có thể dùng khăn mỏng để kê đầu. Lưu ý không nên kê đầu trẻ quá cao vì nước muối sinh lý có thể chảy ngược ra ngoài.
Bước 2: Lót khăn ở cổ bé
Phòng khi nước muối sinh lý chảy ra ngoài khi rửa mũi cho bé, các mẹ nên lót một chiếc khăn nhỏ ở cổ bé để lau kịp thời.
Bước 3: Thực hiện nhỏ mũi
Đưa đầu ống nhỏ mũi sát vào lỗ mũi của bé và bắt đầu nhỏ 1-2 giọt. Chờ dịch mũi loãng ra trong vài phút và lấy tăm bông thấm hút dịch nhầy bên trong. Làm đều đặn ở cả hai bên mũi.
Mẹ nên chọn các chế phẩm nước muối sinh lý pha sẵn đã đảm bảo yêu cầu về hàm lượng, độ nhiễm khuẩn thay vì rửa mũi bằng nước muối tự pha cho bé.
Bước 4: Nhỏ mũi lặp lại nếu cần thiết
Nếu thấy dịch nhầy trong mũi của bé vẫn chưa ra hết, cha mẹ có thể tiếp tục nhỏ cho con 2-3 lần sao cho lỗ mũi thông thoáng (chú ý số lượng này dành cho 1 ngày). Trong quá trình thực hiện, nên thao tác nhẹ nhàng để tránh gây xước và chảy máu, làm con bị đau.
Bước 5: Dùng khăn mềm lau sạch mũi
Sau khi nhỏ mũi xong, phụ huynh nên sử dụng khăn mềm để lau bên ngoài mũi giúp loại bỏ hoàn toàn gỉ mũi cho bé.
Trong một số trường hợp trẻ có dịch mũi đặc và nhầy, các mẹ có thể dùng dụng cụ hút để loại bỏ dịch tiết. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì dụng cụ này gây trầy xước niêm mạc và làm bé khó chịu.
Khi thực hiện rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, các mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ và tránh chạm vào đầu thuốc. Điều này giúp đảm bảo không tăng thêm vi khuẩn xâm nhập vào mũi của bé.
3/ Nên rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý hay nước muối ưu trương?
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại nước muối rửa mũi, do vậy việc lựa chọn loại dung dịch nào không dễ để trả lời. Nước muối sinh lý và nước muối ưu trương là hai loại phổ biến được đem ra so sánh khi dùng để rửa mũi cho bé.
Nước muối ưu trương là hỗn hợp natri clorua và nước theo tỷ lệ > 0,9 :100 . Vì hàm lượng muối cao nên bé có thể bị xót rát, kích ứng khi rửa mũi. Để khắc phục hạn chế này, bạn nên chọn sản phẩm muối ưu trương có thêm các thành phần dưỡng ẩm như Natri Hyaluronate. Dung dịch này giúp cải thiện triệu chứng nghẹt mũi hiệu quả. Theo các chuyên gia, nước muối ưu trương có thể kháng khuẩn tốt hơn nhờ có nồng độ 3% cao hơn 0.9% của nước muối sinh lý. (Tham khảo thông tin sản phẩm tại: Nebial 3% ống – Dung dịch muối ưu trương nhỏ, rửa mũi cho bé)
Như vậy, đối với trẻ nhỏ, sử dụng nước muối sinh lý hay nước muối ưu trương để vệ sinh mũi là tốt nhất? Theo phân tích đã được kiểm chứng, nước muối sinh lý có ưu điểm an toàn, phù hợp với cả nhu cầu vệ sinh mũi cho trẻ không mắc bệnh về đường hô hấp.
Tuy nhiên, nếu bé bị cảm lạnh, cúm, viêm phế quản (khi mà niêm mạc mũi phù nề), hắt hơi, nghẹt mũi, các phụ huynh nên sử dụng nước muối ưu trương vì dung dịch này đặc biệt mang đến các lợi ích như:
+ Làm giảm phù nề niêm mạc mũi bằng cách hút nước khỏi niêm mạc
+ Làm mềm gỉ mũi, dễ dàng loại bỏ gỉ mũi
+ Sát khuẩn niêm mạc giúp loại bỏ mầm bệnh
Nhìn chung, khẳng định có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho bé là không phải bàn cãi. Tuy nhiên, các phụ huynh cần thực hiện đúng cách và không nên lạm dụng thuốc để tránh gây ra tác dụng phụ khiến tình trạng bệnh của con tồi tệ hơn. Chú ý tham khảo các bước hướng dẫn dùng nước muối sinh lý rửa mũi và số lần nên dùng để bảo vệ sức khỏe hô hấp cho con một cách tốt nhất.
Tham khảo thêm:
– Cách trị nghẹt mũi bằng nước muối hiệu quả cho bé bạn nên áp dụng
– Có nên rửa mũi bằng nước muối tự pha cho bé và người lớn không?
– Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao? Dấu hiệu mà bạn cần biết
– Xông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý có tốt không, cần lưu ý gì