Cách xông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý an toàn theo chỉ định

An toàn, lành tính cùng khả làm sạch tốt là lý do nhiều bà mẹ lựa chọn xông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt là trong những trường hợp muốn ngăn ngừa và khắc phục các vấn đề về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thở khò khè, tắc nghẹt mũi, chảy nước mũi,.. Nhưng cần thực hiện xông mũi như thế nào mà vẫn đảm bảo an toàn và bảo vệ đường hô hấp của trẻ. Hãy cùng Buona theo dõi bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời nhé!

Xông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý là gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về phương pháp xông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, các mẹ nên hiểu về xông mũi là gì, tác dụng ra sao và cơ chế hoạt động của nó như thế nào. 

Xông mũi cho bé hay còn được biết đến với cái tên là khí dung để điều trị các bệnh đường hô hấp trên. Đây là phương pháp tạo những giọt sương dung dịch và xông lên mũi với mặt nạ chuyên dụng hoặc các loại ống thở qua mũi hoặc họng. Hiểu đơn giản thì quá trình sử dụng để đưa thuốc vào trong cơ thể của trẻ thông qua một dụng cụ gọi là máy xông mũi. 

xông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Cơ chế hoạt động của khí dung là chuyển hóa thuốc từ dạng dung dịch thành những hạt sương mịn. Chúng có kích thước siêu nhỏ, dễ dàng đi vào đường hô hấp và nhanh chóng thẩm thấu vào niêm mạc những vùng cần điều trị. Điển hình như mũi, họng, thanh quản, phế quản, xoang…

Xông mũi có tác dụng gì cho bé?

Về mặt lâm sàng, xông mũi được chỉ định cho bé khi cần điều trị các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, hen,… Tùy vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc thuộc nhóm corticoid, thuốc giãn phế quản hoặc nước muối. Những tác dụng khi xông mũi cho bé có thể kể đến như sau:

Loại bỏ dịch nhầy tắc nghẽn, trẻ dễ thở một cách nhanh chóng

Vì biến dung dịch lỏng thành dạng sương mù, cho tác dụng trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp và đi được sâu tới cả đường hô hấp dưới nên xông mũi sẽ cho tác dụng nhanh hơn gấp nhiều lần trong việc làm loãng đờm nhớt cho bé, loại bỏ dịch nhầy tắc nghẽn trong cả mũi, cổ họng và phổi, từ đó giúp trẻ dễ thở hơn một cách nhanh chóng.

xông nước muối có tác dụng gì

Xông mũi bằng nước muối giúp khắc phục các triệu chứng khó chịu ở đường hô hấp cho bé

Giúp trẻ ngủ ngon hơn

Nhờ loại bỏ được tình trạng tắc nghẽn, dễ thở hơn nên con cũng sẽ được thư giãn và ngủ ngon hơn sau khi xông mũi.

Loại bỏ khàn giọng, mất giọng

Đờm nhớt trong cổ họng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển và gây viêm nhiễm. Lúc này, xông mũi với luồng khí sương mù đi được sâu, xuống tới cổ họng sẽ giúp làm loãng đờm nhớt và dễ dàng loại bỏ chúng ra ngoài, từ đó tình trạng khàn, mất giọng cũng thuyên giảm.

Giảm tình trạng đau họng

Vì vi khuẩn, virus cũng bị loại bỏ theo khối đờm nhớt nên  xông mũi với nước muối sinh lý sẽ giúp trẻ giảm tình trạng viêm nhiễm ở cổ họng. Mặt khác, điều này còn giúp làm dịu, cấp ẩm và giảm đau cho cổ họng của bé.

Cấp ẩm cho niêm mạc đường hô hấp

Thời điểm lạnh khô hanh, độ ẩm thấp rất dễ khiến niêm mạc mũi, họng của trẻ bị khô, dễ kích ứng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, tấn công đường hô hấp. Lúc này, xông mũi sẽ giúp cấp ẩm kịp thời và đem lại cảm giác dễ chịu cho trẻ.

Tuy nhiên tác dụng này chỉ tức thời ngay lúc đó. Nếu lạm dụng xông mũi cho bé khi không quá cần thiết có thể khiến trẻ phụ thuộc vào máy móc. Tức cứ khi nào bé nghẹt mũi, sổ mũi thì phải xông mũi ngay, không xông sẽ không khỏi.

Cung cấp thuốc một cách an toàn và hiệu quả

Đây chính là lợi ích lớn nhất khi xông mũi họng cho trẻ và mới là chỉ định chính của các bác sĩ. Trong một số trường hợp khi trẻ không thể uống được thuốc hoặc để hạn chế tác dụng phụ của thuốc qua đường uống thì các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc qua đường xông mũi này.

Các tình trạng thường được chỉ định như:

  • Croup (viêm thanh khí phế quản): là tình trạng viêm cấp tính đường hô hấp trên và dưới. Triệu chứng ở trẻ thường là ho, sổ mũi, sốt
  • Bệnh xơ nang: là bệnh lý di truyền khiến sự chuyển động của muối ở trong và ngoài các tế bào nhất định bị lỗi, từ đó làm chất nhầy đậm đặc, tích tụ trong đường thở và khiến trẻ dễ bị khó thở
  • Viêm nắp thanh quản: là tình trạng viêm phổi hiếm gặp do vi khuẩn Haemophilus influenzae loại B gây ra làm sưng tấy đường thở nghiêm trọng, âm thanh có âm vực cao bất thường khi thở
  • Viêm phổi: là tình trạng nhiễm trùng phổi do sự tấn công của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm… khiến trẻ bị sốt, khó thở, mệt mỏi
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV): các triệu chứng nhẹ giống như cảm lạnh (ho,đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi…), thường gặp ở trẻ 2 – 3 tuổi, dễ lây lan
  • Viêm tiểu phế quản: là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính chủ yếu ở trẻ < 24 tháng. Trẻ có thể tiến triển nặng dần đến suy hô hấp với điểm thở nhanh, rút lõm lồng ngực, khò khè, ho nhiều…

Tần suất xông mũi an toàn đối với trẻ em

Với trẻ em, thông thường mẹ nên xông mũi khoảng 2-3 lần/ngày khi con đang có các triệu chứng nghẹt mũi, ho đờm… khó chịu, trung bình mỗi lần 10-15 phút. Không nên xông quá nhanh khiến nước muối chưa kịp ngấm, đờm nhầy chưa kịp loãng, nhưng cũng tránh xông quá lâu vì có thể gây tổn thương niêm mạc của trẻ.

Tuy nhiên, để hiệu quả tốt nhất thì mẹ vẫn cần tham khảo bác sĩ điều trị của bé, vì thời gian, tần suất xông mũi sẽ có phần khác nhau tuỳ thuộc vào tình trạng của trẻ.

Trẻ xông mũi bằng nước muối sinh lý có tốt không?

Mặc dù khá lành tính và an toàn nhưng không phải lúc nào xông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý cũng tốt. Bởi niêm mạc ở mũi là một vùng rất nhạy cảm. Việc lạm dụng xông mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm tổn thương lớp niêm mạc này. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại tấn công vào hệ hô hấp khiến bé dễ mắc bệnh hơn. Nhiều trường hợp bé đang khỏe mạnh nhưng vì xông mũi quá nhiều mà lại thành bị bệnh.

Lạm dụng nước muối sinh lý xông mũi sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé

Lạm dụng nước muối sinh lý xông mũi sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé

Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên quá phụ thuộc vào phương pháp xông mũi này khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi hay chảy nước mũi. Bởi nó chỉ có thể đem lại hiệu quả điều trị tức thì ngay lúc đó. Còn về lâu về dài, bé có thể bị phụ thuộc vào việc xông mũi. Tức là nếu không xông mũi thì bệnh không khỏi mà cứ kéo dài, lâu dần có thể biến thành bệnh mạn tính. 

Xông mũi cho bé bằng nước muối với liều lượng thế nào?

Liều dùng xông mũi bằng nước muối còn phụ thuộc vào tình trạng, độ tuổi của trẻ và loại nước muối sử dụng. Do đó mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách sử dụng chính xác nhất.

Với dung dịch muối ưu trương Nebial 3% và dung dịch ectoin sinh lý IsoNebial, mẹ có thể tham khảo liều lượng xông mũi như sau:

  • Trẻ < 1 tuổi: Dùng 0,5 ống x 2-3 lần/ngày
  • Trẻ > 1 tuổi: Dùng 1 ống x 2-3 lần/ngày

Bên cạnh đó, ba mẹ tuyệt đối không tự ý xông thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là với thuốc kháng sinh và corticoid. Sử dụng thuốc khi không cần thiết có thể gây kháng thuốc, giảm miễn dịch thậm chí để lại tác dụng phụ, triệu chứng nặng hơn.

Cách xông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý an toàn

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bé, các mẹ nên tìm hiểu kỹ và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về cách xông mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là các bước cơ bản khi thực hiện xông mũi bằng nước muối cho bé:

xông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Khi xông mũi cần để bé ngồi với tư thế thẳng lưng

Bước 1: Chuẩn bị máy xông mũi, mặt nạ cùng ống xông loại dành cho trẻ nhỏ cùng nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương theo chỉ định của bác sĩ.

Bước 2: Rửa tay và khử trùng các dụng cụ xông mũi sạch sẽ trước khi tiến hành xông mũi cho bé.

Bước 3: Đặt máy xông mũi cho bé trên bề mặt phẳng, cố định. 

Bước 4: Đổ một lượng vừa đủ nước muối vào cốc rồi lắp mặt nạ và ống xông vào máy.

Bước 5: Bật máy, điều chỉnh tốc lực và kiểm tra xem nước có phun ra hay không.

Bước 6: Mẹ đặt bé ở tư thế ngồi thẳng sao cho thoải mái nhất rồi mới từ từ áp mặt nạ vào mặt bé. 

Bước 7: Tiến hành xông mũi cho bé tối đa từ 10 – 15 phút rồi tắt máy và tiệt trùng các dụng cụ xông mũi. 

Tham khảo sản phẩm: Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em

Nên sử dụng loại nước muối nào để xông mũi cho trẻ?

Trên thị trường hiện nay có 3 loại nước muối sinh lý chính được phân chia theo công dụng. Lần lượt là nước muối sinh lý dùng trong tiêm truyền tĩnh mạch; nước muối sinh lý dùng để vệ sinh miệng cùng vết thương hở và nước muối sinh lý dùng để vệ sinh mắt mũi. 

Khi xông mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần chú ý lựa chọn loại dành cho mắt mũi. Tránh sử dụng sai loại có thể gây phản tác dụng và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng các sản phẩm nước muối ưu trương (nước muối có nồng độ NaCl trên 0.9%) như Nebial 3% để xông mũi cho bé. Bởi nó thường cho hiệu quả tối ưu hơn trong các trường hợp bé mắc viêm phế quản cấp. Đồng thời, giảm thiểu tình trạng khô rát mũi thường gặp khi xông bằng nước muối sinh lý thông thường. 

sản phẩm muối ưu trương nebial 3%

Bên cạnh nước muối sinh lý, nước muối ưu trương cũng được sử dụng để xông mũi cho bé

Để biết được sử dụng loại nước muối nào tốt cho xông mũi, tốt nhất là các mẹ nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý mua hay tự pha nước muối tại nhà mà chưa được bác sĩ chỉ định. 

Tham khảo thêm: các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh trên thị trường hiện nay

Lưu ý khi xông mũi họng bằng nước muối sinh lý

Khi xông mũi họng bằng nước muối sinh lý, các mẹ cần chú ý đến những điều sau đây:

  • Xông mũi không phải là một biện pháp phòng bệnh nên chỉ được thực hiện cho bé khi có sự tham vấn từ các bác sĩ chuyên khoa. 
  • Không tự pha nước muối tại nhà để xông mũi cho bé bởi nó không đảm bảo vệ sinh khiến bệnh tình của bé có thể trở nên nặng hơn. 
  • Nên lựa chọn các loại máy xông mũi có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng. Không nên chọn các loại máy gây tiếng ồn rất dễ làm trẻ sợ trong quá trình xông.
  • Thời gian tối đa để xông mũi họng cho trẻ không quá 15 phút.
  • Khi thấy trẻ các triệu chứng bệnh vẫn kéo dài hoặc trẻ có triệu chứng lạ khi xông mũi thì cần dừng lại và nhanh chóng tìm đến bác sĩ.
  • Sau khi điều trị khỏi bệnh nhờ xông mũi, mẹ vẫn nên đưa bé đi tái khám theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa tái phát. 
  • Khử trùng máy xông thường xuyên trước và sau mỗi lần sử dụng bằng cách luộc với nước sôi hoặc dùng dung dịch sát trùng. 
  • Bảo quản máy xông tại nơi khô ráo, sạch sẽ. Tránh để máy bị bám bụi, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bé khi sử dụng. 
xông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Chỉ nên thực hiện xông tối đa cho bé tối đa 10 – 15 phút

Xông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý có thể đẩy lùi các bệnh về đường hô hấp hiệu quả nếu được sử dụng hợp lý và đúng cách. Do đó, các mẹ hãy chủ động tìm hiểu và sàng lọc các kiến thức, thông tin thật kỹ càng để biết cách sử dụng nước muối sinh lý sao cho phù hợp và đảm bảo an toàn cũng như sức khỏe của bé. 

Để có thêm nhiều nhiều kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các mẹ có thể truy cập website buonavn.com. Hoặc nếu có nhu cầu được tư vấn về các sản phẩm nước muối vệ sinh mũi cho bé, tổng đài 0974 402 860 của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ cho mẹ một cách nhiệt tình nhất. 

Tham khảo thêm:

Các loại thuốc xông khí dung cho trẻ được khuyên dùng hiện nay

Cách trị nghẹt mũi bằng nước muối hiệu quả cho bé bạn nên áp dụng

– Có nên rửa mũi bằng nước muối tự pha cho bé và người lớn không?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline