Các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng tại đường tiều hóa và toàn thân

Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng thế nào? Táo bón nặng có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ?… Và bạn cần làm gì để loại bỏ tình trạng khó chịu này và hình thành được thói quen đi vệ sinh tốt trở lại? Buona sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết.

1/ Dấu hiệu của bệnh táo bọn nặng là gì?

dấu hiệu của bệnh táo bón nặng

Dấu hiệu tại đường tiêu hoá

Dấu hiệu của bệnh táo bọn nặng trước hết bạn có thể dễ dàng nhận thấy là những triệu chứng bất thường tại đường tiêu hoá:

  • Lâu ngày mới đi vệ sinh được, khi đi khó và đau: do táo nặng nên lâu ngày bạn mới có thể đi vệ sinh được và khi đi rất khó khăn, đau, phải rặn mạnh nhưng phân có thể ra hoặc không
  • Phân rất to hoặc khô cứng khiến các cơ hậu môn khó đẩy ra ngoài và phải rặn rất mạnh. Phân cứng cọ sát vào thành hậu môn nhiều làm xước, rách niêm mạc, nứt kẽ hậu môn và có thể chảy máu
  • Són phân: người bệnh khó đi hết phân trong mỗi lần đi ngoài, phân ra ít từng cục nhỏ lổn nhổn
  • Buồn đi vệ sinh nhưng không đi được: lượng phân còn đọng lại trong đại tràng, chưa ra hết được sẽ để lại cảm giác muốn đi vệ sinh. Cảm giác này cứ duy trì và chỉ hết khi phân được tống hết ra ngoài
  • Chướng bụng, đầy và đau: các chất bã tập trung lâu trong đại tràng, bị vi khuẩn tại đây lên men và sinh khí nhiều gây đầy bụng, chướng hơi, đau bụng. Cơn đau bụng chỉ hế khi phân được tống ra ngoài

Dấu hiệu ở toàn thân

Khi bị táo bón nặng, các dấu hiệu không chỉ dừng lại ở đường tiêu hoá mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể và gây các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, lo âu, buồn bực, chán nản
  • Căng thẳng, sợ đi vệ sinh
  • Nổi mề đay, dị ứng

2/ Những nguyên nhân gây táo bón nặng

dấu hiệu của bệnh táo bón nặng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến bạn táo bón và tình trạng nặng hơn, Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh (ăn ít chất xơ, uống ít nước, ít vận động…) diễn ra trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, nguyên nhân táo bón nặng cũng có thể đến từ các bệnh lý nghiêm trọng hơn mà bạn nên đi khám để được làm rõ như:

Tắc nghẽn ở đại tràng hoặc trực tràng

Sự tắc nghẽn ở đại tràng hoặc trực tràng sẽ làm phân tắc nghẽn lâu ngày và gây ra các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng:

  • Tắc ruột
  • Ung thư ruột kết
  • Hẹp ruột
  • Ung thư trực tràng
  • Trực tràng phình ra qua thành sau của âm đạo

Vấn đề thuộc thần kinh

Khi các dây thần kinh ở khu vực đại tràng, trực tràng bị tổn thương có thể ảnh hưởng tới các cơ ở khu vực này và ảnh hưởng tới việc co bóp của trực tràng và di chuyển của phân qua ruột. Các nguyên nhân cụ thể có thể kể tới như:

  • Tổn thương các dây thần kinh kiểm soát chức năng cơ thể (bệnh thần kinh tự trị)
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Parkinson
  • Chấn thương tuỷ sống
  • Đột quỵ

Vấn đề thuộc các cơ xương chậu

Các vấn đề về cơ xương chậu có thể gây táo bón nặng, mãn tính:

  • Giảm hay mất khả năng thư giãn các cơ vùng chậu
  • Cơ vùng chậu không phối hợp giữa thư giãn và co bóp một cách chính xác (rối loạn vận động)
  • Cơ vùng chậu bị suy yếu

Hormon thay đổi

Một số tình trạng bệnh làm rối loạn hormon có thể dẫn tới táo bón mãn tính như:

  • Tiểu đường
  • Cường cận giáp
  • Suy giáp
  • Thai kỳ

3/ Táo bón nặng có nguy hiểm không?

Táo bón nặng có thể để lại các biến chứng như:

  • Nứt kẽ hậu môn
  • Trĩ, các tĩnh mạch khu vực hậu môn bị sưng lên. Cố gắng đi vệ sinh có thể gây sưng tĩnh mạch trong và xung quanh hậu môn
  • Ứ đọng phân, phân mắc kẹt trong ruột không thể tống ra ngoài được
  • Sa trực tràng. Rặn ị nhiều khi đi vệ sinh trong thời gian dài có thể khiến một lượng nhỏ trực tràng căng ra và nhô ra khỏi hậu môn
  • Viêm túi thừa đôi khi được hình thành do phân bị mắc kẹt và nhiễm trùng
  • Tiểu không tự chủ do căng thẳng

Ngoài ra, táo bón có thể khiến chất độc tích tụ trong cơ thể và khiến bạn bị bệnh không? Trên thực tế, điều này chỉ xảy ra khi đại tràng bị tổn thương rất nặng, thành ruột mới có thể rò rỉ chất độc vào cơ thể bạn. Mặc dù đại tràng giữ phân lâu hơn khi bạn bị táo bón và làm bạn khó chịu nhưng nó là nơi chứa chất thải có thể mở rộng để giữ phân không bị rò rỉ.

4/ Các cách điều trị táo bón nặng hiệu quả

Cách điều trị táo bón nặng

Khi có dấu hiệu táo bón nặng, trước hết bạn nên sắp xếp thời gian đi khám để được bác sĩ kiểm tra chi tiết và loại trừ các trường hợp bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt là khi xuất hiện một trong các triệu chứng:

  • Đi vệ sinh ra máu hoặc phân đen
  • Đau bụng dữ dội
  • Sốt
  • Buồn nôn, nôn

Bên cạnh đó, bạn cần điều trị chứng táo bọn nặng bằng việc kết hợp những biện pháp sau đây:

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống

  • Tăng lượng chất xơ (rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…) để làm tăng trọng lượng phân, tăng tốc độ di chuyển của phân qua ruột. Lưu ý nên tăng lượng chất xơ một cách từ từ, tránh tăng đột ngột vì có thể gây đầy hơi, chướng bụng
  • Uống đủ nước là biện pháp tự nhiên phòng và giảm tình trạng táo bón cơ bản nhất.
  • Tập thể dục đều đặn
  • Không nín nhịn khi có cảm giác muốn đi vệ sinh

Sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung

  • Bổ sung chất xơ
  • Nhuận tràng kích thích (bisacodyl…), nhuận tràng thẩm thấu (macrogol 3350, lactulose, magiê citrate, lactulose, magiê hydroxit đường uống…) hay thuốc xổ, thuốc thụt tháo. Bạn nên hỏi bác sĩ, dược sĩ để tìm được sản phẩm phù hợp với tình trạng của mình
  • Thuốc kê đơn: sử dụng khi các loại thuốc trên không hiệu quả và dùng theo đơn kê từ bác sĩ. Một số loại thuốc như lubiprostone, linaclotide, plecanatide, prucalopride…

Rèn luyện cơ

Thực hiện rèn luyện cơ xương chậu và thư giãn cơ xương chậu vào đúng thời điểm trong quá trình đại tiện có thể giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn.

Phẫu thuật

Khi đã thử các phương pháp điều trị khác mà không thành công, phân di chuyển chậm bất thường qua đại tràng thì phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng có thể được bác sĩ chỉ định

dấu hiệu của bệnh táo bón nặng

Ở trẻ nhỏ bị táo bón, để điều trị táo bón một cách hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng, bạn có thể tham khảo dùng Bột nhuận tràng PEGinpol cho bé. Sản phẩm với thành phần macrogol 3350 được Hiệp Hội Nhi khoa, Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Châu Âu, Châu Mỹ và Viện chăm sóc sức khỏe NICE – UK khuyến nghị là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ em hiện nay. Ngoài ra, PEGinpol cũng dùng được cho cả người lớn ở mọi lứa tuổi và cả phụ nữ mang thai.

Hãy check xem bạn có đang gặp phải dấu hiệu của bệnh táo bón nặng nào kể trên không nhé! Táo bón thường không phải tình trạng nguy hiểm nhưng táo bón nặng lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Do đó, bạn hãy chú ý tuân theo một chế độ ăn và lối sống lành mạnh nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline