Khi nào cho trẻ ăn 3 bữa chính? Gợi ý thực đơn dinh dưỡng

Khi nào cho trẻ ăn 3 bữa chính trong ngày như người lớn? Đâu sẽ là mốc thời gian thích hợp? Và mẹ nên lên thực đơn 3 bữa thế nào cho bé?… Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu chi tiết trong bài viết.

1/ Khi nào cho trẻ ăn 3 bữa chính?

Khi nào cho trẻ ăn 3 bữa chính? Gợi ý thực đơn dinh dưỡng - Ảnh 1

Khi nào cho trẻ ăn 3 bữa chính thì mốc thời gian lý tưởng sẽ là khoảng 9 tháng tuổi. Lúc này, mỗi ngày bé nên có 3 bữa chính như người lớn (sáng – trưa – tối) và xen kẽ 2-3 bữa phụ. Tuy nhiên, mốc thời gian này có thể khác đi tuỳ thuộc vào thói quen ăn uống của bé.

2/ Lịch ăn 3 bữa trong ngày cho bé

Khi nào cho trẻ ăn 3 bữa chính? Gợi ý thực đơn dinh dưỡng - Ảnh 2

Mẹ có thể tham khảo các mốc thời gian trong lịch ăn 3 bữa trong ngày cho bé như sau:

  • Bữa sáng (7-8h): Cho bé bú mẹ hoặc bú sữa công thức
  • Bữa phụ buổi sáng (9h30): Cho ăn cháo hoặc bột
  • Bữa trưa (11h30-12h): Cho ăn cơm nhuyễn hoặc rau củ mềm
  • Bữa phụ buổi chiều (15h): Cho ăn trái cây hoặc sữa chua
  • Bữa tối (18h): Có thể cho ăn cơm nhuyễn hoặc cháo đặc
  • Bữa phụ trước khi đi ngủ 30 phút: Cho bé bú mẹ.

3/ Thực đơn 3 bữa chính trong ngày cho bé đủ dinh dưỡng

Trẻ 9 tháng sẽ cần khoảng 750-900 calo/ngày, trong đó có khoảng 400-500 calo nên đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ không nhất thiết phải theo dõi lượng calo tiêu thụ hàng ngày của trẻ mà hãy để các con tự quyết định xem muốn ăn bao nhiêu. Các bé sẽ ăn khi đói (mở miệng đòi ăn, tỏ ra phấn khích với thức ăn) và dừng ăn khi no (quay đầu ra xa, đẩy thức ăn ra). Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng trong giai đoạn này sữa mẹ và sữa công thức vẫn tiếp tục là nguồn dinh dưỡng chính trong năm đầu đời của trẻ.

Khi nào cho trẻ ăn 3 bữa chính thì trong giai đoạn này, mẹ cũng cần lưu ý thêm:

  • Cho trẻ uống thêm nước để quá trình vận chuyển thức ăn đặc tốt hơn, dự phòng táo bón. Lưu ý: sử dụng nước lọc, tránh thức uống có đường, sữa tươi hay các đồ uống khác
  • Trẻ chưa cần thêm gia vị vào thức ăn
  • Bé có thể cần thử 10 lần hoặc nhiều hơn khi làm quen với thực phẩm, hương vị hay kết cấu mới
  • Sẽ có ngày trẻ ăn nhiều hơn, ăn ít hơn hay từ chối mọi thứ. Đây là điều bình thường và mẹ không cần lo lắng quá và hãy cho bé bú nhiều hơn. Hãy kiên nhẫn và tiếp tục cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng, ngay cả những món có vẻ bé không thích để con có thời gian làm quen
  • Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn vặt. Trong các bữa phụ, mẹ nên ưu tiên cho bé bú sữa mẹ hay sữa công thức

Một số thực phẩm tốt cho bé ăn dặm như:

  • Trái cây (1/8-1/2 cup/ngày): kiwi, đu đủ, xuân đào/đào, chuối, mơ, dưa, lê mềm, dâu tây
  • Rau (1/8-1/2 cup/ngày): củ cải, súp lơ, cà tím, cà rốt , bông cải xanh, măng tây, nấm, đậu xanh, khoai lang
  • Hạt (1/2 đến 1 oz): 1/2 ngũ cốc tăng cường dành cho trẻ sơ sinh và ít nhất 1/4 ngũ cốc nguyên hạt
  • Thực phẩm giàu protein (2-3 oz) : thịt, thịt gia cầm, hải sản, trứng, các loại hạt, cá có hàm lượng thuỷ ngân thấp
  • Sản phẩm bơ sữa (1/2 cup): phô mai, sữa chua
  • Chất béo (0-7 ¾ g): dầu ô liu nguyên chất, dầu bơ (tốt nhất để nấu ăn)
  • Đường: 0

Khi nào cho trẻ ăn 3 bữa chính? Gợi ý thực đơn dinh dưỡng - Ảnh 3

Dưới đây là gợi ý thực đơn 3 bữa chính trong ngày cho bé đủ dinh dưỡng mà mẹ có thể tham khảo. Nhưng đừng quên lựa chọn đa dạng thực phẩm mẹ nhé!

Bữa sáng

  • 60-120ml ngũ cốc chế biến sẵn có tăng cường sắt, nên thêm khoảng 1 thìa cà phê bơ hạt
  • 1 quả chuối hoặc trái cây khác (mẹ có thể cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn và thêm vào ngũ cốc)

Bữa phụ buổi sáng

Mẹ có thể chọn một trong các ý tưởng sau:

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Trái cây chín mềm (hoặc nấu chín)
  • Sữa chua nguyên chất

Bữa trưa

  • Trứng bác
  • Bông cải xanh nấu chín mềm
  • Bánh mì nước nguyên hạt và bơ nghiền

Bữa phụ buổi chiều

Mẹ có thể chọn một trong các ý tưởng sau:

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Phô mai miếng
  • Phô mai sữa nguyên chất
  • Trái cây chín mềm (hoặc được nấu chín)

Bữa tối

  • Thịt gà xe nhỏ nấu chín mềm
  • Đậu hà lan nghiền nhuyễn
  • Khoai lang nướng
  • Trái cây chín mềm (hoặc được nấu chín)

Bữa phụ buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút

  • Ưu tiên sữa mẹ hoặc sữa công thức

Khi trẻ làm quen với nhiều thức ăn mới, để hỗ trợ đường tiêu hoá của con khoẻ mạnh, hấp thu tốt dinh dưỡng và ăn ngon miệng hơn, mẹ có thể tham khảo bổ sung men xơ Simbiosistem Bustine cho bé.

Khi nào cho trẻ ăn 3 bữa chính? Gợi ý thực đơn dinh dưỡng - Ảnh 4

Simbiosistem Bustine với công thức độc đáo, kết hợp lợi khuẩn (Lactobacillus acidophilus La-14 và Lactobacillus plantarum Lp-115) và chất xơ thế hệ mới Orafti® sẽ giúp trẻ đi phân mềm, ổn định đường tiêu hoá, dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp loạn khuẩn đường ruột (táo bón,tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thu…).

Như vậy, khi nào cho trẻ ăn 3 bữa chính thì mẹ có thể dùng con số 9 tháng như một mốc thời gian tham khảo. Mẹ có thể lưu lại gợi ý thực đơn và những thực phẩm phù hợp cho bé 9 tháng trên đây để dễ dàng hơn khi xây dựng thực đơn hàng ngày cho con!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.nhs.uk/start-for-life/baby/weaning/what-to-feed-your-baby/7-to-9-months/
  • https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/how-much-and-how-often.html
  • https://www.superkidsnutrition.com/sample-day-of-meals-for-a-9-month-old-child/
  • https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/sample-one-day-menu-for-an-8-to-12-month-old.aspx
  • https://www.healthline.com/nutrition/food-for-9-month-old

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline