Rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Sai cách là thế nào?

Liệu rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không bởi rửa mũi sai cách khiến cho sức khỏe của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong bài viết dưới đây, Buona sẽ chỉ ra một số nguy hiểm khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Cũng như hướng dẫn các chị em rửa mũi cho bé đúng cách và đảm bảo an toàn. Cùng theo dõi nhé!

1/ Rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Thực tế, việc rửa mũi có tốt không hay rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không phụ thuộc vào chính bản thân bố mẹ. Bởi nếu như thực hiện đúng cách, việc rửa mũi không chỉ an toàn mà còn đem lại nhiều hiệu quả về mặt sức khỏe. Nhưng nếu như rửa mũi sai cách thì kết quả lại là lợi bất cập hại. 

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn khi làm đúng cách

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh được coi là an toàn khi được bác sĩ chỉ định. Cũng như có sự hướng dẫn, tư vấn chi tiết từ các nhân viên y tế trước khi cha mẹ tự thực hành tại nhà. 

rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi

Khi rửa mũi đúng cách, nó sẽ giúp rửa trôi đi mọi bụi bẩn, dịch nhầy thừa cùng các vi khuẩn, tác nhân gây dị ứng ra ngoài hốc mũi của trẻ. Giúp vùng mũi của bé luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Các triệu chứng như ngạt mũi, khó thở, chảy nước mũi, sổ mũi,… cũng sẽ thuyên giảm đi đáng kể. 

Nhờ vậy, bé sẽ nhanh khỏi hơn, ít bị bệnh hơn nên cũng giảm bớt các loại thuốc kháng sinh dùng trong điều trị. Bởi thuốc kháng sinh tuy có tác dụng nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Rửa mũi sai cách tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường

Việc rửa mũi không đúng cách có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm khôn lường Có không ít trường hợp cha mẹ lạm dụng việc rửa mũi làm lớp niêm mạc mũi bị khô và tổn thương. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cùng sự phát triển của trẻ sơ sinh về sau.  

rửa mũi cho trẻ có nguy hiểm

Rửa mũi không đúng cách khiến bé dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp

Mặt khác, nhiều gia đình thường sử dụng xi lanh để vệ sinh mũi nên rất dễ khiến việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị sặc. Điều này không chỉ làm bé sợ hãi, tạo ra áp lực tâm lý cho bé mỗi lần rửa mũi về sau. Mà còn đặc biệt nguy hiểm, nhất là khi vừa khó, vừa sặc khiến nước chảy vào đường thở, vào phổi của bé. 

Không chỉ vậy, xi lanh còn có áp lực dòng chảy khá mạnh. Nếu như không kiểm soát được có thể làm tổn thương lớp niêm mạc của mũi. Một số loại xi lanh có đầu nhọn và sắc còn gây xước, thậm chí là chảy máu vùng niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh. Việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào cách vệ sinh mũi cho bé của cha mẹ.

Tham khảo thêm bài viết: rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao?

2/ Thế nào là rửa mũi sai cách?

Rửa mũi là một phương pháp vệ sinh khoang mũi khá phổ biến, được áp dụng mọi đối tượng. Bao gồm cả trẻ sơ sinh. Việc rửa mũi tưởng chừng như đơn giản, dễ làm. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng biết cách rửa mũi sao cho đúng. 

rửa mũi sai cách

Không phải cha mẹ nào cũng biết rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách

Nếu con bỗng nhiên quấy khóc, ngọ nguậy không chịu hợp tác, cha mẹ cần phải chú ý xem liệu nguyên nhân có phải là do mình đang rửa mũi sai cách hay không. Một số sai làm mà cha mẹ có thể mắc phải bao gồm: 

  • Lầm tưởng rằng mọi dụng cụ rửa mũi là như nhau nên không tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn. Thậm chí là sử dụng xi lanh để rửa mũi cho con. 
  • Lựa chọn dung dịch rửa mũi không phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của con.
  • Tự ý rửa mũi cho con tại nhà thay vì rửa mũi ở bệnh viện thông qua sự giám sát và thực hiện trực tiếp bởi các y tá, bác sĩ chuyên khoa. 
  • Lạm dụng việc rửa mũi quá nhiều lần trong thời gian dài. 
  • Tạo áp lực cho bé, bắt ép bé nằm xuống để rửa mũi. 
  • Áp dụng các bước rửa mũi sai cách. (Ví dụ: không kiểm soát được lực khi bơm, xịt nước vào khoang mũi của con, rửa mũi khi con đang ngủ hoặc sau khi ăn, không loại bỏ hết các dịch nhầy khi rửa mũi cho con…).

3/ Làm sao để rửa mũi cho bé an toàn?

Hầu hết trong chúng ta, đặc biệt là những người mới lần đầu làm cha mẹ, việc thiếu kinh nghiệm và mắc sai lầm là khó tránh khỏi. Nhưng chẳng ai muốn vì một sai sót mà gây nguy hiểm cho đứa con của mình cả. Bởi vậy, cha mẹ khi rửa mũi cho con cần chú ý đến những vấn đề như sau: 

Các thao tác rửa mũi an toàn cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh diễn ra an toàn, cha mẹ nên để trẻ nằm nghiêng sang 1 bên sao cho mông cao hơn đầu. Một tay cố định đầu bé, một tay đưa dụng cụ rửa mũi tới gần một bên hốc mũi. 

Sau đó, từ từ nhỏ hoặc xịt dung dịch vào bên trong mũi. Đợi 1 – 2 phút để đảm bảo chất nhầy đã hóa lỏng rồi hút chúng ra khỏi mũi. Lặp lại thao tác tới khi khoang mũi của bé thông thoáng và sạch dịch viêm. Áp dụng tương tự với bên mũi còn lại.

Nên rửa mũi khi bé đang thức

Nên rửa mũi khi bé đang thức

Việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh chỉ nên thực hiện tối đa 2 – 3 lần/ngày. Để tránh rửa mũi sai cách thì tốt nhất là nên thực hiện khi bé còn thức và trước các bữa ăn. Nếu như đang trong quá trình điều trị, cha mẹ nên rửa mũi cho bé trước khi sử dụng thuốc. Điều này sẽ giúp các hoạt chất trong thuốc thẩm thấu nhanh và cho hiệu quả tốt hơn. 

>> Xem ngay: cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi an toàn và hiệu quả

Lựa chọn dụng cụ và dung dịch rửa mũi phù hợp

Khi lựa chọn dụng cụ rửa mũi, cha mẹ nên lựa chọn các sản phẩm chuyên dụng (như thiết bị xịt rửa mũi Spray-sol) có bộ phận giúp kiểm soát ổn định áp lực dòng chảy. Có đầu phun cho tia nước đều, nhỏ mịn giúp thẩm thấu sâu vào bên trong hốc mũi. Đồng thời, đầu tiếp xúc nên có dạng tròn cùng chất liệu mềm mại nhằm tránh gây tổn thương hay làm viêm nhiễm niêm mạc mũi. 

Còn với dung dịch rửa mũi, sản phẩm được dùng cho trẻ sơ sinh thường là nước muối sinh lý. Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng nước muối ưu trương Nebial 3% kết hợp thành phần Natri hyaluronate dưỡng ẩm để đem đến hiệu quả kép. Vừa làm sạch tối ưu lại vừa dưỡng ẩm, tái tạo niêm mạc mũi hiệu quả. 

Lựa chọn các dụng cụ và dung dịch rửa mũi đảm bảo an toàn, lành tính cho trẻ sơ sinh như bộ sản phẩm Nebial 3% KIT

Lựa chọn các dụng cụ và dung dịch rửa mũi đảm bảo an toàn, lành tính cho trẻ sơ sinh như bộ sản phẩm Nebial 3% KIT

Hiện nay, thiết bị xịt rửa mũi Spray-sol cùng dung dịch muối ưu trương Nebial 3% đều thuộc bộ sản phẩm Nebial 3% KIT. Được nghiên cứu và sản xuất trên dây chuyền hiện đại cùng công nghệ tân tiến của châu Âu, chất lượng sản phẩm luôn được kiểm định một cách nghiêm ngặt. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé và đem lại hiệu quả vượt trội trong phòng ngừa và hỗ trợ các bệnh lý tai – mũi – họng. 

Tham khảo thêm bài viết: cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xi lanh

Một số lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh tránh nguy hiểm

Để đảm bảo việc rửa mũi cho bé diễn ra an toàn và hiệu quả, cha mẹ cũng nên lưu ý tới những điều sau: 

  • Ở lần đầu rửa mũi, chỉ nên nhỏ/xịt ít một để bé làm quen với cảm giác ẩm ướt ở khoang mũi trước. Điều này sẽ giúp bé dễ chấp nhận việc rửa mũi và ít quấy khóc hơn. 
  • Trường hợp rửa mũi bị nước vào tai, cần nhanh chóng nghiêng đầu để nước chảy ra. Sau đó lấy tăm bông thấm nhẹ hết phần nước còn sót lại. 
  • Trường hợp nước trôi xuống họng và miệng, cần khiến bé nhổ ra để tránh gây nhiễm khuẩn cho 2 bộ phận này. 
  • Chú ý vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng; sát trùng và bảo quản dụng cụ rửa mũi cẩn thận trước và sau mỗi lần rửa mũi để tránh gây lây nhiễm chéo.
rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Đừng quên vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh nhé!

Tóm lại, việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không phụ thuộc vào việc rửa mũi sai cách hay đúng cách. Nếu như con có biểu hiện của bệnh đường hô hấp, tốt nhất là nên đưa con đi khám. Tránh việc tự làm “thầy thuốc tại gia” khiến bệnh tình của bé càng nặng hơn. 

Và đừng quên lựa chọn Nebial 3% Kit để việc rửa mũi cho bé trở nên an toàn, tiện lợi và hiệu quả hơn nhé! Sản phẩm này chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực giúp cha mẹ bảo vệ sức khỏe cho con yêu. Nếu còn có thắc mắc gì hoặc muốn đặt mua sản phẩm, hãy liên hệ ngay tới hotline 0974 402 860 để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn. 

Tham khảo thêm:

– 4 Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà

Nước mũi chảy xuống họng là bệnh gì? Làm sao để khắc phục cho bé

– Có nên rửa mũi bằng nước muối tự pha cho bé và người lớn không?

Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao? Dấu hiệu mà bạn cần biết

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline