Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo từng độ tuổi như thế nào?

Giấc ngủ có một vai trò quan trọng với sự phát triển thể chất, trí não, cảm xúc và hành vi của trẻ. Không chỉ cần ngủ đủ giấc, giờ đi ngủ cũng có tác động quan trọng không kém. Cùng xem giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em là lúc nào? Giấc ngủ của bé đã ổn hay chưa để hướng dẫn con mẹ nhé!

1/ Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo từng độ tuổi

Khác với người lớn đã có nhịp sinh học và thói quen giấc ngủ ổn định, trẻ nhỏ theo mỗi lứa tuổi lại có nhu cầu về giấc ngủ riêng. Đây là những giờ ngủ lý tưởng cho trẻ em theo từng độ tuổi mà chúng ta có thể tham khảo và đối chiếu.

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo từng độ tuổi như thế nào - Ảnh 1

Trẻ sơ sinh (0-3 tháng)

Trong những tháng đầu đời này, trẻ dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Nhịp sinh học thức – ngủ chưa được hình thành, các bé chưa biết phân biệt ngày đêm nên hiện tượng ngủ ngày cày đêm là điều khá phổ biến và bình thường. Vì thế nên trẻ cũng chưa có giờ đi ngủ lý tưởng trong giai đoạn này.

Trẻ sơ sinh (4-12 tháng)

Từ 4 tháng tuổi là lúc trẻ bắt đầu hình thành nhịp sinh học, nhận biết sự khác biệt ngày đêm. Đây cũng là thời điểm mà mẹ nên bắt đầu rèn thói quen đi ngủ cho bé. Vì giai đoạn này bé vẫn còn đang ngủ nhiều giờ nên mẹ hãy cho bé đi ngủ trong khoảng 18h – 19h30.

Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi)

Trẻ mới biết đi cũng bắt đầu học nói, khám phá thế giới xung quanh và nhu cầu ngủ ít đi. Nhưng tương tự như giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em từ 4-12 tháng, mẹ cũng nên cho trẻ mới biết đi đi ngủ trong khoảng thời gian 18h – 19h30.

Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi)

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo từng độ tuổi như thế nào - Ảnh 2

Trong giai đoạn này, trẻ có thể sẽ từ từ bỏ các giấc ngủ trưa hay ngủ trưa không thường xuyên. Nếu con không ngủ trưa thì mẹ nên đẩy giờ đi ngủ buổi tối lên sớm hơn một chút để bù cho giấc ngủ ngắn đã bị lỡ này. Nhưng thông thường, giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi là khoảng 19h15 – 20h30.

Trẻ 6-13 tuổi

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với trẻ trong giai đoạn này. Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, làm trẻ mệt mỏi, trở nên cáu kỉnh, thiếu chú ý vào các giờ học ban ngày. Do đó, mẹ nên cố gắng cho trẻ bắt đầu đi ngủ từ khoảng 19h15 – 21h.

Mỗi giai đoạn trẻ sẽ có giờ đi ngủ lý tưởng phù hợp riêng. Nhưng mỗi trẻ là mỗi cơ thể khác nhau. Do đó mẹ hãy quan sát biểu hiện và nhu cầu giấc ngủ của con, cũng như giờ sinh hoạt trong gia đình để lựa chọn thời điểm đi ngủ thích hợp cho bé.

2/ Trẻ cần ngủ bao lâu theo từng độ tuổi?

Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nhu cầu giấc ngủ của trẻ sẽ thay đổi theo độ tuổi, và trẻ nên ngủ bao lâu còn liên quan đến giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

Trẻ sẽ cần số giờ ngủ trong ngày là:

  • Trẻ 4-12 tháng: 12-16 giờ (bao gồm cả giấc ngủ trưa)
  • Trẻ 1-2 tuổi: 11-14 giờ (bao gồm cả giấc ngủ trưa)
  • Trẻ 3-5 tuổi: 10-13 giờ (bao gồm cả giấc ngủ trưa)
  • Trẻ 6-12 tuổi: 9-12 giờ
  • Trẻ 13-18 tuổi: 8-10 giờ

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo từng độ tuổi như thế nào - Ảnh 3

Giấc ngủ là điều cần thiết không thể thiếu cho sự phát triển khoẻ mạnh và lối sống khoẻ mạnh. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bé cải thiện về: sự chú ý, hành vi, khả năng học hỏi, ghi nhớ ký ức, cảm xúc, sức khoẻ tinh thần, sức khoẻ thể chất… Nó được ví như liều thuốc tốt nhất và hoàn toàn miễn phí, không có tác dụng phụ. Mẹ hãy chú ý giúp con có thói quen ngủ đủ giấc nhé!

3/ Giờ đi ngủ của bé theo thời gian thức dậy

Bên cạnh việc bắt đầu với giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em, mẹ cũng có thể xem xét dựa trên thời gian mà trẻ cần thức dậy, số giờ ngủ cần thiết trong ngày và từ đó đếm ngược để có giờ đi ngủ thích hợp.

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo từng độ tuổi như thế nào - Ảnh 4

Nguyên tắc chung là trẻ cần đi ngủ trước 21h để đảm bảo cho việc cơ thể tiết đủ hormone tăng trưởng, giúp phát triển thể chất và trí não hiệu quả nhất. Hormone tăng trưởng GH được tuyến yên tiết ra cả ngày nhưng sẽ được giải phóng cao nhất, gấp nhiều lần vào ban đêm.

Nếu trẻ hay ngủ muộn, khó ngủ buổi đêm thì mẹ có thể giúp trẻ rèn thói quen ngủ sớm hơn bằng cách đẩy lùi thời gian đi ngủ của trẻ sớm hơn dần dần, mỗi lần 15 phút trong một vài ngày. Đồng thời, nên tránh để trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ, thay thế các hoạt động kích thích nếu có bằng các hoạt động nhẹ nhàng như uống một ly sữa ấm, tắm nước ấm, đọc sách, nghe kể truyện…

Mẹ hãy theo dõi các biểu hiện và nhu cầu về giấc ngủ của con, cùng với giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em được gợi ý trên đây để tìm ra khoảng thời gian đi ngủ và thức dậy phù hợp với trẻ, giúp con được nghỉ ngơi đầy đủ và tỉnh táo, sảng khoái khám phá vào ban ngày. Nếu còn điều gì băn khoăn, mẹ có thể để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc liên hệ trực tiếp tới Zalo/Facebook để dược sĩ Buona có thể hỗ trợ mình miễn phí!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.parents.com/toddlers-preschoolers/sleep/schedule/are-late-bedtimes-bad-for-kids/
  • https://health.clevelandclinic.org/recommended-amount-of-sleep-for-children

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline