Pha thuốc với đường có sao không? Đây là thắc mắc của không tin các bậc phụ huynh khi cho con nhỏ uống thuốc. Nhiều trẻ nhỏ sợ uống thuốc do không chịu được vị đắng của thuốc khiến cha mẹ lo lắng và dùng nước đường thay thế cho nước lọc thông thường. Vậy có nên pha thuốc với đường cho bé uống được không, các mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1/ Pha thuốc với đường có sao không?
Pha thuốc với đường có sao không còn tuỳ thuộc vào loại thuốc đó là gì, những thành phần có trong thuốc… Nó có thể ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt tính của thuốc hoặc không. Tuy nhiên, để hiệu quả và an toàn nhất thì bạn nên dùng dung dịch pha theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì của loại thuốc cụ thể đó, hoặc pha với nước lọc.
Để biết pha thuốc với đường có sao không thì cách duy nhất là bạn phải hỏi bác sĩ kê đơn thuốc cho con xem thuốc đó có tương tác nguy hại gì khi uống cùng nước đường hay với bất cứ thứ đồ uống bạn định cho bé uống cùng hay không?
Cách tốt nhất là khi bé khó cho uống thuốc, cha mẹ nên chia sẻ rõ điều này với bác sĩ để cân nhắc những phương pháp cho trẻ uống thuốc hợp lý hơn, có thể kê thuốc cho trẻ ở dạng siro hoặc loại có vị mà bé dễ uống được. Theo nguyên tắc, cha mẹ hãy cho trẻ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội là tốt nhất, tránh tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
2/ Khi bé khó uống thuốc phải làm sao?
Biết được pha thuốc với đường có sao không, nhiều ba mẹ không khỏi băn khoăn vậy làm thế nào để cho bé uống thuốc nếu con khó uống? Những khi trẻ bị ốm, ngoài việc cho bé ăn uống khó hơn bình thường thì việc uống thuốc lại càng khó hơn.
Để giúp trẻ uống thuốc dễ dàng hơn, cha mẹ cần lưu ý đến thái độ mềm mỏng, động viên con tránh quát mắng to hay dọa nạt khiến cho trẻ bị tâm lý và càng không thích việc uống thuốc hơn. Cha mẹ có thể áp dụng một số cách cho trẻ uống thuốc dễ dàng như sau:
Chuyển đổi từ thuốc đắng sang thuốc có vị ngọt
Thường một số loại thuốc quá đắng sẽ khiến cho trẻ khi uống thuốc hay bị nôn, trớ. Cha mẹ nên hướng tới các loại thuốc có vị ngọt, mùi thơm như siro ho, khiến trẻ dễ bị phân tâm hơn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cha mẹ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để chắc chắn tác dụng của thuốc có vị đắng và thuốc có vị ngọt là tương tự nhau.
Chia nhỏ thành nhiều lần uống thuốc cho trẻ
Khi trẻ nhìn thấy có quá nhiều thuốc cần uống trong một lúc trẻ sẽ bị tâm lý bị ngán và sợ hãi. Cha mẹ hãy chia nhỏ bữa thuốc, mỗi lần đưa một đến hai viên để bé không bị hoảng sợ.
Cha mẹ có thể trộn thuốc vào nước hoặc thức ăn của trẻ
Hiểu được pha thuốc với đường có sao không, dù không thể dùng đường nhưng bạn có thể kết hợp thuốc vào thức ăn của trẻ. Đối với phương pháp này, cha mẹ không thể tùy ý làm được mà cần hỏi ý kiến trước từ bác sĩ để đảm bảo tỉ lệ trộn thuốc sẽ không bị ảnh hưởng tới chức năng của thuốc bởi một số loại thuốc sẽ bị biến đổi nếu nghiền ra và giảm tác dụng khi vào đến dạ dày và ruột.
Lưu ý vị trí đặt thuốc
Thường ở phần phần đầu của lưỡi thì vị giác sẽ rõ ràng nhất, cho nên cha mẹ muốn giảm độ đắng của thuốc hay đặt thuốc đúng vị trí dưới lưỡi. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên hưỡng dẫn cụ thể để trẻ không còn sợ uống thuốc nữa.
Một số mẹo nhỏ khác
- Tạo động lực cho trẻ bằng phần thưởng: Cha mẹ có thể treo phần thưởng cho bé như sẽ tặng món đồ chơi trẻ thích để giúp trẻ có động lực uống thuốc nhanh hơn
- Điều chỉnh cảm xúc của các phụ huynh: Do trẻ ốm sẽ quấy khóc và không chịu ăn uống, nên việc cho con uống thuốc khiến phụ huynh rất mệt mỏi. Có nhiều trường hợp bố mẹ có tâm trạng không tốt dẫn đến việc quát mắng con, điều này là không nên, hãy có một thái độ từ tốn, mềm mỏng hơn để trẻ tiếp thu, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì
- Khi thuốc có quá nhiều thì hãy để cho bé lựa chọn thuốc nào uống đầu tiên, thứ hai…, điều này sẽ khiến trẻ lạc hướng hơn, công việc cho uống thuốc của phụ huynh cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Một số lưu ý cho trẻ uống thuốc đúng cách
Ngoài lưu ý pha thuốc với đường có sao không, khi cho trẻ uống thuốc, để thuốc được dùng đúng cách và phát huy tác dụng tốt nhất cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc sẽ cần uống trong hay gần bữa ăn, một số khác lại cần uống lúc đói để cho hiệu quả tốt
- Trước khi cha mẹ quyết định nghiền nát thuốc viên cho con uống hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn. Bởi vì khi nghiền nát thuốc tức là đã phá hủy các lớp phủ bảo vệ bên ngoài, có một số thuốc có thể gây kích ứng dạ dày hoặc có thể mất đi tác dụng ban đầu.
- Một số loại thuốc chỉ có thể nuốt và không nên nhai vì nhai có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Cha mẹ nên quan sát bé cẩn thận khi bé uống thuốc và đảm bảo rằng bé nuốt chứ không nhai thuốc. Một số loại thuốc không được nhai vì chúng cực kì đắng hoặc một số loại thuốc có thể mắc vào răng của con bạn trong lúc nhai, khiến trẻ không nhận được đầy đủ liều lượng theo kê đơn của bác sĩ.
- Tránh lạm dụng việc sử dụng thuốc kết hợp với quá nhiều các loại thức ăn hoặc thức uống đặc biệt. Khi con bạn ốm, sức ăn giảm đi và có thể không ăn hết dẫn đến việc trẻ sẽ không nhận được đầy đủ liều lượng thuốc cần sử dụng.
- Tránh làm lạnh hoặc làm ấm các loại thuốc để dễ uống hơn bởi vì khi nhiệt độ thay đổi có thể làm thay đổi hiệu quả của thuốc.
- Cha mẹ hãy nhấn mạnh với con rằng bé đang uống thuốc, không ăn phải kẹo để trẻ ý thức được việc này tránh cho khi lớn ở nhà bé sẽ tìm ăn rất nguy hiểm. Hãy để thuốc nằm xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
Pha thuốc với đường có sao không? Qua những thông tin bổ ích được chia sẻ bên trên, có lẽ các bậc cha mẹ đã có câu trả lời cho riêng mình. Pha thuốc với đường hay bất cứ loại thực phẩm nào khác đều cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ nhỏ uống. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo và bỏ túi những bí quyết mới giúp trẻ uống thuốc dễ dàng hơn.