Trong mũi có cục thịt ở trẻ và người lớn là bệnh gì? Xử lý ra sao

Trong mũi có cục thịt là một triệu chứng bất thường có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Khi gặp phải tình trạng này, không ít người cảm thấy lo lắng, băn khoăn không biết mình bị làm sao, xử lý như thế nào. Nhất là với các ông bố, bà mẹ khi thấy trong lỗ mũi của bé có cục thịt. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Buona theo dõi những nội dung sau đây.

1/ Trong mũi có cục thịt là bệnh gì?

Nếu một ngày, bạn bỗng nhiên phát hiện trong mũi có cục thịt thì rất có thể bạn đang mắc phải một trong số các bệnh lý về tai – mũi – họng dưới đây:

Bệnh polyp mũi

Hầu hết các trường hợp trong khoang mũi có cục thịt đều bắt nguồn từ bệnh polyp mũi. Đây bệnh lý khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn khi hốc mũi hoặc xoang mũi xuất hiện các khối u mềm, không đau và có hình dạng giọt nước hoặc chùm nho. Các triệu chứng của bệnh lý bao gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở, thở khò khè, đau nhức mũi…

trong mũi có cục thịt

Polyp chính là cục thịt xuất hiện bên trong mũi

Cho tới nay, vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây polyp mũi là gì. Nhưng tình trạng viêm xoang hay viêm mũi dị ứng được xem như là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các polyp mũi. Vậy polyp mũi có nguy hiểm hay không? Thực tế, phần lớn các khối polyp mũi khá lành tính. Tuy nhiên, ở kích thước lớn, polyp mũi có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại tới sức khỏe. Đặc biệt là với các trường hợp polyp mũi ở trẻ em. 

Bệnh phì đại cuốn mũi

Phì đại cuốn mũi được hiểu là tình trạng cuốn mũi bị sưng to, phù nề và xung huyết tạo cảm giác trong mũi có cục thịt đỏ nổi lên. Nguyên nhân chính gây phì đại cuốn mũi chủ yếu là do viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang lâu ngày gây nên hoặc xương xoăn mũi có cấu trúc bất thường.

Tình trạng sưng cục trong mũi do phì đại cuốn mũi gây nên thường làm cản trở việc hô hấp của người bệnh. Kéo theo đó là các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi liên tục, ho có đờm, khó thở, viêm xoang tái diễn thường xuyên, ngủ ngáy, thậm chí là chảy máu mũi… 

Bệnh lệch vách ngăn mũi

Lệch vách ngăn mũi là bệnh lý xảy ra khi một bên vách ngăn mũi bị đẩy về phía còn lại. Nguyên nhân có thể là do bẩm sinh hoặc là kết quả của một chấn thương vật lý nào đó. 

Lệch vách ngăn mũi nếu kéo dài sẽ làm vách ngăn trở nên sưng tấy, phù nề. Kết quả là tạo cảm giác bên trong khoang mũi có cục thịt. Bệnh lý này gây cản trở cho sự lưu thông của không khí làm tắc nghẽn mũi, thở khò khè, khó thở, xoang mũi bị nhiễm trùng, chảy máu cam. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn kèm theo biểu hiện ngủ ngáy. 

lệch vách ngăn do cục thịt trong mũi

Cục thiệt có thể là do vách ngăn mũi bị lệch

Ung thư xoang mũi

Tình trạng lỗ mũi có cụt thịt cũng có thể là biểu hiện của ung thư xoang mũi. Viêm nhiễm ở niêm mạc mũi, xoang kéo dài chính là các yếu tố thúc đẩy các tế bào ung thư tăng sinh bất thường và tạo thành các khối u ở trong mũi. 

Nếu mắc phải ung thư xoang mũi, tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,… sẽ tiến triển từ nhẹ tới nặng dần. Bên cạnh đó, người bệnh còn thấy mệt mỏi toàn thân, sốt cao, chảy máu mũi, rối loạn chức năng khứu giác, đau đầu, nổi hạch cổ, ù tai…

Tham khảo thêm: nước mũi chảy từ đâu ra? Vai trò của nước mũi là gì

2/ Nổi cục trong mũi có nguy hiểm không?

Bên trong mũi có cục thịt không chỉ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như đã kể trên. Mà tình trạng này còn làm ngăn cản sự lưu thông của dòng không khí và dẫn lưu dịch. Điều này tiềm ẩn không ít hiểm họa khôn lường như:

  • Làm biến đổi giọng nói, khiến bệnh nhân phải sử dụng giọng mũi, tiếng nói phát ra không rõ ràng. 
  • Gây ra chứng ngưng thở khi đi ngủ gây tổn thương não bộ, thậm chí là dẫn tới tử vong.
  • Gia tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp dưới, nguy hiểm nhất là gây viêm phổi và làm ảnh hưởng tới chức năng của phổi.
  • Khiến cho các bệnh lý ở đường hô hấp ngày càng nặng hơn, dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Với các trường hợp bị hen suyễn, việc lỗ mũi có cục thịt cũng khiến cho tần suất cơn hen diễn ra nhiều hơn. 
  • Làm suy giảm khứu giác, bệnh nhân ngửi kém, thậm chí là không ngửi được nữa.
  • Đặc biệt, nếu nổi cục trong mũi là dấu hiệu của ung thư xoang mũi thì còn có thể đe dọa tới tính mạng của người mắc phải. 

Trong một số trường hợp cục thịt bất thường ở trong mũi cũng có thể khiến xảy ra hiện tượng chảy nước mũi có mùi hôi ở trẻ em. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để có hướng khắc phục sớm cho tình trạng này ở con nhỏ.

3/ Cách xử lý cục thịt trong mũi trẻ em và người lớn

Có thể thấy được, trong mũi có cục thịt là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Các bệnh lý này không thể tự điều trị tại nhà mà cần phải được thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. 

Thông thường, có hai phương pháp phổ biến để xử lý khối u ở trong mũi, đó là điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa. Cụ thể như sau:

Điều trị nội khoa (Sử dụng thuốc)

Phương pháp này được áp dụng với các trường hợp trong mũi có cục thịt hoặc polyp mũi có kích thước nhỏ. Các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc làm teo polyp mũi dạng thuốc uống, thuốc nhỏ/xịt mũi hoặc thuốc tiêm chứa thành phần corticosteroid, kháng histamin, kháng sinh hoặc kháng nấm.

Lưu ý: 

‑ Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc để điều trị tại nhà.

‑ Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về tần suất và liều lượng sử dụng thuốc. 

‑ Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc bao gồm: đau đầu, chóng mặt, khô rát mũi, chảy máu mũi, viêm họng, sốt, dị ứng…Khi thấy có các dấu hiệu bất thường hoặc kéo dài, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để có hướng khắc phục phù hợp nhất. 

sử dụng thuốc để làm nhỏ thịt thừa

Cục thịt trong mũi có thể được cải thiện bằng thuốc

Điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật)

Việc điều trị ngoại khoa được chỉ định đối với các trường hợp bên trong mũi có cục thịt với kích thước lớn và không thể loại bỏ được bằng thuốc. Một số thủ thuật ngoại khoa phổ biến để loại bỏ khối u ở trong mũi bao gồm đốt polyp mũi, phẫu thuật nội soi xoang, đốt cuốn mũi, chỉnh hình lại vách ngăn mũi…

Lưu ý: 

‑ Tuân thủ những hướng dẫn về chăm sóc hậu phẫu từ bác sĩ. Đặc biệt là chú ý vệ sinh mũi với các loại dung dịch nước muối ưu trương hoặc nước muối sinh lý. 

‑ Lựa chọn các cơ sở điều trị chuyên khoa uy tín để đảm bảo bệnh được điều trị dứt điểm, hiệu quả và an toàn.

Điều trị ngoại khoa để xử lý

Điều trị ngoại khoa để xử lý tình trạng nổi cục trong mũi

4/ Phòng tránh nổi cục thịt trong mũi thế nào?

Việc bị ốm, bị bệnh là điều chẳng ai mong muốn cả. Nhất là khi tình trạng trong mũi bé có cục thịt lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tin vui là tình trạng này có thể được giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và phòng tránh bằng một số biện pháp như sau: 

➣ Rửa mũi, làm sạch mũi thường xuyên với nước muối sinh lý từ 2 – 3 lần/ngày. Nếu lo ngại nước muối sinh lý có thể gây khô căng, đau rát hốc mũi, bạn có thể tham khảo sử dụng nước muối ưu trương Nebial 3%. 

Đây là một loại dung dịch nước muối được nhiều bác sĩ khuyên dùng nhờ ưu điểm làm sạch, kháng khuẩn vượt trội nhưng vẫn duy trì được độ ẩm, giúp bảo vệ niêm mạc mũi luôn khỏe mạnh và đặc biệt an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

>> Xem ngay sản phẩm Nebial 3% ống – Dung dịch muối ưu trương nhỏ, rửa mũi cho bé

Vệ sinh mũi với nước muối ưu trương Nebial 3%

Vệ sinh mũi với nước muối ưu trương Nebial 3% để ngăn ngừa trong mũi có cục thịt

➣ Vệ sinh tay với xà phòng và nước sạch thường xuyên. Đừng quên dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh chăn ga, gối đệm và các dụng cụ vệ sinh mũi (nếu có) thật sạch sẽ, bảo quản nơi kín đáo để tránh bụi bẩn hay vi khuẩn, virus bám vào gây ra các bệnh lý về đường hô hấp. 

➣ Với trẻ sơ sinh, không hút mũi bằng miệng hay xịt rửa mũi bằng xi lanh rất nguy hiểm. Đồng thời, không nên để người lớn hôn vào má hay miệng của em bé. Các việc làm kể trên đều là những yếu tố thúc đẩy đường hô hấp của bé bị viêm nhiễm và dẫn tới tình trạng trong mũi có cục thịt. 

➣ Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, thường xuyên. Khi thấy có ho, hắt hơi, sổ mũi kéo dài hay sốt cao kéo dài, không nên chủ quan. Hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ, tránh trì hoãn khiến bệnh tình trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

➣ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, tăng cường luyện tập thể thao. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc tăng cường bú sữa mẹ, bổ sung đầy đủ nước cùng các loại vitamin, khoáng chất sẽ giúp hệ miễn dịch của bé ngày một khỏe mạnh và hoàn thiện hơn. 

➣ Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hay đeo dây an toàn khi đi ô tô sẽ hạn chế được phần nào tình trạng sưng cục trong mũi do vách ngăn mũi bị lệch khi gặp chấn thương vật lý. 

➣ Nếu có cơ địa dị ứng, hãy cố gắng tránh xa các dị nguyên gây viêm mũi dị ứng hay viêm xoang như hóa chất, khói bụi, khói thuốc, phấn hoa, lông động vật,…

Như vậy, trong mũi có cục thịt là một dấu hiệu bất thường cho thấy cơ thể của bạn đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Bởi vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ và chủ động phòng tránh là điều hết sức quan trọng. Chúc bạn cùng bé yêu của mình luôn luôn khỏe mạnh.

Tham khảo thêm:

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian

Nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó nên xử lý như thế nào?

Bé đau rát hốc mũi nguyên nhân do đâu? Biện pháp khắc phục là gì

– Chảy nước mũi có mùi hôi ở trẻ em như trứng thối là bệnh gì?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline