Có nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm không? Khuyến cáo cần lưu ý

Hiểu được có nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm sẽ giúp mẹ có cách chăm sóc trẻ tốt nhất khi cơ thể của trẻ đang vô cùng nhạy cảm sau khi tiêm phòng. Tìm hiểu câu trả lời và cách chăm sóc bé sau tiêm hiệu quả thông qua bài viết sau đây!

1/ Có nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm không?

Sau khi tiêm phòng xong, bạn tuyệt đối không nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm bởi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tại vết tiêm dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Thực tế đây là kinh nghiệm của dân gian truyền lại và cũng chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh rằng khoai tây có tác dụng trong việc giảm sưng, viêm từ vết tiêm hiệu quả. Không những vậy nếu không được rửa sạch, đảm bảo vệ sinh thì khả năng tổn thương vết tiêm gây ra sưng tấy, nhiễm trùng là rất cao.

Vì vậy, tuyệt đối không nên dùng khoai tây để đắp vào chỗ tiêm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi làn da mỏng manh và nhạy cảm, dễ bị tổn thương nghiêm trọng nếu không được chăm sóc đúng cách.

có nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm

Không nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm bởi có thể gây ra sưng tấy, nhiễm trùng nguy hiểm

2/ Khuyến cáo khi đắp khoai tây giảm sưng

Để hiểu rõ hơn về câu trả lời có nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm thì khuyến cáo này dựa trên các thành phần có trong loại củ quen thuộc này. Khoai tây là loại củ quen thuộc và dễ kiếm với giá trị dinh dưỡng cao khi chứa: nước, tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo, vitamin B1, B2, B5, B9, vitamin E, C, sắt, kẽm … nên có thể bảo vệ cho da tốt, giảm thiểu sưng tấy, tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện tiêu hóa vô cùng hiệu quả.

Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và vô cùng lành tính, nhiều người đã sử dụng khoai tây để đắp vào vết tiêm với mong muốn tiêu sưng, giảm đau nhanh chóng. Mặc dù có thể có những người áp dụng phương pháp này thành công tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì việc sử dụng khoai tây để giảm sưng là không nên.

Một số vấn đề có thể xảy ra nếu sử dụng khoai tây để đắp lên chỗ tiêm:

Nhiễm trùng

Khoai tây không được vệ sinh đúng cách khi đắp lên vết tiêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng tấn công vết thương hở gây ra nhiễm trùng, sưng tấy nghiêm trọng.

có nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm

Khi đắp khoai tây vào chỗ tiêm, trẻ nhỏ có khả năng bị nhiễm trùng do làn da trẻ rất mỏng

Phát ban đỏ hoặc nổi mụn nước

Nếu thấy xung quanh da bị mẩn đỏ, nổi mụn thì đây cũng có thể là biểu hiện của vết tiêm đang gặp vấn đề nhất định sau khi đắp khoai tây. 

Cơ thể mệt mỏi

Mặc dù cơ thể mệt mỏi là một phản ứng hoàn toàn bình thường sau khi tiêm tuy nhiên nếu sử dụng khoai tây đắp mà xuất hiện các biểu hiện mệt mỏi kèm theo sốt không hạ được, co giật, đối với trẻ nhỏ là quấy khóc kéo dài, chán ăn, bỏ bú thì tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua mà cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được chăm sóc và điều trị nhanh chóng, kịp thời, tránh những nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.

3/ Chăm sóc bé sau tiêm thế nào để không sưng tấy

Thay vì băn khoăn có nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm thì mẹ nên nắm được những cách chăm sóc khoa học và hiệu quả sau đây để con có thể phục hồi tốt nhất:

  • Cho trẻ bú nhiều hơn nhằm giúp trẻ cảm thấy được an ủi, xoa dịu để có thể bình phục nhanh chóng. Đối với trẻ lớn hơn, thay vì bú mẹ thì mẹ có thể tăng cường lượng nước cho con đồng thời cho trẻ ăn những đồ ăn lỏng, loãng dễ hấp thu và tiêu hóa.
  • Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ để vết tiêm không bị hấp hơi, nhiễm trùng. Thực tế thì khi vết thương hở được để thoáng thì quá trình lành, tái tạo da cũng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Tránh va chạm, tì đè vào vết tiêm 
  • Kiểm tra nhiệt độ, tình trạng vết tiêm của trẻ thường xuyên để có những phương án giải quyết kịp thời
  • Chuẩn bị thuốc hạ sốt cho trẻ trong trường hợp trẻ sốt. Trong trường hợp trẻ sốt cao cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
  • Tuyệt đối không đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm của trẻ như khoai tây, trứng gà … để ngăn ngừa nhiễm trùng, tổn thương vết tiêm tốt nhất.
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như: quấy khóc liên tục, sốt cao, vết tiêm bị sưng tấy, mưng mủ hoặc loét ra…

Việc tăng cường chất đề kháng trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ luôn là điều cần thiết để hạn chế tình trạng ốm sốt hoặc mắc các bệnh lý phổ biến. Ngay cả trong quá trình tiêm chủng, với tùy từng trẻ thì phản ứng của cơ thể đối với vết tiêm là khác nhau do sức đề kháng của trẻ không giống nhau.

Vì vậy, việc quan tâm và bổ sung tăng cường chất đề kháng cho trẻ là vô cùng quan trọng. Mẹ có thể tham khảo sử dụng Difesa là siro tăng sức đề kháng đa tác động với thành phần từ keo ong, cúc tím … để hỗ trợ tăng cường, duy trì tốt hệ miễn dịch của trẻ, hỗ trợ trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất. Sản phẩm được sản xuất tại Italy với công nghệ độc quyền nên được rất nhiều gia đình tin tưởng và sử dụng cho trẻ nhỏ nhà mình.

có nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm

Difasa dạng siro thơm ngon, dễ uống và tăng cường sức đề kháng cho trẻ tốt nhất, hạn chế các phản ứng của cơ thể sau tiêm

Mong rằng bài viết có nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin thú vị xung quanh việc chăm sóc sức khỏe cho bé yêu cũng như các thành viên trong gia đình mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy nhanh tay gọi đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp trong thời gian sớm nhất!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline