Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì để nhanh hồi phục? Đường ruột của bé bị nhiễm khuẩn thì nhu cầu về nước, vitamin và khoáng chất sẽ tăng lên rất nhiều, trong khi đường ruột của bé bị tổn thương thì khả năng hấp thu dinh dưỡng kém đi. Dưới đây là các thực phẩm mà bé nên ăn và cần tránh khi không may gặp phải tình trạng này.
1/ Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?
Trẻ nhiễm khuẩn đường ruột sẽ gặp các triệu chứng điển hình là tiêu chảy nhầy máu, sốt cao… Tiêu chảy khiến trẻ mất nước, điện giải, vitamin… Hơn nữa, cứ mỗi lần thân nhiệt tăng 1 độ C thì quá trình chuyển hóa tăng hơn 10%, đồng nghĩa là nhu cầu năng lượng cao hơn.
Chính vì thế, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì là điều quan trọng mà ba mẹ cần lưu ý tới. Bởi tiêu chảy kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, giảm tiết enzyme tiêu hóa nên khó hấp thu dưỡng chất, trẻ lại càng lâu khỏi bệnh hơn.
Đây là các thực phẩm tốt cho trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn, bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn cho bé ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn:
- Gạo.
- Khoai tây, các loại rau củ có màu xanh, vàng, đỏ như cà rốt, hồng xiêm, chuối.
- Trái cây: Cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý chế biết các món ăn cho bé bị nhiễm khuẩn đường ruột như sau:
- Chế biến thực phẩm thành các món ăn mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa: cháo, súp.
- Thường xuyên thay đổi món ăn để con thích thú hơn với bữa ăn.
- Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Nếu trẻ còn đang bú mẹ thì bạn hãy cho bé bú nhiều hơn.
- Bổ sung men vi sinh cho bé.
Đặc biệt, mất nước và điện giải là biến chứng nguy hiểm hàng đầu khi trẻ bị tiêu chảy, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé, thậm chí là tử vong. Do đó, bé bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì thì bạn không được bỏ qua yếu tố này. Hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ nước và điện giải cho bé. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là cho trẻ uống Oresol.
Lưu ý cần pha Oresol đúng theo hướng dẫn sử dụng và cho bé uống hết trong 24h. Cho bé uống từng chút một, đặc biệt là sau mỗi lần trẻ nôn và đi ngoài. Sau mỗi lần đi ngoài nên cho uống 50 – 100ml với trẻ < 2 tuổi, 100-120ml với trẻ > 2 tuổi.
Sử dụng Oresol vẫn là giải pháp tốt nhất. Nhưng nếu con không thích vị của Oresol, nôn ra hay khó chịu thì bạn có thể thay thế bằng nước cơm hoặc nước cháo muối. Cách làm nước cháo muối như sau:
- Chuẩn bị: 30-50g gạo, 3-4g muối, 5-6 bát nước.
- Thực hiện: cho gạo và nước vào nấu cháo. Khi đã chín nhừ thì dùng rây lọc lấy nước cháo và thêm muối, để nguội bớt rồi cho bé uống.
2/ Những đồ ăn bé nên kiêng khi nhiễm khuẩn đường ruột
Bên cạnh việc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì thì bạn cũng cần lưu ý thêm các thực phẩm mà bé nên tránh, bao gồm:
- Thức ăn nhiều chất xơ khó tiêu hóa: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau bí, măng…
- Đồ uống có ga.
- Thực phẩm nhiều đường: nước ngọt, bánh kẹo, trái cây ngọt… vì dễ khiến trẻ đi phân lỏng hơn.
- Hải sản, vì có nguy cơ gây dị ứng và một số loại có tính hàn dễ làm tiêu chảy nặng thêm.
Ngoài ra, bạn vẫn nên cho bé ăn các thực phẩm chứa dầu mỡ, đạm thịt với lượng vừa phải. Không nên kiêng chúng vì đây vẫn là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho bé. Nếu con không ăn được thì bạn hãy chia nhỏ bữa ăn và cố gắng để trẻ được ăn uống đầy đủ.
Một số mẹ thắc mắc có nên kiêng sữa khi bé tiêu chảy không. Bởi khi tiêu chảy thì niêm mạc ruột của bé ít nhiều bị tổn thương, giảm tiết men lactase nên hạn chế việc tiêu hóa đường lactose trong sữa, vì thế mà bé sẽ dễ bị tiêu chảy khi uống sữa hơn. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy sử dụng sữa free lactose trong giai đoạn này có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ khoảng 18h, đồng thời giúp tăng khả năng hấp thu, bảo vệ đường ruột.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần cân nhắc vì lúc này trẻ có xu hướng thích đồ ăn lỏng hơn. Do đó với trẻ nhỏ chưa ăn dặm, sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính thì bạn vẫn nên tiếp tục cho con dùng sữa. Với bé bú mẹ hoàn toàn thì cần tiếp tục cho bé bú. Với bé uống sữa công thức, nếu được thì bạn nên ngay lập tức chuyển sang sữa công thức cùng loại và không có lactose, điều này sẽ giúp quá trình phục hồi đường tiêu hóa của con diễn ra tốt hơn. Nếu chưa kịp mua thì bạn vẫn có thể tiếp tục dùng sữa công thức thường ngày cho bé.
Nhưng nếu con tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần rồi thì bạn nên thay thế băng sữa free lactose, bởi lúc này đường ruột của bé đã bị tổn thương và mất men lactase. Với trẻ bú mẹ thì sử dụng thêm men lactase hoặc dùng sữa công thức không có đường lactose. Với trẻ dùng sữa công thức thì chắc chắn nên đổi sang sữa free lactose thì sẽ giúp bé nhanh khỏi hơn. Bổ sung men vi sinh lúc này cũng hỗ trợ phần nào cho quá trình tiêu hóa lactose ở trẻ.
Bên cạnh đó, bạn cần tích cực bổ sung men vi sinh cho bé. Nguyên nhân là vì khi bé bị nhiễm trùng đường ruột luôn cần tới sự hỗ trợ của kháng sinh. Tuy nhiên, bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn gây hại thì kháng sinh làm mất cả các lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng nên các bé thường lâu khỏi va hay tái phát.
Bạn có thể tham khảo men vi sinh Simbiosistem Bustine – giải pháp 2 trong 1 kết hợp lợi khuẩn và chất xơ INULIN cho bé. Sản phẩm có thành phần là 2 chủng lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus La-14, Lactobacillus plantarum Lp-115 chuyên biệt cho các trường hợp tiêu chảy, loạn khuẩn đường ruột ở trẻ. Đặc biệt, chất xơ INULIN chính là nguồn dinh dưỡng tốt cho lợi khuẩn và giúp gia tăng hiệu quả của chúng, từ đó giúp đường ruột của bé nhanh chóng phục hồi.
Hy vọng qua các thông tin trên đây bạn đã nắm rõ được trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì, kiêng gì và biết cách chăm sóc bé tốt hơn. Nếu còn băn khoăn nào, bạn hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận dưới đây nhé!
Tham khảo thêm:
– Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì để điều trị tốt nhất
– Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi? Yếu tố ảnh hưởng
– Trẻ ăn bao lâu thì tiêu hóa hết? Cách để bé hấp thu tốt khi ăn