Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ có sao không? Nhận biết và xử lý

Hiện tượng trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ luôn khiến bố mẹ bé lo lắng bởi bất cứ dấu hiệu nào cũng có thể là cảnh báo cho những căn bệnh về đường hô hấp nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu dấu hiệu của hiện tượng này cũng như cách xử lý tốt nhất khi bé thở mạnh thông qua bài viết sau đây.

1/ Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ có sao không?

Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ là hiện tượng xảy ra phổ biến ở trẻ khi ngủ có những nhịp thở gấp gáp, nặng nề, đôi khi kèm theo những tiếng khò khè mà mẹ có thể dễ dàng nghe thấy.

Theo các chuyên gia: Trong khi ngủ, tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh sẽ tùy thuộc vào nhịp thở của bé để xác định được trẻ có đang gặp các bệnh lý nguy hiểm hay vẫn đang trong trạng thái an toàn, có thể kiểm soát được. Mẹ có thể định hình trạng thái thở nhanh và mạnh thông qua âm thanh phát ra từ mũi hoặc vòm họng của bé khi bé đang ngủ, trong các hoạt động ăn uống, vui chơi hàng ngày.

Một cách khác để phát hiện bé thở mạnh, thở dốc nữa đó là dựa vào sự quan sát lồng ngực và cách đếm nhịp thở của trẻ khi ngủ. Cụ thể, theo thông số của Tổ chức Y tế thế giới, chứng trẻ sơ sinh thở mạnh có thể được xác định:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: từ 60 lần/ phút.
  • Trẻ 2 tháng – 1 tuổi: từ 50 lần/ phút.
  • Trẻ 1-5 tuổi: từ 40 lần/phút

Khi mẹ đo thấy bé thở trong trạng thái bình thường, không gắng sức mà có số lượt đếm nhịp trong dữ liệu phía trên thì rất có thể trẻ mắc chứng thở nhanh, mạnh trong khi ngủ. Nếu trẻ thở mạnh kèm theo ho, sổ mũi thì có thể bé đang mắc cảm lạnh, cảm cúm, thông thường sẽ thuyên giảm, khỏi hẳn sau 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.

Khi thấy trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ kéo dài thì rất có thể đây là triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp, điển hình là viêm phổi. Bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến nhịp thở của con để đưa con đến các cơ sở y tế, bệnh viện kịp thời, tránh tình trạng trẻ chuyển biến bệnh nặng, khó điều trị và bình phục về sau.

trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ có sao không

Mẹ có thể nghe thấy tiếng thở của con khi ghé sát tai vào mũi

2/ Tại sao bé bị thở mạnh khi ngủ?

Trong giấc ngủ, nhiều khi sẽ có hiện tượng trẻ sơ sinh thở mạnh và nhanh có thể kèm theo một số dấu hiệu khò khè hoặc tiếng thở bất thường. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là cấu trúc mũi của bé mới sinh ra chưa hoàn thiện và còn rất nhỏ, bên cạnh đó mũi cũng là đường hô hấp chủ yếu của con nên cơ thể chưa quen với việc điều chỉnh nhịp thở. Cụ thể dưới đây là một số trường hợp khiến trẻ thở mạnh khi ngủ:

Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn yếu

Bố mẹ có thể dễ dàng thấy trẻ sơ sinh thở mạnh khò khè trong giấc ngủ ngay từ những ngày đầu đời khi sức đề kháng của trẻ còn yếu và hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, ổn định. Chính điều này làm tiền đề đề vi khuẩn, virus có hại xâm nhập vào khiến hệ hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng một cách nặng nề.

Do hệ hô hấp của bé chưa hoàn thiện

Một lý do nữa khiến trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ đó là do hệ hô hấp của bé chưa hoàn thiện, bé chưa thể tự điều khiển được nhip thở của bản thân dẫn đến tình trạng thở gấp, trẻ ho thở mạnh bụng phập phồng kèm theo.

Trẻ ho thở mạnh bụng phập phồng

Các bệnh về đường hô hấp thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bị dị ứng với thời tiết

Cơ thể của trẻ sơ sinh vốn dĩ rất nhạy cảm nên dễ bị kích ứng với những thay đổi đột ngột từ thời tiết, hoặc do dị ứng với bụi bẩn, lông động vật, môi trường xung quanh cũng là một nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện trong giấc ngủ như trẻ sơ sinh thở mạnh phổ biến.

Trẻ đang mắc một số bệnh lý nghiêm trọng

Đây là nguyên nhân vô cùng nguy hiểm bởi nó khiến sức khỏe của trẻ có dấu hiệu suy yếu đáng kể. Nếu mẹ thấy trẻ sơ sinh thở rút lõm, nhịp thở  không đều, thở gấp và nhanh, mạnh kèm theo làn da tím tái thì rất có thể trẻ đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng về đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản cấp tính …

3/ Dấu hiệu trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ

Đối với những trường hợp trẻ sơ sinh ngủ có nhịp thở mạnh, dấu hiệu nhận biết sẽ vô cùng đơn giản khi bố mẹ chỉ cần nghe tiếng thở hoặc quan sát nhịp thở ở lồng ngực của bé.

Khi bé có dấu hiệu thở mạnh bụng phập phồng không thường xuyên, trẻ vẫn bú mẹ hoặc ăn uống, sinh hoạt, vui chơi bình thường, tăng cân đều đặn thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên cần chú ý một số dấu hiệu biến chuyển về tình trạng thở mạnh khi ngủ ở bé mà phụ huynh không thể bỏ qua:

Bé thở mạnh ngực phập phồng

Đi kèm với hiện tượng trẻ thở mạnh có thể quan sát được, mẹ có thể dễ dàng nhận thấy lồng ngực phập phồng. Đây là một biểu hiện bất thường bởi khi không khí vào phổi sẽ khiến lồng ngực căng phồng ra chứ không phải hõm sâu vào bên trong.

Vùng phập phồng khi trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh xuất hiện tại phần ngực dưới (giữa ngực và bụng) khi trẻ hít thở vào. Khi dấu hiệu bé thở nặng thì rất có thể trẻ sơ sinh đã mắc bệnh lý viêm phổi nguy hiểm, bố mẹ cần đặc biệt chú ý để đưa con đến cơ sở y tế, bệnh viện thăm khám, điều trị kịp thời.

Tiếng thở nặng nề khò khè

Dấu hiệu trẻ sơ sinh thở nặng nề, nhịp thở mạnh khò khè là khi bé ngủ sẽ phát ra những tiếng thở nặng nề, khó khăn như tiếng ngáy. Tình trạng này thể hiện nắp thanh quản của bé bị phù nề gây ra sự co thắt ống dẫn khí khiến trẻ không thể hô hấp một cách bình thường. Mẹ cần ghé sát lại vào mũi con để nghe cũng như quan sát nhịp thở để có thể xác định rõ ràng tiếng thở của bé đang ở cấp độ nào.

Ngoài những dấu hiệu khi bé thở mạnh có thể nghe bằng tai và nhìn bằng mắt qua nhịp thở của bé, mẹ có thể để ý những biểu hiện kèm theo đó là ho, sốt cao dai dẳng, trẻ chán ăn, quấy khóc … để có những nhận định đúng đắn về bệnh lý của bé để có những giải pháp điều trị khoa học, hiệu quả nhất.

bé thở mạnh khi ngủ

Bé có thể khó chịu và quấy khóc nhiều khiến bố mẹ lo lắng 

4/ Cách xử lý tình trạng bé thở nhanh và mạnh

Khi nhận thấy trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ, tiếng thở nhanh liên tục. Mẹ có thể thực hiện theo các cách sau để con cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn:

– Thay đổi tư thế ngủ cho con

Mẹ có thể thay đổi tư thế ngủ cho con để giúp hệ hô hấp của con hoạt động dễ dàng hơn. Lúc này, mẹ có thể nghe tiếng thở của con khi thay đổi tư thế có còn xuất hiện nữa hay không. Nếu vẫn còn nghe thấy tiếng bé thở mạnh khi ngủ thì rất có thể bé đang gặp một số bệnh lý nhất định về đường hô hấp.

– Vệ sinh mũi cho bé

Việc vệ sinh mũi cho bé có thể giúp bé loại bỏ các chất nhờn, bụi bẩn có trong mũi, làm giảm thiểu lượng đờm khiến bé cảm thấy dễ dàng, thoải mái hơn trong việc hô hấp. Giữ gìn khoang mũi luôn sạch sẽ làm tiền đề để ngăn chặn, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp phổ biến ở trẻ. Nếu trẻ sơ sinh hít thở bình thường, mẹ nên rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/ tuần. Còn trong trường hợp trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ, mẹ có thể thực hiện 2 lần/ ngày nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh lý mà con đang mắc phải.

Nước muối ưu trương Nebial 3% dạng ống là sản phẩm được nhiều phụ huynh ưa chuộng để sử dụng cho con nhất hiện nay nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp như: viêm mũi, sổ mũi, đờm nhiều … hiệu quả. Với công nghệ sản xuất nhập khẩu chính hãng tại Italy đặc biệt an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Nebial 3% sẽ giúp cải thiện hệ hô hấp của trẻ đáng kể để trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ ngay từ khi mới ra đời.

trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ

Bố mẹ có thể dùng nước muối ưu trương Nebial 3% giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn 

– Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên môn

Khi bố mẹ thấy con có các triệu chứng trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh, thở nhanh kèm theo tình trạng sốt cao, ngủ li bì, chán ăn, bỏ bú, sổ mũi, da mặt tím tái hoặc thở nặng nề kéo dài thì nên đưa con đến cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. Lúc này, bố mẹ không nên tự chăm sóc và điều trị cho con tại nhà bởi sẽ không chuẩn đoán chính xác được bệnh khiến tình trạng sức khỏe của bé sẽ trở nên xấu hơn.

Hi vọng bài viết về trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ đã phần nào cung cấp thêm cho bố mẹ những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của con trong những ngày tháng đầu đời. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tới hotline 0974.402.860 để được giải đáp miễn phí trong thời gian sớm nhất!

Tham khảo thêm bài viết:

hiện tượng thở dài ở trẻ em

Trẻ thở bằng miệng khi ngủ do nguyên nhân nào? Có sao hay không?

– Nhận biết các tiếng thở bất thường ở trẻ em để điều trị đúng cách

Trẻ ra mồ hôi đầu khi ngủ là do đâu? Những cách xử lý cần biết

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline