Cách trị trẻ mút môi dưới. Trẻ hay mút môi dưới có sao không?

Cắn môi là thói quen có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vậy có cách trị trẻ mút môi dưới nào mà ba mẹ có thể thực hiện cho bé? Thói quen này có khỏi được không? Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.

1/ Những cách trị trẻ mút môi dưới

Đừng lo lắng quá mẹ nhé! Vì trẻ con mút môi dưới là bình thường trong hầu hết các trường hợp và sẽ dần hết khi trẻ lớn. Mếu mẹ lo lắng về việc môi bị nứt nẻ thì hãy thử thoa thêm son dưỡng môi cho bé.

Trong một số ít trường hợp, nếu con hay mút môi hoặc hành vi này để lại vết thương trên môi, bé quấy khóc hoặc sốt thì mẹ nên áp dụng những cách trị trẻ mút môi dưới để khắc phục tình trạng này, bằng cách:

cách trị trẻ mút môi dưới

  • Cho trẻ ăn thứ gì đó nếu cảm thấy rằng con đang cắn môi vì đói
  • Nếu hành vi này xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với tiếng ồn lớn, tình huống căng thẳng… thì hãy đánh lạc hướng trẻ bằng hành động vui vẻ

Khi trẻ lớn hơn, việc cắn và mút môi có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng cắn quá mức, từ đó ảnh hưởng đến vị trí răng và khả năng ăn nhai của trẻ. Do đó khi trẻ đã hơn 1 tuổi và vẫn thường xuyên mút môi thì mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám, đánh giá tình trạng và hướng dẫn các bài tập chuyên sâu phù hợp.

2/ Nguyên nhân khiến trẻ hay mút môi dưới

cách trị trẻ mút môi dưới

Trẻ hay mút môi dưới thường liên quan tới:

  • Là một cách tự xoa dịu bản thân, khi căng thẳng, khi đói hay khi đau do mọc răng. Khi ở trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh rất dễ với tới ngón tay cái và mút chúng. Nhưng khi được sinh ra thì bàn tay đã trở nên khó với tới hơn. Nhiều bé sẽ cắn hoặc mút môi dưới để thay thế khi muốn xoa dịu
  • Trẻ muốn thử thức ăn mới khi nhìn thấy mọi người đang ăn. Nếu bé hay mút môi dưới vào bữa ăn thì rất có thể con đang bị thu hút bởi những thức ăn trên bàn và muốn nếm thử

Ngoài việc mút môi dưới, mút ngón tay cái, trẻ có thể có các hành vi xoa dịu khác như cần có một đồ vật gần bên khi ngủ, cọ xát một số bộ phận trên cơ thể với cha mẹ (như cánh tay), kéo tóc, lắc lư…

3/ Trẻ hay mút môi dưới có sao không?

Điều này có vẻ kỳ lạ trong mắt người lớn nhưng nó chỉ đơn giản là cách tự xoa dịu bản thân của bé và sẽ tự hết theo thời gian do vậy mẹ không cần lo lắng quá nhé! Mẹ có thể dùng 2 cách trị trẻ mút môi dưới kể trên để hạn chế tình trạng này, giúp bé có thể từ bỏ hành vi này dễ dàng hơn. Các biến chứng như vết thương, tình trạng cắn quá mức cũng hiếm khi xảy ra.

Tuy nhiên, nếu trên 1 tuổi mà trẻ vẫn có thói quen này thi mẹ nên đưa bé đi khám để được kiểm tra chính xác, vì thói quen này có thể liên quan tới:

  • Làm răng cửa hàm trên nhô ra, cắn không khít và phát âm không chuẩn được
  • Làm da vùng môi bị kích ứng
  • Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ), khiến đau ở khớp hàm hoặc khó mở, ngậm miệng
  • Sai khớp cắn

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ biết cách trị trẻ mút môi dưới cho trẻ. Hãy kiên trì áp dụng để giúp con sớm loại bỏ thói quen này mẹ nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline