Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường kéo dài bao lâu?

Trong thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là bao lâu? Sau bao nhiêu ngày thì trẻ sẽ khỏi bệnh? Hay làm sao để nhận biết sớm các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ để ba mẹ có thể xử trí sớm, kịp thời… Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1/ Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua vết đốt của muỗi vằn bị nhiễm virus dengue. Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em khoảng 4 – 7 ngày, nhưng cũng có thể sớm hơn là 3 ngày hoặc lâu hơn tới 14 ngày. Thời gian lâu hay mau còn phụ thuộc vào thể trạng, cơ địa và miễn dịch của mỗi trẻ.

Trong thời gian ủ bệnh, mặc dù không có triệu chứng nhưng trẻ vẫn luôn có khả năng lây nhiễm cho người khác. Và vì thời gian ủ bệnh kéo dài nên có thể khi trẻ sốt xuất huyết đã khỏi hay gần khỏi thì người bị lây mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.

2/ Làm sao để nhận biết bé bị xuất sốt huyết trong khi ủ bệnh?

Không chỉ trong bệnh sốt xuất huyết mà bất kỳ căn bệnh nào cũng vậy, ủ bệnh dùng để chỉ giai đoạn khi người bệnh đã nhiễm virus nhưng chưa có triệu chứng. Do đó hầu như không thể phát hiện ra bệnh trong giai đoạn này vì không có triệu chứng đặc trưng, nếu có cũng rất mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với các rối loạn sức khỏe thoáng qua thông thường.

Ba mẹ chỉ có thể xác định nguy cơ trẻ bị sốt xuất huyết dựa trên tình hình dịch tễ, nhất là khi trẻ đang sống trong môi trường có người đã nhiễm bệnh.

3/ Sau thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết kéo dài bao lâu?

thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sau thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, các triệu chứng sốt xuất huyết sẽ bắt đầu xuất hiện và kéo dài từ 4 ngày – 2 tuần, thường là 2 – 7 ngày:

  • Ngày 1, 2, 3: trẻ sốt cao mệt mỏi, giống các triệu chứng cảm cúm
  • Ngày 4, 5, 6: trẻ còn sốt hoặc giảm/ hết sốt. Nhưng đây là thời điểm trẻ dễ có nguy cơ trở nặng nhất
  • Từ ngày 7: giai đoạn phục hồi

Tổ chức Y tế thế giới phân loại sốt xuất huyết thành 2 loại chính:

  • Sốt xuất huyết (có/ không có dấu hiệu cảnh báo)
  • Sốt xuất huyết nặng

Sốt xuất huyết nặng có thể gây tử vong do huyết tương bị rò rỉ, chảy máu nghiêm trọng, tích tụ chất lỏng, suy hô hấp, suy cơ quan, do đó cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Trẻ bị sốt xuất huyết nặng khi có bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu dưới đây:

  • Vật vã, lừ đừ, li bì
  • Đau bụng nặng, nhất là vùng gan
  • Nôn ói nhiều
  • Chảy máu mũi, chân răng, nôn ra máu, phân đen, chảy máu âm đạo
  • Mất nước: 6h liên tục không đi tiểu…
  • Hạ sốt nhưng trẻ có biểu hiện mệt hơn

Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng sốt xuất huyết thường khó nhận biết hơn. Do đó ba mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu bé bị sốt kèm theo bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Buồn ngủ, thiếu năng lượng hoặc cáu kỉnh
  • Phát ban
  • Chảy máu bất thường
  • Nôn (Ít nhất 3 lần trong 24h)

Lưu ý: Các triệu chứng sốt xuất huyết thường nhẹ hơn ở trẻ nhỏ hay những người mắc bệnh lần đầu. Người lớn hay những người tái nhiễm có thể có triệu chứng từ trung bình đến nặng.

4/ Trẻ bị sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết, các biện pháp thực hiện chủ yếu là điều trị hỗ trợ để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Để trẻ sốt xuất huyết nhanh khỏi hơn, ba mẹ cần:

  • Ngày 1, 2, 3: Cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol 15 mg/ kg/ lần, cách mỗi 4 – 6h nếu cần, không quá 5 lần/ngày. Uống nhiều nước lọc, nước dừa… Không dùng thuốc giảm đau có aspirin hoặc ibuprofen vì chúng có thể làm xuất huyết nhiều hơn
  • Ngày 4, 5, 6: Trẻ đã giảm sốt, chú ý cho bé uống nước nhiều và theo dõi các triệu chứng nặng (nếu có) để đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời
  • Từ ngày 7: trẻ hồi phục

Bên cạnh đó, trẻ cần được nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, đặc biệt là ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng, cố gắng giữ cho trẻ không bị muỗi đốt để ngăn lây lan cho người khác. Khi trẻ đã hồi phục thì ba mẹ cũng không nên chủ quan vì sốt xuất huyết vẫn có thể tái nhiễm, do virus Dengue gồm 4 tuýp D1, D2, D3 và D4 đều có khả năng gây bệnh. Mỗi lần bị bệnh là do 1 tuýp gây nên.

Trẻ sốt cao kèm tiêu chảy có thể khiến cơ thể mất nước, nhưng ba mẹ không nên tự ý truyền dịch khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Khi điều trị tại nhà, chúng ta chỉ nên cho bé uống nhiều nước, uống oresol để bổ sung nước và điện giải. Cũng không nên cạo gió cho trẻ, tránh các thực phẩm có màu đen/ đỏ để tránh gây nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa…

Hy vọng qua bài viết, ba mẹ đã biết được thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cũng như những thông tin cần thiết khi điều trị sốt xuất huyết cho trẻ. Nếu còn băn khoăn nào, mẹ có thể để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc inbox qua Facebook/Zalo tới Buona nhé.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue#
  • https://www.cdc.gov/dengue/symptoms/infant.html
  • https://kidshealth.org/en/parents/dengue.html

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline