Bé 2 tháng tuổi bị ho có đờm dai dẳng ba mẹ cần làm gì?

Bé 2 tháng tuổi bị ho có đờm làm con mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn… tình trạng này rất dễ gặp phải và hay kéo dài. Vậy ba mẹ nên chăm sóc bé thế nào trong trường hợp này để con nhanh khỏi hơn?

1/ Tình trạng bé 2 tháng tuổi bị ho có đờm

bé 2 tháng tuổi bị ho có đờm

Tình trạng bé 2 tháng tuổi bị ho có đờm là khi trẻ ho kèm theo dịch nhầy, đờm nhớt. Dịch nhầy được hình thành trong đường hô hấp (mũi, xoang, phổi), và khi có một lý do nào đó khiến chúng tăng tiết (sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm phổi…) dịch nhầy dư thừa làm cơ thể hình thành phản xạ ho để tống đẩy chúng ra ngoài. Nếu ho có đờm kèm theo sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

2/ Nguyên nhân trẻ 2 tháng tuổi ho có đờm

Nguyên nhân gây ho chủ yếu là do nhiễm trùng đường hô hấp, từ tác nhân vi khuẩn hoặc virus. Trẻ có thể bị khó có đờm hoặc ho khan nhưng ho có đờm sẽ phổ biến hơn.

Tuy cùng là triệu chứng bé 2 tháng tuổi bị ho có đờm nhưng ở mỗi trẻ lại có thể xuất phát từ các nguyên nhân cụ thể khác nhau, như:

  • Dị ứng, cảm lạnh do virus Rhinovirus: trẻ ho có đờm kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi, sụt sịt nhiều…
  • Các yếu tố kích thích từ môi trường: khói thuốc lá, hoá chất, không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh, không khí khô…
  • Hen phế quản: ho khan hoặc có đờm nhầy trong
  • Ho gà: trẻ ho rũ rượi không dừng được, sau đó là thở rít như tiếng gà gáy. Trẻ ho kèm theo chảy nhiều đờm dãi, nôn
  • Viêm đường hô hấp do virus: ho khan hoặc có đờm trong
  • Viêm đường hô hấp do vi khuẩn: ho khan hoặc có đờm đục trắng, vàng, xanh
  • Viêm phổi do trực khuẩn lao: ho khan hoặc có đờm màu vàng nâu, có thể lẫn máu

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm phổi…), dịch nhầy tăng tiết và sẽ chảy xuống phía sau họng, kích thích trung tâm phản xạ ho để tống đẩy ra ngoài.

3/ Khi bé 2 tháng bị ho có đờm cần làm gì?

bé 2 tháng tuổi bị ho có đờm

Vì đường hô hấp, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất nhạy cảm, đang trong giai đoạn hoàn thiện nên việc dùng thuốc có thể để lại các tác dụng phụ nghiêm trọng. Ba mẹ chỉ nên dùng thuốc cho trẻ khi thật cần thiết theo chỉ định từ bác sĩ. Và bên cạnh đó, ba mẹ nên chăm sóc bé tại nhà bằng cách:

  • Cho trẻ bú nhiều hơn để tăng cường các yếu tố miễn dịch và lượng nước, giúp trẻ chóng khoẻ và làm loãng dịch nhầy, dễ dàng loại bỏ dịch nhầy hơn. Vì bé ho nhiều, dễ bị nôn trớ khi bú no nên mẹ hãy chia nhỏ thành nhiều cữ bú trong ngày nhé
  • Tăng cường các thực phẩm mát, giàu dinh dưỡng, tránh đồ cay nóng cho mẹ để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho bé
  • Vỗ long đờm cho bé (nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện) : mẹ khép chặt 5 ngón tay và khum lại, sau đó vỗ nhẹ vào lưng bé (ở phần trên, nơi vị trí của phổi) từ trái qua phải, mỗi bên từ 3-4 phút. Nên vỗ long đờm cho bé sau ăn khoảng 1-2 tiếng và 1-2 lần/ngày tuỳ tình trạng của con
  • Lau dọn nhà cửa, phòng ngủ của trẻ thường xuyên, vệ sinh đồ chơi trung bình 2 tuần/lần
  • Tắm cho trẻ với nước ấm (khoảng 35-38 độ C), trong 5-10 phút
  • Cho trẻ nằm nghiêng và gối cao hơn bình thường khi ngủ để giúp bé thông thoáng đường thở, giảm tình trạng ho có đờm
  • Vệ sinh điều hoà định kỳ
  • Khi cho trẻ nằm điều hoà, nên dùng kèm theo máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước trong phòng để tăng độ ẩm. Vì điều hoà dễ làm không khí khô, mũi bé dễ bị khô, nghẹt hơn

Bên cạnh đó, mẹ có thể thực hiện một số bài thuốc dân gian cho bé khi con ho có đờm như:

bé 2 tháng tuổi bị ho có đờm

  • Bài thuốc 1: Quất và đường phèn. Rửa sạch quất, để ráo nước rồi cho vào bát nhỏ, thêm đường phèn sau đó chưng cách thuỷ trong 10-30 phút. Để nguội rồi chắt lấy nước cốt cho bé uống
  • Bài thuốc 2: Tỏi, gừng và đường nâu. Tỏi, gừng đem bỏ vỏ, giã nhuyễn rồi trộn với đường phèn, hấp cách thuỷ trong 15-20 phút. Để nguội rồi chắt lấy nước cốt cho bé uống
  • Bài thuốc 3: Nước củ cải trắng. Củ cải trắng bỏ vỏ, cắt khúc rồi cho vào máy xay nhuyễn. Ép lấy nước cốt, hâm nóng rồi cho bé uống
  • Bài thuốc 4: Hẹ, đường phèn. Lấy khoảng 5-7 lá hẹ rửa sạch, để ráo nước rồi cuộn với vài viên đường phèn, hấp cách thuỷ trong 15-20 phút. Chia nhỏ cho trẻ uống 3-5 lần/ngày (khoảng 5ml/lần)
  • Bài thuốc 5: Lá hẹ, hạt chanh, hoa đu đủ. Lấy khoảng 5-7 lá hẹ rửa sạch, để ráo nước rồi thêm ít hạt chanh, hoa đu đủ. Tất cả đem giã nát rồi thêm vài hạt đường phèn, hấp cách thuỷ trong khoảng 30 phút. Chia nhỏ cho trẻ uống 3-5 lần/ngày (khoảng 5ml/lần)

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng bé 2 tháng tuổi bị ho có đờm, nguyên nhân và hướng xử trí cơ bản cần thiết. Cũng đừng quên cho trẻ đi khám khi các triệu chứng có xu hướng nặng hơn hoặc không thuyên giảm mẹ nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline