1 tuần đi đại tiện 1 lần có sao không? Nhất là khi kèm theo điều này thì bạn không nhận thấy dấu hiệu bất thường nào khác. Trong bài viết này, Buona sẽ cùng bạn giải đáp băn khoăn kể trên, đồng thời xem đến những dấu hiệu đi đại tiện bất thường mà bạn đặc biệt cần để ý tới.
1/ 1 tuần đi đại tiện 1 lần có sao không?
Mỗi người sẽ có thói quen, tần suất đi đại tiện khác nhau. Một số có thể đi 1-2 lần trong ngày. Một số khác lại chỉ đi 1-2 lần/tuần… Nhưng nguyên tắc chung, khi > 3 ngày không đi đại tiện đã là lâu.
Tình trạng 1 tuần đi đại tiện 1 lần là dấu hiệu cho thấy đường tiêu hoá của bạn đang hoạt động không được thuận lợi. Phân cùng chất độc tích tụ và ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan như dạ dày, đại tràng. Táo bón là lý do phổ biến nhất khiến bạn lâu ngày không đi ngoài. Phân bị giữa lại lâu trong đại tràng, trở nên khô cứng và khó tống ra ngoài. Điều này thường liên quan tới chế độ ăn thiếu nước, thiếu chất xơ và lối sống thiếu vận động, hoặc tăng vận động một cách đột ngột.
Phân ứ đọng lâu trong đường ruột, không chỉ khiến bạn càng khó đi ngoài mà còn tăng các cảm giác khó chịu như buồn nôn, đầy bụng… Về lâu dài, nó có thể dãn tới biến chứng như: trĩ, rách hậu môn, thủng tắc ruột, tăng biến cố tim mạch…
Bạn nên đi khám bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng cũng có thể làm chúng ta lâu ngày không đi ngoài như: bệnh celiac, ung thư ruột kết, polyp đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm túi thừa, các tình trạng thần kinh (bệnh đa xơ cứng, Bệnh Parkinson), rối loạn nội tiết (tiểu đường, suy giáp)…
Mỗi người sẽ có thói quen đi vệ sinh khác nhau. Nhưng nếu 1 tuần mới đi ngoài 1 lần và vẫn ăn uống như bình thường, bạn vẫn cần thăm khám bác sĩ để khắc phục, tránh các biến chứng nghiêm trọng.
2/ Những dấu hiệu bất thường khi đi đại tiện
Để hiểu rõ 1 tuần đi đại tiện 1 lần có sao không, trường hợp của bạn đang cần quan tâm ở mức độ nào thì bên cạnh vào số ngày không đi ngoài, điều quan trọng hơn là chúng ta cần chú ý tới các dấu hiệu liên quan.
Các dấu hiệu bất thường khi đi đại tiện bao gồm:
- Phân khô cứng, gây đau hay khó đi ngoài
- Cảm giác như sắp ị nhưng không thể
- Cảm giác đi không hết phân
- Buồn nôn hoặc nôn
- Đau dạ dày
- Đau lưng dưới
- Bụng sưng, đầy hơi, đau hoặc không thể xì hơi
- Có máu trong phân
Nếu thấy chậm đi ngoài kèm theo một trong các dấu hiệu kể trên, bạn cần chú ý hơn tới chế độ ăn uống, sinh hoạt và sớm thăm khám bác sĩ.
3/ Các cách xây dựng thói quen đại tiện khoa học
Dù xảy đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng có nhiều phương pháp để loại bỏ phân nhưng khi chậm đi ngoài thì bạn hãy luôn chú ý tới việc xây dựng lại thói quen đi ngoài khoa học.
Lúc này, bạn nên duy trì thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định trong ngày (nên sau bữa ăn tối). Không nhất thiết phải ra phân nhưng việc ngồi trong nhà vệ sinh sẽ giúp dần dần giúp bạn từ bỏ thói quen nín nhịn, nhu động ruột được kích thích hình thành lại phản xạ tống phân.
Để việc tập luyện này được hiệu quả hơn, bạn cũng hãy duy trì việc tập thể dục hàng ngày. Các động tác vận động dù nhẹ nhàng nhưng cũng sẽ như một liệu pháp xoa bóp bên ngoài để thúc đẩy nhu động ruột.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần uống đủ nước và ăn thêm rau xanh để làm mềm phân, phân di chuyển qua ruột trơn tru. Nếu bạn có thói quen uống sữa hay dùng các sản phẩm từ sữa thì nên sử dụng hạn chế ở mức 1-2 khẩu phần mỗi ngày, vì chúng có thể gây táo bón nếu sử dụng nhiều.
Nhìn chung, đại tiện là một chức năng tự nhiên của cơ thể. Mặc dù không có khoảng thời gian hay tần xuất chính xác mà bạn cần đi vệ sinh, nhưng khi thấy 1 tuần đi đại tiện 1 lần, lâu ngày mới đi vệ sinh thường xuyên thì bạn nên sớm tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/how-long-can-you-go-without-pooping
- https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/changes-in-bowel-habits
- https://www.uclahealth.org/news/signs-your-digestive-tract-is-unhealthy