Trẻ đi ngoài đầu rắn đuôi nát là thế nào? Các nguyên nhân chủ yếu

Tình trạng trẻ đi ngoài đầu rắn đuôi nát thường khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng, đứng ngồi không yên với mong muốn tìm ra giải pháp nhanh chóng chấm dứt tình trạng này nhằm giúp trẻ cảm thấy thoải mái, ăn tốt, ngủ ngon hơn. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này thông qua bài viết sau đây!

1/ Dấu hiệu trẻ đi ngoài đầu rắn đuôi nát

Trẻ đi ngoài đầu rắn đuôi nát là hiện tượng trong cùng một lần đi ngoài của trẻ thì phân có dạng ban đầu cứng, sau đó trở nên lỏng, không thành khuôn. Tình trạng này thường liên quan đến sự rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa, ở đây có thể là do đại tràng co thắt hoặc hội chứng ruột kích thích diễn ra phổ biến.

Dấu hiệu đi ngoài đầu rắn đuôi nát ở trẻ em, mẹ có thể hoàn toàn thấy bằng mắt thường qua chất lượng phân của trẻ. Phân lổn nhổn, không được mướt, lợn cợn, thường lẫn cả đồ ăn chưa tiêu hóa hết được và không thành khuôn như bình thường.

Ngoài việc xem tình trạng phân của trẻ, mẹ có thể thấy trẻ có các biểu hiện đi kèm sau đây:

  • Trẻ quấy khóc khóc, la hét và ôm bụng do bị đau bụng dữ dội, quặn từng cơn.
  • Cơn đau bụng có thể không nhiều nhưng có cảm giác đau âm ỉ, khó chịu kéo dài.
  • Khi đi ngoài, ban đầu có thể đi bình thường hoặc hơi táo bón nhưng một lúc sau thì phân chuyển sang thể lỏng, nát. 
  • Phân nhỏ dẹt như phân mèo và không lẫn máu.
  • Có cảm giác muốn đi ngoài liên tục, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Trẻ có thể có cảm giác đau đầu, hồi hộp, bồn chồn, chóng mặt, tim đập nhanh bất thường kèm theo …

trẻ đi ngoài đầu rắn đuôi nát

2/ Trẻ đi ngoài đầu rắn đuôi nát do nguyên nhân gì?

Để hiểu hơn về tình trạng đi ngoài đầu rắn đuôi nát, mẹ cần hiểu những nguyên nhân tại sao lại xảy ra hiện tượng này đối với trẻ. Cụ thể:

Do trẻ không được ăn uống đảm bảo vệ sinh

Đối với cơ thể bình thường, đại tràng có vai trò co bóp, làm nhuyễn thức ăn giúp hình thành, vận chuyển phân về phía hậu môn. Chỉ khi đại tràng co bóp bình thường thì chất lượng phân mới được đảm bảo, phân thành khuôn và không bị lỏng, nát. Biểu hiện đi kèm của tình trạng này đó là cơn đau bụng dữ dội, trẻ sẽ nôn mửa kèm theo.

Khi trẻ ăn phải đồ ăn không được đảm bảo, đại tràng sẽ có dấu hiệu co bóp nhanh và mạnh sẽ dẫn tới thức ăn chưa được chuyển hóa hoàn toàn thành phân, vân còn nhiều nước đã bị đẩy ra ngoài dẫn đến trẻ đi ngoài đầu rắn đuôi nát, phân hỗn hợp rắn, lỏng trong cùng một lần đi đại tiện của trẻ.

Do trẻ bị táo bón

Khi bị táo bón, đại tràng sẽ co bóp chậm lại, phân sẽ bị giữ lâu lại khiến phân trở nên cứng hơn kèm theo chất nhầy bao bọc bên ngoài. Chính vì vậy mà nhiều trẻ khi đi ngoài sẽ có cảm giác táo bón, khó đi ngoài ban đầu nhưng một lát sau thì phân lại lỏng hoàn toàn. Điều này thường gặp ở trẻ ít ăn rau xanh hoặc ăn nhiều hoa quả chứa chất xơ, uống ít nước trong ngày.

trẻ đi ngoài đầu rắn đuôi nát

Trẻ bị táo bón khiến việc đi ngoài của trẻ trở nên khó khăn và chất lượng phân cũng trở nên bất thường

Do trẻ mắc phải hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích biểu hiện cho sự rối loạn co bóp của đại tràng, lúc đầu co bóp chậm gây ra táo bón nhưng một lúc sau lại đột ngột trở nên nhanh chóng khiến lượng phân đẩy ra sau có dấu hiệu nát, lỏng. Khi đó, ta có thể dễ dàng thấy phân đầu rắn đuôi nát và tình trạng này thường xuất hiện ở những trẻ đang bị ruột kích thích.

Đây không phải là một bệnh lý nặng tuy nhiên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như hệ tiêu hóa, sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, trong bất cứ trường hợp nào nếu trẻ đi ngoài đầu rắn đuôi nát thì mẹ tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua bởi điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

3/ Cách xử lý tình trạng đi ngoài đầu rắn đuôi nát cho bé

Khi trẻ đi ngoài đầu rắn đuôi nát, các bậc phụ huynh cần có cách xử lý cụ thể để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và nhanh chóng kết thúc tình trạng này như sau:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Khi có biểu hiện phân bất thường, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ. Nên bổ sung vào khẩu phần ăn nhiều chất xơ để giảm thiểu các triệu chứng táo bón, đầy hơi, khó tiêu và đi ngoài ở trẻ. Nên chế biến những món dễ ăn, dễ tiêu hóa để giúp đại tràng ổn định hơn, tránh sự kích thích dẫn đến chất lượng phân không được đảm bảo.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vật dụng nấu ăn để giúp cho các vi khuẩn, vi rút gây hại không tấn công vào cơ thể của trẻ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng phân đầu rắn đuôi nát và giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.

Đối với những trẻ còn đang bú sữa mẹ, mẹ cũng nên chú ý về chế độ dinh dưỡng của chính mình nhằm giúp trẻ có thể hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất, ngăn ngừa các bệnh táo bón, tiêu chảy, đi ngoài hiệu quả nhất.

  • Cho trẻ ăn đúng giờ, uống thêm nhiều nước lọc để hệ bài tiết hoạt động tốt nhất.
  • Không để trẻ ăn quá no hoặc để cho trẻ bỏ bữa, bỏ bú
  • Giữ tâm lý thoải mái cho trẻ nhỏ, luôn quan tâm, chơi đùa với trẻ nhằm giúp trẻ giải tỏa mọi căng thẳng, mệt mỏi.
  • Hướng dẫn trẻ các bài tập thể dục nhẹ nhàng nhằm giữ tâm lý thoải mái, dễ chịu nhất, tránh để trẻ thường xuyên cáu gắt, khó chịu cũng ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và đi ngoài của trẻ.

Mẹ có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh Simbiosistem bustine đặc hiệu táo bón và loạn khuẩn đường ruột được rất nhiều phụ huynh tin tưởng sử dụng cho con khi phân cứng bất thường. Với sản phẩm men gói có 2 chủng lợi khuẩn sống Lactobacillus acidophilus La-14 và Lactobacillus plantarum Lp-115 có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thu ở trẻ hiệu quả. 

trẻ đi ngoài đầu rắn đuôi nát

Simbiosistem Bustine có dạng gói đơn liều tiện dụng và có thể sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong các trường hợp trẻ bị đi ngoài, táo bón…

Mong rằng bài viết về trẻ đi ngoài đầu rắn đuôi nát đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy gọi điện đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cuối bãi do những nguyên nhân gì?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline