Những sai lầm vô tình khiến con táo bón lâu ngày không khỏi

Có những sai lầm khiến con táo bón lâu ngày không khỏi nào mà ba mẹ thường gặp phải và làm sao để khắc phục chúng đúng cách? Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.

1. Ngưng thuốc làm mềm phân đột ngột

Những sai lầm khiến con táo bón lâu ngày không khỏi

Xuất phát từ hiểu nhầm rằng trẻ đã đi phân mềm là hết táo, hay dùng thuốc nhuận tràng lâu sẽ gây lệ thuộc… nên nhiều ba mẹ dễ ngưng thuốc làm mềm phân đột ngột. Đây cũng là một trong những sai lầm khiến con táo bón lâu ngày không khỏi rất thường gặp.

Sự thật là, không phải khi con đi vệ sinh được rồi, kể cả đi phân mềm một thời gian là đã hết táo. Tình trạng táo chỉ được loại bỏ hoàn toàn khi trẻ đã có thói quen đi vệ sinh tốt và không còn nỗi sợ đi ngoài vô thức. Do đó, mẹ cần sử dụng thuốc nhuận tràng đủ lâu để giúp bé đi phân mềm hàng ngày, sao cho khi giảm liều từ từ thuốc nhuận tràng rồi ngưng hẳn thì thói quen đi ngoài này vẫn được duy trì tốt.

Trẻ táo bón lâu ngày uống gì tốt

Để sử dụng thuốc trị táo một cách hiệu quả và an toàn cho bé, mẹ có thể tham khảo bột nhuận tràng PEGinpol, sản phẩm với thành phần macrogol 3350 được Hiệp Hội Nhi khoa, Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Châu Âu, Châu Mỹ và Viện chăm sóc sức khỏe NICE – UK khuyến nghị là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ em nhờ hiệu quả, an toàn và dễ sử dụng.

  • Hiệu quả nhanh chỉ sau 3-6 ngày
  • An toàn và không giảm tác dụng khi dùng nhiều lần, lâu dài
  • Vị cam thơm dễ uống. Tiện lợi khi sử dụng

2. Không tập đi ngoài cho bé hàng ngày

Khi dùng thuốc nhuận tràng, trẻ sẽ dễ dàng đi phân mềm hàng ngày được. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng không thể thay thế cho việc tập đi ngoài hàng ngày để giúp trẻ có thói quen đi ngoài tốt. Do đó, mẹ sẽ cần:

  • Cho bé tập đi ngoài vào các khung giờ cố định trong ngày (nên sau ăn tối 20 – 30 phút)
  • Diễn ra trong 5 – 10 phút dù trẻ có buồn đi vệ sinh hay không, dù trẻ không đi ra phân
  • Tư thế ngồi: lưng thẳng, cơ thể có thể hơi nghiêng về phía trước, hai bàn chân phải chạm mặt sàn
  • Có thể xoa bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột
  • Không hối thúc, la rầy bé kể cả khi con són phân, ị đùn hay khóc

3. Trẻ ít uống nước, lười ăn rau

Những sai lầm khiến con táo bón lâu ngày không khỏi

Để giúp trẻ có thể giảm dần rồi ngưng hẳn liều thuốc nhuận tràng mà vẫn có thể đi phân mềm thì một chế độ ăn lành mạnh, đủ nước, đủ chất xơ là điều quan trọng. Mẹ sẽ cần:

  • Cho bé iống đủ nước (nhìn nước tiểu trong, vàng nhạt là bé đã uống đủ nước): Trẻ 6 tháng – 1 tuổi: ½ – 1 ly/ngày (1 ly = 250ml); Trẻ 1 – 8 tuổi: được tính theo số tuổi (VD: 1 tuổi = 1 ly/ngày, 2 tuổi = 2 ly/ngày…)
  • Tăng chất xơ: bánh mì, ngũ cốc, hoa quả (táo, đào, quýt, mâm xôi…), rau xanh (cải xanh, cải bắp, cà rốt, súp lơ, bí ngô, bí xanh…)…
  • Cho trẻ uống thêm men vi sinh, chất xơ nếu bé lười ăn rau, tiêu hóa kém
  • Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, ăn đồ dầu mỡ với lượng vừa phải

4. Chưa loại bỏ các nguyên nhân gây táo bón

Vì sao trẻ táo tái đi tái lại

Bên cạnh thói quen uống ít nước, lười ăn rau là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ thường gặp thì ba mẹ cũng nên chú ý để loại bỏ các nguyên nhân khác như:

  • Tránh cho trẻ uống quá nhiều sữa vì lượng sữa quá nhiều có thể làm tăng tình trạng táo (trẻ > 1 tuổi chỉ nên uống < 500ml sữa/ngày)
  • Nếu trẻ đang uống sắt, kiểm tra thành phần sắt có dễ gây táo hay không. Nên lựa chọn sắt hữu cơ như Sắt II Bisglycinate Chelate để dễ hấp thu, hạn chế táo đồng thời hiệu quả bổ sung tốt hơn
  • Trẻ sợ đi ngoài do: không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh bẩn, do trải nghiệm đi vệ sinh không tốt trước đó… Mẹ nên tâm sự với bé để xác định rõ nguyên do và giúp bé vượt qua, xử lý vấn đề
  • Trẻ cảm thấy lo lắng hoặc bồn chồn về điều gì đó, như: chuyển nhà, đón em mới chào đời, bắt đầu đi nhà trẻ…
  • Trẻ lười vận động

Bên cạnh đó, nếu trẻ táo bón mãi không khỏi, đã sử dụng thuốc nhuận tràng nhưng tình trạng không cải thiện thì mẹ cần cho bé đi khám để được kiểm tra chi tiết. Trong một số ít trường hợp, táo bón có thể do các tổn thương thực thể, chỉ khi các nguyên nhân này được giải quyết thì tình trạng táo mới được khắc phục. Các dấu hiệu cảnh báo mà mẹ cần chú ý tới là:

  • Chậm đi phân su (sau 48 giờ mới thấy tiêu phân su)
  • Thời điểm khởi phát táo bón từ ngay khi mới sinh hay trong vòng vài tuần đầu sau sinh
  • Phân hình bút chì
  • Phát triển thể chất và tinh thần kém so với lứa tuổi
  • Yếu chân không rõ nguyên nhân, chậm phát triển vận động, biến dạng chi dưới như vẹo bàn chân
  • Chướng bụng, nôn ói
  • Hậu môn và vùng quanh hậu môn có bất thường
  • Vùng cột sống, cùng cụt, cơ mông có bất thường: bất đối xứng hoặc cơ mông phẳng, màu da bất thường, đốm sắc tố hoặc đỏ, mảng lông, u mỡ, hố lõm trung tâm, vẹo cột sống…
  • Tiền sử gia đình có người mắc Hirschprung
  • Có máu trong phân mà không có nứt hậu môn
  • Ói dịch như mật

Trên đây là những sai lầm khiến con táo bón lâu ngày không khỏi cũng như những gợi ý khắc phục. Mong rằng những chia sẻ đã giúp mẹ có thêm cho mình kinh nghiệm chăm sóc trẻ táo bón hữu ích.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation-in-children/symptoms-causes/syc-20354242
  • https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/constipation-in-children/
  • https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/constipation-children/symptoms-causes

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline