Táo bón ở trẻ em khi nào cần đi khám? Ảnh hưởng khi bị kéo dài

Mặc dù táo bón không phải là bệnh lý đáng sợ ở trẻ em, nhưng nó có thể nghiêm trọng nếu kéo dài. Trong bài viết này, Buona sẽ chia sẻ cùng mẹ những dấu hiệu cần cho trẻ đi khám táo bón cũng như những ảnh hưởng của táo bón kéo dài.

Táo bón ở trẻ em khi nào cần đi khám?

Táo bón ở trẻ em khi nào cần đi khám

Trước hết, mẹ cần phân biệt rõ con đang táo bón hay chậm đi ngoài. Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ (chưa ăn dặm) cả tuần mới đi vệ sinh, bé có thể vặn vẹo nhăn mặt một chút do tập rặn và đi phân vẫn mềm thì mẹ không cần lo lắng quá. Hãy massage bụng cho bé và bình tĩnh chờ thời gian giãn ruột sinh lý này đi qua.

Táo bón ở trẻ em khi nào cần đi khám thì đây là những dấu hiệu mà mẹ cần chú ý:

  • Các triệu chứng táo bón kéo dài hơn 2 tuần
  • Táo bón không thuyên giảm mặc dù đã điều trị tại nhà
  • Trẻ không đi phân su trong vòng 48h đầu tiên (dấu hiệu bệnh mất hạch thần kinh bẩm sinh Hirschprung)
  • Táo bón kèm đau bụng cấp tính kéo dài: đau bụng ở mức độ vừa phải là bình thường do cảm giác muốn đi tiêu hoặc đầy hơi. Nhưng cơn đau bụng kéo dài hoặc nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của các tình trạng tiêu hoá khác như viêm tụy, viêm ruột thừa, tắc ruột, thiếu máu cục bộ mạc treo hoặc thủng dạ dày
  • Táo bón kèm nôn: xảy ra khi táo bón nặng, phân bị tắc trong ruột già và khó thải ra ngoài
  • Táo bón kèm theo đầy bụng, đau quặn bụng: có thể là dấu hiệu của tắc ruột và cần được điều trị ngay lập tức. Nó cũng gặp phải trong bệnh liệt dạ dày, hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Táo bón kèm sốt
  • Phân có máu: cần cho trẻ đi khám nếu có nhiều hơn một vài giọt máu trên giấy vệ sinh, có máu trong phân hoặc phân có màu đen, chậm tiêu
  • Sụt cân
  • Nứt hậu môn
  • Đau khi đi ngoài
  • Một phần của ruột ra khỏi hậu môn (sa trực tràng)

Lúc này, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị táo phù hợp cho bé hoặc có thể sẽ chỉ định những xét nghiệm ý tế để kiểm tra cụ thể hơn, như:

  • Chụp X – quang bụng để quan sát bất kỳ sự tắc nghẽn nào
  • Chụp X-quang thụt barium (hiếm khi): một loạ thuốc nhuộm được bôi lên ruột để xác định các vấn đề ở trực tràng, ruột kết hoặc ruột non
  • Sinh thiết trực tràng (hiếm khi): một mẫu mô rất nhỏ được lấy để kiểm tra các tế bào thần kinh bất thường

Ảnh hưởng khi táo bón kéo dài

Táo bón ở trẻ em khi nào cần đi khám

Táo bón tuy không phải tình trạng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, nhưng về lâu dài nó có thể làm bé biếng ăn, sa trực tràng, chậm phản xạ đi ngoài, suy dinh dưỡng. Trong một số ít trường hợp, táo bón nặng còn có thể dẫn tới trĩ, ung thư hậu môn trực tràng.

Nỗi sợ đi ngoài vì phân to, cứng gây đau lại vô tình khiến trẻ càng cố gắng nín nhịn. Phân ở càng lâu trong đại tràng sẽ càng bị rút bớt nước, càng thêm khô cứng. Điều này lại vô tình khiến trẻ táo nặng hơn.

Mặt khác, lượng phân ứ đọng lâu có thể khiến trực tràng bị kéo căng. Theo thời gian, các cơ trực tràng bị căng ra và không thể đẩy hết phân, phân lỏng thấm xuống xung quanh nút phân này và có thể thấm ra quần mà trẻ không biết. Điều này gây khó chịu và xấu hổ cho bé lẫn gia đình.

Do đó, khi thấy trẻ táo bón thì mẹ nên điều trị càng sớm càng tốt và cần kết hợp đồng thời cả 3 yếu tố:

  • Dùng thuốc nhuận tràng liên tục, không ngưng đột ngột để giúp trẻ duy trì đi phân mềm hàng ngày
  • Cho trẻ tập đi vệ sinh vào các khung giờ cố định trong ngày. Không nhất thiết phải ra phân nhưng cần để bé có thói quen ngồi bô, tập rặn để tạo phản xạ cho các cơ hậu môn
  • Tập cho trẻ thói quen uống đủ nước, ăn thêm rau xanh

Bên cạnh đó, với những bé sợ, không chịu đi vệ sinh thì mẹ nên hỏi han, tâm sự để tìm hiểu lý do. Cũng như không nên la mắng nếu trẻ lỡ ị đùn. Thay vào đó, mẹ nên bình tĩnh giúp bé vệ sinh và hướng dẫn bé cách giải quyết nếu cảm thấy buồn ị hay lỡ ị đùn.

Bột nhuận tràng PEGinpol

Hiện nay, bột nhuận tràng PEGinpol với thành phần macrogol 3350 được Hiệp Hội Nhi khoa, Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Châu Âu, Châu Mỹ và Viện chăm sóc sức khỏe NICE – UK khuyến nghị là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ em nhờ hiệu quả, an toàn và dễ sử dụng. Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin và cách dùng tại: Bột nhuận tràng PEGinpol Macrogol 3350 trị táo bón cho trẻ em

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ táo bón ở trẻ em khi nào cần đi khám cũng như có thêm cho mình những kinh nghiệm cơ bản nhất khi chăm sóc trẻ táo bón. Nếu còn điều gì băn khoăn, mẹ hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc inbox tới Buona qua Zalo/Facecbook nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/constipation-children/symptoms-causes
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation-in-children/symptoms-causes/syc-20354242
  • https://www.nationwidechildrens.org/conditions/constipation-child-over-one-year-of-age
  • https://www.webmd.com/children/child-constipated
  • https://healthinfo.healthengine.com.au/toddler-constipation-understand-the-signs-and-how-your-doctor-can-help

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline