Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cuối bãi sẽ khiến các mẹ không khỏi lo lắng khi không biết tình trạng này có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả nhất thông qua bài viết sau đây. Cùng xem ngay.
1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cuối bãi
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cuối bãi là hiện tượng mà mẹ có thể dễ dàng thấy bằng mắt thường. Để hiểu được tại sao trẻ lại gặp phải tình trạng này, ta có thể tham khảo một số nguyên nhân sau đây:
Do bé bị táo bón
Táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi ở trẻ sơ sinh. Lúc này, phân của trẻ sẽ cứng và rắn lại khiến việc đi ngoài của trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Khi trẻ cố gắng để đưa chất thải ra ngoài, hậu môn của trẻ sẽ rơi vào tình trạng khô rát, thậm chí là chảy máu dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu.
Đối với trẻ sơ sinh, phân của trẻ thường loãng, không quá đặc do trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức, tuy nhiên trong 1 số trường hợp, trẻ có thể không hợp sữa dẫn đến hệ tiêu hóa gặp vấn đề và dẫn đến táo bón.
Dị ứng với sữa
Hiện tượng bé đi ngoài ra máu ở khi hết bãi còn do dị ứng với thành phần trong sữa. Trẻ có thể không hợp sữa công thức hoặc do chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ trong quá trình cho con bú có ăn hải sản, các loại hạt từ đậu … khiến trẻ bị dị ứng, thậm chí là ngộ độc dẫn đến đi ngoài ra máu.
Nhiễm trùng hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa có vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đi ngoài của trẻ. Nhiễm trùng hệ tiêu hóa là do các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập như shigella, campylobacter… dẫn đến viêm nhiễm các mô xung quanh hậu môn gây ra tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cuối bãi.
Nứt hậu môn
Tình trạng nứt hậu môn thường hiếm xảy ra đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tuy nhiên sẽ để lại những hậu quả nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Nứt hậu môn là khi niêm mạc vùng hậu môn của trẻ bị tổn thương, rách, nứt gây ra chảy máu. Và khi đó, trẻ sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi chảy máu không chỉ lúc đi ngoài mà còn cả ở trạng thái bình thường.
Viêm đại tràng
Phần đại tràng gần phía hậu môn khi bị viêm sẽ gây ra tình trạng phân kèm theo máu tươi cuối bãi. Nguyên nhân xảy ra viêm đại tràng là do bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, bị ruột kích thích, hoặc trẻ bị táo bón quá lâu..
2/ Dấu hiệu trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi
Để hiểu rõ hơn về tình trạng bé bị đi ngoài ra máu ở cuối bãi, các mẹ nên nắm được dấu hiệu của tình trạng này như sau:
Bằng mắt thường, mẹ có thể nhìn thấy phân của trẻ có kèm theo máu màu đỏ tươi hoặc thẫm. Tùy thuộc vào từng tình trạng mà mẹ có thể đoán được phần nào tình trạng của trẻ là nặng hay nhẹ.
- Mức độ nhẹ: lượng máu ở cuối bãi đi ngoài của trẻ ít, không quá nhiều, chỉ khi nhìn rất kỹ hoặc sử dụng giấy lau cho trẻ mẹ mới có thể thấy. Mẹ có thể thấy trẻ đi ngoài ra máu không thường xuyên, chỉ 1 đến 2 lần rồi hết hẳn.
- Mức độ nặng: trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cuối bãi với tần suất nhiều đi kèm với những biểu hiện nghiêm trọng như: hay quấy khóc, khó đi ngoài, sợ đi đại tiện, da xanh xao, vàng vọt và thường xuyên mệt mỏi, kém phát triển.
Tùy thuộc vào chất lượng phân, lượng máu và thể trạng của trẻ để mẹ có thể biết được tình trạng của trẻ đang gặp tình huống nguy hiểm đến sức khỏe hay không. Nếu trong 1 đến 2 ngày, mẹ thấy trẻ đi ngoài có dấu hiệu ra máu cuối bãi nhiều, mẹ không nên chủ quan bỏ qua mà nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhất.
3/ Cách chữa đi ngoài ra máu cuối bãi cho trẻ sơ sinh
Khi thấy trẻ sơ sinh bị chảy máu cuối bãi sau khi đi ngoài, mẹ cần có những cách xử lý nhất định để giúp trẻ chấm dứt tình trạng này đồng thời phát triển một cách khỏe mạnh nhất.
Thay đổi sữa công thức
Nếu trẻ đang uống sữa công thức, mẹ nên xem xét lại các thành phần của sữa xem có gây ra dị ứng cho trẻ hay không. Mẹ nên tìm hiểu một loại sữa với thành phần an toàn, phù hợp với thể trạng của trẻ.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ
Nếu trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, mẹ nên thay đổi lại khẩu phần ăn của mình, ăn những thực phẩm phù hợp và an toàn nhằm giúp trẻ tiêu hóa tốt nhất, tránh các bệnh về đường tiêu hóa nguy hiểm.
Cho trẻ bú nhiều hơn và chia nhỏ số lần bú
Mẹ nên cho trẻ bú nhiều sữa hơn, đồng thời chia nhỏ số lần bú để trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho trẻ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, tăng cường sức đề kháng, sớm hoàn thành hệ miễn dịch để phát triển khỏe mạnh.
Giữ vệ sinh vùng hậu môn cho trẻ
Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cuối bãi, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho trẻ, tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện
Mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ uống thuốc hoặc sử dụng các liệu pháp dân gian để điều trị tình trạng này cho trẻ. Cách tốt nhất khi thấy con bị đi ngoài ra máu cuối bãi đó là mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp tốt nhất cho trẻ.
Ngoài ra, để giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh đặc hiệu táo bón và loạn khuẩn đường ruột Simbiosistem Bustine. Được sản xuất 100% từ Italy, Simbiosistem Bustine được dùng để dự phòng và hỗ trợ điều trị các trường hợp rối loạn khuẩn đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài. Sản phẩm đặc hiệu cho các trường hợp táo bón, cần bổ sung chất xơ để quá trình đi ngoài diễn ra tốt hơn.
Simbiosistem Bustine được thiết kế dạng gói đơn liều tiện dụng và được chứng nhận an toàn sử dụng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Mong rằng bài viết trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cuối bãi đã giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, đừng ngần ngại gọi đến hotline 074.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Tham khảo thêm:
– 4 Cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hiệu quả nhất
– Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì giúp con tiêu hóa khỏe mạnh