Bị vướng đờm ở cổ họng khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Đây được xem là một vấn đề liên quan đến bệnh đường hô hấp. Cảm giác vướng đờm ở cổ họng có thể do nguyên nhân gì? Liệu bạn có đang gặp bất kỳ bệnh lý nào nguy hiểm không? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây.
1/ Cảm giác bị vướng đờm ở cổ họng
Khi bị đờm ở cổ họng, bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu ở cổ và dường như cổ họng bị khô. Nhiều người gặp phải tình huống này đều cảm thấy khó khăn khi nói chuyện. Họ chia sẻ rằng trước đây không bị khô họng mà chỉ có đờm sau mỗi sáng thức dậy. Sau một thời gian, tình trạng khô họng mới xuất hiện nhưng rồi cũng sẽ từ từ hết. Tuy nhiên, đến vài tháng sau, họ vừa bị khô họng và vừa có đờm ở cổ họng lâu ngày. Bởi vậy, mà họ không khỏi lo lắng bị vướng đờm ở cổ họng liệu có phải bệnh lý nghiêm trọng hay không.
Theo các chuẩn đoán, bị đờm ở cổ họng lâu ngày có thể là một triệu chứng của viêm mũi xoang hoặc viêm họng mãn tính. Khi ở trong trường hợp này, người bệnh sẽ thường ngủ ngáy hoặc thở bằng miệng dẫn đến họng bị khô.
Vướng đờm ở cổ cũng có thể do phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân gây nhiễm trùng. Nếu bạn có đờm trong cổ họng, rất có thể do những tác nhân điển hình như:
- Nhiễm virus gây cảm lạnh: Kèm theo ho, sốt, chảy nước mũi, nhức đầu, khó thở…
- Axit dạ dày trào lên thực quản: Có đờm và kèm theo ợ chua, hôi miệng, tiết nhiều nước bọt, nóng rát thượng vị
- Do gặp vấn đề về phổi
- Do dị ứng với thuốc lá, hoặc các tác nhân kích ứng khác
2/ Bị vướng đờm ở cổ họng là bệnh gì?
Bị đờm ở cổ họng lâu ngày là bệnh gì? Trong đờm có thể chứa các thành phần như bụi bẩn, virus và vi khuẩn. Trường hợp vướng đờm ở cổ họng có thể do các bệnh lý phổ biến như:
- Bệnh viêm họng: Ngoài bị vướng đờm ở cổ họng, người bệnh còn sốt, đau đầu và mệt mỏi. Biểu hiện ban đầu là ho khan trước khi chuyển sang ho có đờm
- Bệnh cảm cúm, cảm lạnh: Người bệnh có nhiều đờm ở cổ họng, ho, sổ mũi và sốt
- Bệnh viêm phổi: Tăng tiết đờm ứ đọng bên trong phổi và người bệnh có thể bị ho và khó thở
- Bệnh viêm phế quản: Ngoài cổ họng vướng đờm, người bệnh thường ho đờm xanh rồi chuyển màu vàng, cùng các biểu hiện mệt mỏi và khó thở
Biết được đờm vướng cổ họng là bệnh gì rất quan trọng để có những biện pháp xử lý kịp thời. Người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe kỹ lưỡng để đến cơ sở y tế thăm khám khi cần thiết.
3/ Bé bị vướng đờm ở cổ họng phải làm sao
Người lớn có đờm trong cổ họng lâu ngày đã rất khó chịu, trẻ nhỏ bị đờm nhiều ở cổ họng còn khó chịu hơn vì con không thể tự khạc đờm ra ngoài. Vậy bé bị đờm vướng cổ phải làm sao? Ba mẹ có thể tham khảo một số mẹo xử lý và cách phòng tránh như dưới đây.
Bổ sung nhiều nước cho con
Khi bị đờm nhiều ở cổ họng, điều quan trọng là phải làm sao để tan đờm. Cho con uống nhiều nước là giải pháp tối ưu đầu tiên mà ba mẹ nên làm. Nếu uống đủ nước, đờm thừa sẽ không còn tích tụ trong đường thở và sẽ giúp bé dễ thở hơn. Ngoài nước, mẹ có thể bổ sung nước trái cây hoặc súp gà để con nhanh chóng tống được đờm ra khỏi nhà.
Hạn chế đồ ăn gây trào ngược dạ dày
Trẻ hay bị đờm trong cổ họng có thể do trào ngược axit dạ dày. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều bé bị đờm ở cổ họng lâu ngày. Bởi vậy, các mẹ cần chú ý không bổ sung các thực phẩm khiến con dễ bị ợ chua và mắc đờm trong cổ họng.
Nhỏ mũi cho bé
Ba mẹ có thể dùng nước nhỏ mũi để trị đờm ở cổ họng lâu ngày cho bé. Dung dịch xịt mũi có thể làm thông thoáng đường thở và làm tan đờm ở cổ. Bạn có thể mua dung dịch nhỏ mũi phù hợp cho các bé tại các hiệu thuốc.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Tăng độ ẩm trong phòng có thể giúp cải thiện tình trạng nhiều đờm ở cổ họng. Bằng cách này, mẹ cũng sẽ giúp đường thở của con thông thoáng hơn và giúp con dễ thở hơn. Bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm hoặc cho bé tắm nước nóng để giúp chất nhầy đặc nhanh chóng tan ra và bé cũng dễ khạc đờm ra ngoài hơn.
Để bé ho tự nhiên
Khi bé bị vướng đờm ở cổ họng, hãy để con ho thoải mái và tự nhiên. Việc kìm nén cơn ho sẽ chỉ khiến đờm không được tống ra ngoài và bé càng cảm thấy khó chịu hơn. Đây cũng là một mẹo đơn giản để xử lý trường hợp bé bị đờm vướng ở cổ mà không lo con sợ.
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối ấm cũng là một giải pháp lý tưởng ba mẹ nên làm cho trẻ bị vướng đờm ở cổ họng. Nước muối ấm có thể làm loãng đờm, và tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, súc miệng cho trẻ bằng nước muối cũng giúp con tránh được nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Một số mẹo chăm sóc khác
- Bổ sung nhiều dưỡng chất cho bé từ rau xanh và hoa quả có chứa vitamin C để nâng cao hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng. Không cho bé bị vướng đờm ở cổ ăn đồ chế biến sẵn hoặc đồ ăn dầu mỡ để tránh làm trầm trọng thêm triệu chứng
- Nên cho bé nghỉ ngơi sớm, vận động thường xuyên
- Không cho trẻ nằm trước gió quạt hoặc điều hòa
- Dùng nước ấm tắm cho bé, có thể pha thêm vài giọt tinh dầu tràm để đường thở của bé được thông thoáng
- Vỗ long đờm cho bé
Tình trạng bị vướng đờm ở cổ họng không phải là hiếm gặp. Đa số các trường hợp là hiện tượng bình thường và sẽ sớm khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà phải quan sát các biểu hiện thường xuyên để phát hiện những dấu hiệu bất thường khác. Khi đó, cần chủ động đi khám để được điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm: Uống nước dừa có tốt cho phổi không? Các tác dụng của nước dừa