Có nên cho trẻ bú sau khi ăn dặm không là thắc mắc của không ít bà mẹ vì lo ngại con sẽ gặp phải hiện tượng nào đó không tốt cho sức khỏe. Hoạt động bú và ăn dặm có liên quan và ảnh hưởng mật thiết đến nhau. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây về việc bú và ăn dặm để có câu trả lời tốt nhất.
1/ Có nên cho trẻ bú sau khi ăn dặm không?
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, các bà mẹ không nên cho trẻ bú sau khi ăn dặm, thay vào đó hãy cho trẻ bú trước khi ăn thức ăn đặc. Đây là cách để giữ cho quá trình chuyển đổi sang chất rắn diễn ra từ từ và trẻ bú được sữa mẹ cần thiết cho cơ thể. Nếu con bú sữa mẹ sau khi ăn dặm, nhiều trẻ sơ sinh thường bú ít sữa hơn.
Về cơ bản, trong năm đầu tiên của bé, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất và bạn không nên dùng chất rắn để thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Khi con đã sẵn sàng ăn thức ăn dặm, mẹ hãy bắt đầu cho bé làm quen dần dần nhưng vẫn nên tiếp tục cho con bú thường xuyên.
Thông thường, sau 1 giờ kể từ khi cho bú, bạn có thể cho trẻ ăn dặm cho đến khi con có dấu hiệu no. Hầu hết trẻ sơ sinh đều cân bằng tốt lượng sữa và lượng thức ăn rắn để bộc lộ những biểu hiện no như ngậm miệng, khạc ra thức ăn, lắc đầu không ăn…
Tuy nhiên, ở một mặt khác, một số ý kiến cho rằng việc có nên cho trẻ bú sau khi ăn dặm là hoàn toàn được nếu bạn đang có kế hoạch cai sữa sớm cho trẻ hoặc muốn tăng tần suất ăn chất rắn cho con.
2/ Các giai đoạn ăn dặm và bú sữa của trẻ
Để hiểu hơn về cách kết hợp giữa bú sữa và ăn dặm cho trẻ, ba mẹ có thể tham khảo các giai đoạn dưới đây. Bằng tùy chọn một trong ba cách này, mẹ sẽ hiểu được có nên cho trẻ bú sau khi ăn dặm hay không một cách chi tiết hơn.
Cho bú trước, ăn dặm sau
Khi bé mới bắt đầu quá trình ăn dặm, mẹ nên cho trẻ bú trước khi ăn dặm. Bởi lẽ, con sẽ chưa ăn dặm được nhiều và vẫn đang nhận nguồn dinh dưỡng chính từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Việc cho bú trước sẽ giảm thiểu khả năng bé bú ít hơn sau khi đã ăn dặm.
Vì là giai đoạn đầu mới ăn dặm, nên các mẹ chỉ nên cho con ăn từng chút một, khoảng vài thìa để có thể làm quen với thức ăn rắn. Bạn nên nghiền mịn hoặc xay nhuyễn đồ ăn dặm cho bé, và cho con ăn 2 bữa 1 ngày. Ngoài ra, nên cho con ăn các loại thức ăn khác nhau trong mỗi bữa ăn như ngũ cốc cho bé, rau nấu mềm nghiền và trái cây chín/ nghiền. Về sau, có thể thêm các đồ ăn khác như thịt, cá, gà, đậu lăng,….
Ăn dặm trước, cho bú sau
Ở giai đoạn con đã quen với việc ăn dặm và bắt đầu có nhu cầu ăn dặm nhiều hơn, bạn có thể cho trẻ bú sau khi ăn dặm. Đây là thời điểm mà thức ăn dặm sẽ đáp ứng những nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Khi đồ ăn dặm tăng lên, cũng là lúc sữa mẹ hoặc sữa công thức nên giảm đi.
Ở khoảng thời gian này, mẹ có nên cho trẻ bú sau khi ăn dặm vì con sẽ ăn được nhiều thức ăn dặm hơn và rồi sẽ bú ít đi. Cách này cũng giúp các bà mẹ cai sữa sớm hơn cho bé. Bạn hãy khuyến khích bé cầm thức ăn và tự ăn, đồng thời cho con thử nhiều hương vị và loại thức ăn để biết được đâu là loại yêu thích của bé.
Ăn sữa – ăn dặm – ăn sữa
Mẹ cũng có thể cho bé ăn sữa cả trước và sau khi ăn dặm. Đây cũng là cách giúp bé làm quen với ăn dặm ở giai đoạn đầu. Cụ thể, hãy cho con bú một ít sữa trước, sau đó cho ăn dặm một lượng nhỏ và rồi lại cho bú thêm một chút tùy theo nhu cầu của cơ thể bé.
Đây là cách đảm bảo con có đủ dinh dưỡng cần thiết nhất, đặc biệt là sữa mẹ, trong khi vẫn giúp bé làm quen với thức ăn dặm dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các mẹ vẫn cần lưu ý nếu bé ăn dặm đã no thì không nên cho con bú thêm để tránh nguy cơ bị ọc sữa, nôn trớ.
Mỗi em bé đều sẽ có nhu cầu và khả năng thích nghi khác nhau. Mẹ nên áp dụng việc cho bé bú sau hoặc trước khi ăn dặm tùy từng thời điểm thích hợp nhất với trẻ. Để biết cho bé ăn bao nhiêu, có cho con bú tiếp không, mẹ cần quan sát kỹ lưỡng các biểu hiện của bé để áp dụng cách cho bú và cho ăn dặm hiệu quả.
Về cơ bản, có nên cho trẻ bú sau khi ăn dặm không phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu cơ thể bé. Nếu con chưa ăn thức ăn dặm được nhiều và vẫn đang nhận dinh dưỡng chính từ sữa mẹ, bạn hãy cho con bú thêm. Tuy nhiên, nếu con đang ở giai đoạn đầu ăn dặm, mẹ nên cho con bú trước khi ăn dặm để việc chuyển đổi từ lỏng sang rắn diễn ra thuận lợi hơn. Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp mẹ hiểu hơn về việc cho trẻ bú trước hay sau khi ăn dặm, từ đó sẽ chăm sóc con một cách hiệu quả hơn.
Tham khảo thêm:
– Mẹ cần làm gì khi bé ăn dặm đi ngoài nhiều lần?
– Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú mẹ báo hiệu gì điều gì
– Trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ phải làm sao đây?
– Trẻ ăn vào là bị nôn ra: Nguyên nhân và các cách xử lý kịp thời