Trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ phải làm sao đây?

Trẻ ăn dặm bị táo bón là vấn đề khiến rất nhiều phụ huynh đau đầu. Vậy vì sao trẻ mới ăn dặm bị táo bón? Mẹ phải làm gì trong trường hợp này?

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón là gì?

Khi bé vẫn còn bú sữa mẹ hoàn toàn, hệ tiêu hóa của bé không cần hoạt động quá nhiều. Lý do là bởi sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, rất dễ tiêu hóa và hấp thu. Khi bé chuyển sang ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé phải làm quen với những thức ăn hoàn toàn lạ lẫm nên chưa kịp thích nghi. Khi đó, các enzym tiêu hóa chưa kịp tiết ra đủ nên bé có thể bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống. Hơn nữa, thức ăn cũng cứng và đặc hơn sữa mẹ nên bé sẽ dễ bị táo bón trong những ngày đầu mới ăn dặm.

Trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ phải làm sao đây?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị táo bón trong thời gian ăn dặm

Ngoài ra, một số sai lầm sau đây của mẹ cũng có thể khiến trẻ 6 tháng ăn dặm bị táo bón:
+ Cho trẻ ăn dặm quá sớm
+ Mẹ cho bé bú ít hơn trước
+ Mẹ pha sữa đặc hơn cho bé uống
+ Mẹ không cho bé uống đủ nước
+ Mẹ nấu thức ăn không đúng cách
+ Cho bé ăn những thức ăn không phù hợp

Tham khảo: Cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân trong giai đoạn ăn dặm

Mẹ phải làm gì khi bé ăn dặm bị táo bón?

+ Cho bé uống đủ lượng nước cần thiết
+ Tăng cường cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau khoai lang, rau diếp cá, khoai lang, rau mồng tơi, …
+ Nếu bé đang uống sữa công thức thì mẹ nên pha đúng tỷ lệ đã được khuyến cáo
+ Mẹ nên massage quanh rốn bé theo chiều kim đồng hồ để kích thích phản xạ muốn đi ngoài.

Tham khảo: Trẻ bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm gì?

Trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ phải làm sao đây?

Massage cho bé cũng là một phương pháp giúp bé đi ngoài dễ dàng

+ Nếu bé bị nặng, mẹ có thể dùng ngọn rau mồng tơi để chữa táo bón cho bé tạm thời. Cách làm như sau: Lấy một ngọn mồng tơi non dài khoảng 10cm, rửa sạch, tước bỏ lớp vỏ ngoài. Dùng ngọn mông tơi ngoáy nhẹ vào bên trong hậu môn của bé vài lần để kích thích hậu môn. Chú ý không cho ngọn mồng tơi vào quá sâu bên trong hậu môn của bé. Ngoài ra, cũng như các phương pháp thụt tháo, kích thích tạm thời. Cha mẹ không nên áp dụng phương pháp này thường xuyên vì dễ dẫn đến lệ thuộc.

+ Cho bé ăn bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua.

+ Nếu trẻ táo bón kéo dài và tự khắc phục tại nhà không khỏi, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chỉ định loại thuốc trị táo bón phù hợp và an toàn với bé.

 Tham khảo: PEGinpol – Bột nhuận tràng trị táo bón trẻ em. Chỉ định đầu tay trong táo bón chức năng

Cách phòng tránh táo bón cho trẻ ăn dặm

Để tránh trường hợp trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ nên chú ý những điều sau:

+ Chỉ cho bé ăn dặm khi bé đã đủ 6 tháng tuổi, không cho bé ăn dặm sớm.
+ Cho bé ăn dặm với những thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu hóa như: bông cải, chuối, đu đủ, bơ, khoai lang, bí ngô.
+ Cho trẻ ăn từ từ, không nên ép bé ăn quá nhiều, vẫn cho bé bú mẹ bình thường trong thời gian bé ăn dặm.
+ Mẹ nên tập cho bé đi ngoài vào một thời điểm nhất định. Mẹ nên cho bé trườn, bò, lẫy thỏa thích, mẹ cũng có thể
tập cho bé động tác đạp xe để bé đi ngoài dễ dàng hơn.
+ Mẹ nên cho bé sử dụng các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn cho bé như sữa chua để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.

Giờ thì mẹ biết bé ăn dặm bị táo bón phải xử lý ra sao rồi đúng không nào? Hy vọng mẹ sẽ cho bé ăn dặm đúng cách để bé lớn nhanh và phát triển tốt!

Tham khảo thêm:

Có nên cho trẻ bú sau khi ăn dặm? Các giai đoạn mẹ cần biết

Trẻ mấy tháng ăn được hoa quả là tốt nhất? Những điều mẹ cần biết

Rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh như thế nào? Có tốt không

Chữa táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi thế nào? Có hiệu quả không

Trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì? Nên kiêng ăn gì là tốt nhất

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline