Trẻ ăn vào là bị nôn ra: Nguyên nhân và các cách xử lý kịp thời

Trẻ ăn vào là bị nôn – một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Tình trạng này thường xuyên xảy ra sẽ khiến con không hấp thụ được chất dinh dưỡng và từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể.

Hơn nữa, biểu hiện nôn trớ ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh nghiêm trọng. Do vậy, các bậc cha mẹ không nên chủ quan, mà phải theo dõi kỹ lưỡng để xử lý kịp thời trước khi con gặp phải nguy hại tồi tệ.

1/ Hiện tượng trẻ ăn vào là bị nôn

Thông thường, trẻ sơ sinh thường hay nôn khi bú sữa và lượng sữa bị nôn ra ngoài không nhiều. Khi bắt đầu ăn dặm, tình trạng này sẽ giảm dần, nhưng đạt đỉnh điểm nhất ở giai đoạn 10-12 tháng tuổi. Theo các chuyên gia, hiện tượng trẻ ăn vào là bị nôn sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên, và không ảnh hưởng đến việc tăng cân.

Trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ sau khi ăn hay trẻ dưới 6 tuổi bị nôn do dạ dày của các con chưa tạo thành góc cong như ở người lớn. Ngoài ra, vì hệ thần kinh chưa hoàn thiện, dẫn đến dạ dày thường bị kích thích nên bé sẽ dễ bị nôn trớ.

trẻ ăn vào là bị nôn

Các mẹ không cần quá lo lắng nếu thấy trẻ bị nôn sinh lý mà không có các biểu hiện như đau bụng, sốt, mệt mỏi, tiêu chảy. Khi con lớn lên, cũng là lúc hệ tiêu hóa được phát triển toàn diện, hiện tượng nôn trớ sẽ dần tự biến mất.

Ở một mặt khác, nếu trẻ ăn vào là bị nôn nhưng có kèm theo dấu hiệu bất thường, các mẹ cần chú ý quan sát và đưa bé đến bệnh viện để xác định nguyên nhân cũng như điều trị kịp thời.

Tham khảo ngay: Tại sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục?

2/ Các nguyên nhân khiến bé cứ ăn vào là nôn ra

Tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn thường thấy ở trẻ mới bước vào giai đoạn ăn dặm vì con còn chưa thể quen với mùi vị thức ăn. Đó là phản ứng bình thường của cơ thể khi cho thức ăn vào miệng. Bố mẹ không nên quá lo lắng vì con sẽ không bị nôn trớ nữa nếu đã quen với mùi thức ăn.

nguyên nhân khiến bé bị nôn khi ăn

Tuy nhiên, hiện tượng nôn trớ không phải không có nguyên nhân bệnh lý. Rất có thể bé đang mắc những biểu hiện bất thường này nên đã dẫn đến việc cứ ăn vào là nôn ra.

Bé bị trúng gió

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bé ăn vào hay bị nôn ra là do trúng gió. Trẻ rất dễ bị trúng gió khi từ nóng chuyển sang lạnh đột ngột hoặc ngược lại. Sức đề kháng kém cùng cơ thể non nớt của bé sẽ không thể thích nghi với sự thay đổi thất thường của thời tiết. Do vậy, trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh, suy hô hấp và nôn ói.

Cùng với hiện tượng nôn ói, trẻ còn có thể bị sổ mũi, đau bụng, tiêu chảy hay sốt cao. Các mẹ có thể pha nước gừng ấm cho con uống để giảm các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đồng thời áp dụng phương pháp hạ sốt cho trẻ.

Ngộ độc thực phẩm

Dạ dày bé sẽ bị kích thích nếu con dị ứng thức ăn hoặc ngộ độc thực phẩm. Theo đó, trẻ thường có biểu hiện nôn ói trong vài giờ sau khi ăn. Một số loại thực phẩm có thể khiến con bị dị ứng: nghêu, ốc, sò, cá biển, lúa mì…

bé ăn vào là nôn ra do ngộ độc thực phẩm

Nhiễm trùng dạ dày, trào ngược dạ dày

Tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn cũng có thể do bé bị nhiễm trùng dạ dày, trẻ bị trào ngược dạ dày. Khi đó, trẻ còn có thêm các triệu chứng khác như đau bụng, sốt, tiêu chảy, ngoài biểu hiện nôn ói.

Tham khảo ngay: Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?

Đường tiêu hóa bị dị dạng

Một nguyên nhân khác khiến trẻ bị nôn ói sau ăn có thể liên quan đến đường tiêu hóa. Đó là khi thực quản, tá tràng, ruột non bị phình đại hoặc teo hẹp, và hiện tượng này sẽ gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn của trẻ.

Vấn đề về não và thần kinh

Bé cũng bị nôn ói liên tục sau bữa ăn nếu mắc phải các bệnh lý như nhiễm trùng tai, viêm tai giữa, viêm ruột thừa hay thậm chí u não nghiêm trọng.

3/ Cách xử lý tình trạng ăn vào là nôn ở trẻ em

Về cơ bản, để xử lý hiệu quả tình trạng ăn vào là nôn ở trẻ nhỏ, các mẹ phải nắm rõ nguyên nhân chính xác khiến con bị nôn ói. Không những vậy, các mẹ cũng cần dựa trên độ tuổi khác nhau của con để áp dụng các biện pháp thích hợp, nhằm nhanh chóng giúp con hồi phục.

Nguyên tắc chung khi xử lý tình trạng nôn trớ ở trẻ em

Khi thấy con bị nôn trớ (thức ăn hoặc sữa), các mẹ cần thực hiện một số mẹo đơn giản sau để giảm thiểu tình trạng này.

+ Dùng khăn sạch lau miệng cho trẻ, quàng khăn vào cổ cho bé để phòng trẻ trớ tiếp

+ Tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên để tránh dịch trào ngược vào phổi, vuốt ngực và lưng cho bé theo chiều từ trên xuống

nguyên tắc xử lý nôn trớ ở trẻ em

+ Các mẹ cần giữ thái độ nhẹ nhàng, tránh gây cảm giác sợ hãi cho con vì khi quấy khóc và mất bình tĩnh, con sẽ trớ nhiều hơn

+ Để trẻ nằm yên, ở tư thế kê cao đầu, phần thân trên cao hơn thân dưới để tránh dẫn đến hiện tượng trào ngược

+ Trường hợp trẻ trớ nhiều sữa: đặt con nằm quay nghiêng sang 1 bên để chất nôn không bị hít vào phổi

+ Không nên cho trẻ uống tiếp sữa sau khi con vừa nôn sau ăn, thay quần áo cho côn để khử mùi khó chịu từ chất nôn…

+ Đối với trẻ sơ sinh đường tiêu hóa còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, hoặc trẻ lớn bị nôn do tiêu hóa kém, mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh Simbiosistem cho bé. Với thành phần 2 chủng lợi khuẩn L.rahmnosus LR06 và L.reuteri LRE02, Simbiosistem đã được chứng minh hiệu quả rõ ràng trên lâm sàng trong các trường hợp nôn trớ, trào ngược dạ dày, viêm ruột,… ở trẻ. Kết hợp với công nghệ bao phim lợi khuẩn còn cho hiệu quả gấp 5 lần.

Xử lý đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi

+ Chú ý bổ sung nước đầy đủ cho bé để con không bị mất nước

+ Nếu bé bú sữa mẹ, để con tiếp tục bú. Thời gian thích hợp cho bú là 1-2 phút/ lần, mỗi lần thường cách nhau khoảng 10 phút

+ Không thay sữa mẹ bằng nước

+ Nếu bé uống sữa công thức, nên cho con uống thêm dung dịch bù nước

Xử lý đối với trẻ từ 7-12 tháng tuổi

+ Để bé tiếp tục bú sữa mẹ và không được thay thế sữa mẹ bằng nước

+ Cho con uống thêm dung dịch bù nước để tránh gây ra tình trạng mất nước ở trẻ

+ Không thay thế dung dịch bù nước hoặc sữa mẹ bằng nước trái cây hay nước suối vì nước trái cây có nhiều đường, còn nước suốt thiếu lượng calo cần thiết cho trẻ

+ Cho bé các loại thức ăn nhẹ như ngũ cốc, bánh quy, chuối

Xử lý tình trạng ăn vào là nôn ở trẻ từ 1 tuổi trở lên

+ Có thể cho bé uống thêm nước lọc để bù nước

+ Theo dõi và tăng dần lượng chất lỏng nếu bé không bị nôn

+ Không nên cho bé uống nước trái cây/ nước soda

+ Nếu bé không còn nôn, có thể cho con ăn sau khoảng 6 giờ bằng các thực hợp thích hợp như khoai tây nghiền, súp, bánh mì nướng…

+ Không nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ vì sẽ khiến con khó tiêu hóa

+ Hạn chế cho con ăn thực phẩm có hàm lượng đường cao vì chúng cũng không tốt cho bé

Xử lý khi bé có thêm dấu hiệu bất thường

Hiện tượng “trẻ ăn vào là bị nôn” sẽ gây ra những nguy hiểm khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và các dấu hiệu đi kèm. Nếu thấy các biểu hiện bất thường của con như dưới đây, các mẹ nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để xử lý và điều trị kịp thời.

trẻ ăn vào là bị nôn ra

+ Trẻ nôn ra mật hoặc máu

+ Sốt cao, đau bụng quằn quại

+ Nghi con bị dị ứng/ ngộ độc thực phẩm

+ Con có dấu hiệu mất nước: miệng khô, ít tiểu

+ Tình trạng co giật

+ Nôn liên tục hoặc nôn trên 14 tiếng

Nhìn chung, trẻ ăn vào là bị nôn là tình trạng phổ biến và có thể gây nên những nguy hiểm tùy theo những nguyên nhân khác nhau. Nôn ói có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay thậm chí tính mạng của con nếu không được xử lý kịp thời và hiệu quả. Các bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến các biểu hiện của con để sớm phát hiện những bất thường và đưa con đến gặp bác sĩ nhằm thăm khám và có bước điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Có nên cho trẻ bú sau khi ăn dặm? Các giai đoạn mẹ cần biết

Cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn đối với từng loại thuốc

– Trẻ ăn bột bao lâu chuyển sang cháo thì tốt nhất để phát triển?

Trẻ 5 tuổi bị nôn nhiều không sốt do nguyên nhân gì? Có sao không

Trẻ bị đau bụng sau khi ăn là do đâu? Liệu có nguy hiểm không?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline