Cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn đối với từng loại thuốc

Có rất nhiều cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn mà mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ uống thuốc hiệu quả hơn. Tìm hiểu các cách này và những lưu ý để trẻ uống thuốc không gây ra nôn trớ thông qua bài viết sau đây.

1/ Cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn với từng loại thuốc

Biết cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn sẽ giúp việc uống thuốc của trẻ trở nên hiệu quả, hỗ trợ trẻ nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Hiện nay thì rất nhiều các hãng thuốc khi sản xuất cho trẻ thường có những hương liệu trái cây, vị ngọt giúp trẻ dễ uống hơn tuy nhiên cũng có rất nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh chứa nhiều thành phần có mùi vị khó chịu khiến trẻ khó uống. Chính vì vậy mà trẻ dễ bị nôn khi uống thuốc dẫn đến các mẹ vô cùng lo lắng.

Trong trường hợp này, mẹ nên biết cách cho con uống từng loại thuốc để bé có quá trình uống thuốc của con không bị nôn trớ và hấp thu thuốc tốt nhất. Cụ thể:

Đối với thuốc dạng viên

Để cho trẻ uống thuốc viên không bị nôn Mẹ hãy giải thích rằng khi trẻ đặt thuốc viên vào cổ họng và nuốt thuốc bằng một ngụm nước lớn sẽ đỡ đắng hơn so với việc nghiền nhỏ thuốc ra. Loại thuốc viên thường được điều chế và sử dụng đối với những trẻ lớn, có khả năng tự uống được thuốc với nước. Lúc này, nếu viên thuốc quá lớn, mẹ có thể bẻ nhỏ ra để giúp trẻ dễ uống hơn.

Ngoài việc uống trực tiếp, mẹ có thể sử dụng cách nghiền nhỏ thuốc và thêm một chút nước lọc để tạo một dung dịch cho trẻ uống. Nhiều người sẽ cho thêm một chút đường để giúp hỗn hợp ngọt cho trẻ dễ uống tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc và cũng không tốt bằng so với việc uống trực tiếp.

Mẹ tuyệt đối không nên hòa thuốc cùng với sữa và nước trái cây bởi điều này sẽ khiến biến đổi thành phần của thuốc khiến thuốc trở nên mất tác dụng.

Đối với dạng sủi

Dạng sủi bọt thường là những loại thuốc tăng cường vitamin và chất khoáng. Cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn đó là để cho viên sủi tan hoàn toàn trong nước lọc thì mới bắt đầu cho trẻ uống. Chú ý cho trẻ uống liền một lần bởi khi dừng lại có thể khiến trẻ khó uống hơn. Thông thường thì thuốc dạng sủi không phải là thuốc khó uống khiến trẻ buồn nôn tuy nhiên trong trường hợp cơ thể trẻ mệt mỏi thì mẹ nên vỗ về và khuyên nhủ trẻ.

Đối với dạng thuốc nhộng

Cũng giống như thuốc dạng viên, trẻ nên uống thuốc nhộng trực tiếp trong 1 lần với nước lọc để không bị buồn nôn. Tuyệt đối không nên bẻ hoặc tách đôi viên thuốc nhộng bởi sẽ khiến thuốc trở nên khó uống và tăng khả năng làm biến đổi các thành phần của thuốc. 

cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn

Không nên bẻ hoặc nghiền thuốc nhộng ra bởi chúng sẽ gây khó uống và làm biến đổi thành phần thuốc 

Đối với thuốc dạng nhai

Mẹ có thể tìm hiểu về các loại thuốc nhai có hương vị dễ chịu, tránh tạo cảm giác buồn nôn cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tạo tâm lý cho trẻ bằng cách đặt sẵn một cốc nước để giúp trẻ uống ngay sau khi nhai thuốc xong. Tuyệt đối không nên ép buộc trẻ bằng cách bóp mũi, cạy miệng trẻ bởi quá trình này có thể khiến trẻ giãy dụa, thậm chí ho, sặc thuốc dẫn đến da tím tái, khó thở, thậm chí là ngạt thở.

2/ Những lưu ý khi để bé uống thuốc không nôn trớ

Để cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn phát huy tốt nhất tác dụng của mình, mẹ nên lưu ý một số đặc điểm sau đây:

Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ

Trẻ nhỏ thường rất sợ bệnh viện, bác sĩ và cả việc uống thuốc nên mẹ cần tạo cảm giác thoải mái và động viên trẻ mỗi lần uống thuốc. Mẹ nên dỗ dành, giải thích và khuyến khích cũng như khen bé khi uống thuốc sẽ khiến tâm lý của trẻ bớt lo sợ, quên cảm giác nôn và coi việc uống thuốc là việc bình thường. 

cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn

Dù là với bất cứ loại thuốc nào, mẹ cũng nên động viên trẻ để trẻ hiểu và không còn sợ uống thuốc nữa

Chia nhỏ liều nếu trẻ khó uống

Đối với trẻ chưa thể tự uống thuốc trực tiếp 1 lần bằng nước lọc, mẹ nên nghiền nhỏ pha với nước lọc và chia nhỏ liều cho trẻ uống dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp trẻ dễ tiếp nhận cũng như không nôn trớ hết toàn bộ thuốc chỉ trong 1 lần duy nhất. Mẹ cũng nên chú ý thời gian không nên để quá một lần uống thuốc kéo dài hơn 20 phút bởi sẽ khiến thành phần trong thuốc biến chất, có thể gây ngộ độc cho trẻ cũng như khiến trẻ cảm thấy sợ hãi hơn.

Áp dụng đúng cách uống thuốc cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thì hiện nay trên thị trường thường sản xuất các dạng thuốc dưới dạng siro hỗ trợ trẻ dễ uống, tránh tình trạng nôn trớ cũng như dễ thẩm thấu vào cơ thể trẻ hơn. Khi áp dụng cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn, mẹ có thể sử dụng đồ chơi, vật có màu sắc, âm thanh để thu hút sự chú ý của trẻ nhằm giúp trẻ mở miệng và nhanh chóng đưa thuốc vào miệng trẻ.

Tuyệt đối không nên bóp mũi, bóp miệng trẻ bởi có thể khiến trẻ cảm thấy sợ hãi. Khi trẻ có biểu hiện nôn, ói thì mẹ nên vỗ về trẻ sau đó mới tiếp tục cho trẻ uống thìa tiếp theo theo đúng liều lượng. Không nên tiếp tục cho trẻ uống khi trẻ đang khóc bởi điều này sẽ làm trẻ bị sặc thuốc và ngạt thở.

Ngoài ra, nếu mẹ thấy việc sử dụng thìa không hiệu quả có thể thay bằng xi lanh hoặc ống uống thuốc cho trẻ dễ uống hơn.

Tư thế uống thuốc cho trẻ

Khi cho trẻ uống thuốc, mẹ nên để đầu trẻ ngẩng cao, mặt hơi nghiêng và đưa thìa thuốc vào quá ½ lưỡi và đè nhẹ xuống một chút để đổ thuốc vào miệng trẻ dễ dàng hơn. Sau đó mẹ mới từ từ lấy thìa ra ngoài để đảm bảo rằng toàn bộ thuốc đã được đưa vào miệng trẻ.

Điều này cũng đúng đối với các loại thuốc dạng viên, con nhộng. Mẹ có thể hướng dẫn trẻ đặt thuốc vào cổ họng sau đó uống nước và ngửa đầu ra sau để có thể đưa thuốc vào một cách dễ dàng nhất. Không nên cho trẻ nằm thẳng khi uống thuốc mà nên ngồi dậy, cách tốt nhất đó là mẹ có thể ôm bé vào lòng để dỗ dành, an ủi trẻ.

cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn

Nên cho trẻ ngồi dậy để uống thuốc tốt nhất

Hy vọng bài viết về cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn đã giúp các mẹ tìm ra giải pháp tốt nhất cho việc uống thuốc nan giải này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Tham khảo thêm: Uống thuốc khi bụng đói có sao không? Nên uống khi nào tốt?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline