Khi trẻ bị trào ngược dạ dày phải làm sao và nên cho bé uống thuốc gì? Các bé bị trào ngược dạ dày thường gặp khó khăn trong việc ăn uống, bú sữa do dễ nôn trớ, các vấn đề hô hấp, phát triển thể chất của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Bài viết sau đây sẽ giải thích cho mẹ rõ hơn về căn bệnh này.
1. Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ
Trước khi biết trẻ bị trào ngược dạ dày phải làm sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh bệnh lý này ở trẻ nhỏ để có những giải pháp chăm sóc và điều trị thích hợp.
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em (đặc biệt ở trẻ sơ sinh) là hiện tượng xảy ra do sự co giãn bất thường của cơ vòng thực quản khiến thức ăn không được giữ lại ở dạ dày mà bị trào ngược lên. Đối với trẻ sơ sinh khi dạ dày còn đang ở vị trí nằm ngang, hoạt động của cơ vòng này còn chưa ổn định nên sữa sau khi bú rất dễ bị đẩy ra ngoài vì thế đa số trẻ sơ sinh đều bị trào ngược thực quản 1 vài lần. Khi trẻ lớn lên khoảng trên 1 tuổi chức năng dạ dày ổn định hơn, các triệu chứng này sẽ mất đi.
Trẻ bị trào ngược dạ dày do hoạt động bất thường ở cơ vòng thực quản
Một số triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày ở trẻ gồm:
+ Trẻ ăn vào là bị nôn ra. Thức ăn, sữa thường bị phun ra thành dòng chứ không như trớ thông thường nhất là khi trẻ đã trên 1 tuổi.
+ Trẻ khò khè như có đờm nếu có dịch trào ngược động lại trong phổi, phế quản
+ Trẻ cáu kỉnh, quấy khóc sau ăn
+ Trẻ kêu đau vùng thượng vị
+ Trẻ biếng ăn
+ Trẻ chậm tăng cân hoặc không tăng cân
Khi gặp các triệu chứng này, mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị và dùng thuốc hợp lý.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày
Trẻ bị trào ngược dạ dày phải làm sao sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ để bố mẹ có những giải pháp khác nhau trong từng trường hợp. Cụ thể, các lý do khiến trẻ bị trào ngược có thể kể đến:
– Cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh:
Trẻ sơ sinh có cơ thắt thực quản dưới có chức năng giữ thức ăn nằm ở dạ dày chưa được phát triển hoàn chỉnh dẫn đến tình trạng thức ăn khi được đưa vào cơ thể sẽ dễ dàng bị đẩy ra ngoài gây nên tình trạng trào ngược.
Bên cạnh đó phải kể đến hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này cũng còn yếu khiến tình trạng trào ngược dễ xảy ra hơn.
– Do tư thế nằm của bé
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường nằm nhiều và mẹ thường có xu hướng đặt bé nằm ngay sau khi bú sẽ dẫn đến tình trạng dạ dày của bé nằm ngang, không thể xuôi được lượng sữa vừa hấp thu khiến bé bị trào ngược.
– Do bé ăn uống chủ yếu là chất lỏng
Chất lỏng có thể dễ hấp thu hơn tuy nhiên khi vào trong dạ dày thường không được giữ lại nếu cơ thắt thực quản dưới không hoạt động tốt.
– Do bé mắc một số bệnh lý
Tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày phải làm sao sẽ thực sự là một vấn đề đáng lo lắng khi bé đã mắc một số bệnh lý dẫn tới tình trạng này sau đây: Hẹp môn vị; bệnh lý không tiếp nhận, hấp thu các loại thức ăn; trào ngược dạ dày thực quản…
3. Trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Đa số trẻ sơ sinh đều bị trào ngược dạ dày và đây là tình trạng hoàn toàn bình thường, vô hại, không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu vấn đề trẻ bị trào ngược dạ dày phải làm sao không có phương thức điều trị dứt điểm thì có thể gây ra một số hậu quả sau đây:
– Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Trào ngược dạ dày sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu ở vùng cổ hong kèm theo ho, khò khè kéo dài. Điều này sẽ khiến bé không thể thở một cách bình thường và để lâu dài sẽ gây nên mất tiếng, hen suyễn, khó thở.
– Trẻ không thể phát triển một cách toàn diện: khi bé không thể tiêu hóa dễ dàng, từ đó bé sẽ chậm lớn, sụt cân, còi xương, suy sinh dưỡng ….
– Viêm thực quản: tình trạng này ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm bởi có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư rất cao.
Tuy trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều, trào ngược là tình trạng mà nhiều trẻ mắc phải và vô hại nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan khi thấy bé nhà mình xuất hiện hiện tượng này kéo dài.
4/ Trẻ bị trào ngược dạ dày phải làm sao?
Trả lời cho câu hỏi trẻ bị trào ngược dạ dày phải làm sao thì bố mẹ nên dựa vào tình trạng và mức độ của các triệu chứng bé lúc đó để có cách xử lý phù hợp.
Mẹo và cách xử lý khi bé trào ngược dạ dày:
– Điều chỉnh tư thế của bé:
+ Bế bé thẳng đứng để sữa không bị trào ngược ra ngoài mà đi thẳng xuống dạ dày.
+ Vỗ nhẹ lưng bé để bé chấm dứt tình trạng ợ hơi kèm theo. Điều này sẽ giảm thiểu đáng kể tình trạng trào ngược, nôn trớ sữa sau khi bú của bé.
+ Sau khoảng 30 phút, mẹ có thể đặt trẻ nằm nghỉ ngơi theo tư thế cao đầu khoảng 30 độ, tránh đặt bé nằm ngang.
– Cách cho bé ăn:
+ Chia nhỏ các bữa ăn của bé: điều này sẽ giúp bé cảm thấy dễ dàng, thoải mái hơn trong việc ăn uống và đồng thời giúp dạ dày của bé thích nghi dần dần với lượng thức ăn bên trong.
Điều này đúng đắn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong thời gian ăn dặm để giúp trẻ hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày khiến bé mất cảm giác ăn ngon.
+ Pha sữa thêm với ngũ cốc để sữa trở nên đặc hơn hạn chế axit trong dạ dày chảy ngược lên thực quản gây ra tình trạng ợ hơi, nôn trớ, trào ngược ở trẻ.
– Mát xa nhẹ nhàng cho bé: tại vùng lưng và bụng nhằm giúp bé cải thiện được tình trạng trào ngược dạ dày. Không những vậy, mát xa làm bé cảm thấy thoải mái hơn và giúp hệ tiêu hóa, hô hấp nhanh chóng hoàn thiện hơn.
Kê cao đầu giúp giảm nôn trớ khi trẻ bị trào ngược dạ dày
Trẻ bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì?
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể là hiện tượng sinh lý, mẹ không nên quá lo lắng. Nhưng khi các triệu chứng của bệnh trở lại nhiều lần ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, phát triển thể chất của trẻ thì các bác sĩ cũng sẽ sử dụng thuốc điều trị cho bé.
Một số thuốc chống trào ngược da dày cho trẻ gồm:
+ Thuốc giảm tăng axit dạ dày: thường dùng các thuốc chẹn bơm proton cho trẻ điển hình là esomeprazol, omeprazol…dành cho trẻ em vì một số trường hợp trào ngược dạ dày do tăng axit.
+ Thuốc Motilium (Domperidone) có tác dụng chống nôn trớ, ợ hơi trong bệnh trào ngược.
+ Men vi sinh: Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích của các vi khuẩn sống có lợi khi dùng kèm với các thuốc chống trào ngược khác mang lại hiệu quả giảm triệu chứng khó chịu khi bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không phải chủng lợi khuẩn nào cũng thực sự mang lại hiệu quả. Các loại men vi sinh hỗ trợ trào ngược dạ dày nên là những chế phẩm lợi khuẩn từ loài L. reuteri.
Mẹ có thể tham khảo sản phẩm Lợi khuẩn bao phim SImbiosistem cho bé. Không chỉ có thành phần là chủng lợi khuẩn L. reuteri LRE02, Simbiosistem còn được sản xuất theo công nghệ bao phim hiện đại, giúp lợi khuẩn sống được bảo vệ không bị phá hủy bởi axit dạ dày lên tới 90% – gấp 5 lần công nghệ thông thường là 15-25%. Như vậy mới đem lại hiệu quả rõ rệt cho bé. Phối hợp men vi sinh cùng các thuốc giảm triệu chứng khác là biện pháp đầu tay giảm tình trạng trào ngược cho bé, giúp trẻ ăn ngon và tăng cân đều trở lại.
Bé bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Vấn đề trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ chủ yếu là do đường tiêu hóa. Chính vì vậy chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng trào ngược của bé. Một số loại thức ăn mà trẻ nên ăn có thể kể đến như sau:
– Rau xanh: chứa hàm lượng chất xơ và vitamin lớn có khả năng giảm axit trong dạ dày hiệu quả. Các loại rau củ có thể được kể đến như: rau bí, súp lơ xanh, bắp cải…
– Thịt chứa ít hàm lượng chất béo như thịt gà, lợn: bổ sung chất đạm cho cơ thể của bé, tăng cường sự phát triển toàn diện, cung cấp năng lương và giảm lượng axit sản sinh trong dạ dày.
– Các loại đậu: đậu đen, đậu xanh … cung cấp chất xơ, vitamin..
– Sữa: cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, cần thiết cho trẻ đặc biệt là trong những trường hợp trẻ biếng ăn, lười ăn.
Mẹ nên chú ý sử dụng các nguyên liệu và nấu dưới dạng cháo súp, mềm dễ nhai và nuốt. Hoặc mẹ có thể cho bé uống các loại nước trái cây, nước ép nhằm giúp trẻ cung cấp đầy đủ năng lượng, ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày.
Mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn giàu vitamin và chất xơ dưới dạng cháo, súp
– Tránh các loại thực phẩm, đồ uống kích thích nôn trớ, trào ngược như: bạc hà, tỏi, hành tây, ớt, đồ cay nóng, nước ngọt có ga, nước tăng lực…
Hy vọng bài viết giải đáp về tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày phải làm sao đã cung cấp đầy đủ thông tin cho mẹ cần tìm hiểu. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Tham khảo thêm: Giãn ruột ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu? Cách nhận biết đơn giản