Bé sơ sinh bị són và sôi bụng là tình trạng rất phổ biến. Các bé thường hay ị són phân, phân ít mà nước nhiều. Khi bé khóc, vặn mình hay cả khi ọc sữa cũng có thể són phân. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Nó có phải bệnh lý nguy hiểm nào không và cha mẹ cần làm gì để tốt cho đường tiêu hóa của bé?
1/ Hiện tượng bé sơ sinh bị són và sôi bụng
Tình trạng bé sơ sinh bị són và sôi bụng phần lớn là do hệ tiêu hóa còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên có những biểu hiện tiêu hóa có phần bất thường, khác biệt người lớn là điều dễ hiểu. Nhìn chung, đây thường là tình trạng sinh lý bình thường chứ không phải do bệnh lý nào cả.
Trẻ sơ sinh bị són là hiện tượng lặp đi lặp lại với một ít phân dây dính trên bỉm, tã của bé. Trong đó lượng phân rất ít mà chủ yếu là nước lỏng. Đi kèm theo đó thường là hiện tượng sôi bụng. Bụng trẻ phát ra âm thanh ọc ọc; trẻ thường bị ợ hơi, nôn trớ, ọc sữa. Thống kê cho thấy, có tới 2/3 trẻ sơ sinh giai đoạn 3 – 18 tuần tuổi có hiện tượng này.
2/ Bé sơ sinh bị són và sôi bụng do nguyên nhân nào?
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ sơ sinh có tình trạng són và sôi bụng xảy ra liên tục, dưới đây là những nguyên do chủ yếu mà cha mẹ cần biết:
Không khí dư thừa
Khi không khí dư thừa sẽ dẫn tới hiện tượng són và sôi bụng ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, đường tiêu hóa chúng ta luôn sản sinh vài lít khí mỗi ngày. Có khoảng 75% đến từ quá trình lên men các chất bởi vi khuẩn ở đại tràng. 25% còn lại là không khí nuốt phải khi ăn uống, nói chuyện…
Cho con bú không đúng cách
Tư thế và cách cho con bú là cực kỳ quan trọng, khi bú không đúng cách trẻ sẽ nuốt phải nhiều không khí hơn. Đây cũng là nguyên nhân gây đầy hơi, sôi bụng đầu dẫn dến són tiên mà nhiều bé hay gặp phải.
Bé chưa sản sinh đủ đường lactose
Bên cạnh đó, ở các bé nhỏ, men tiêu hóa đường lactose thường chưa được sinh ra đủ, trong khi lượng sữa con ăn thì tăng dần lên từng ngày. Khi không được tiêu hóa hết trong dạ dày và ruột non, đường lactose sẽ bị vi khuẩn trong đại tràng lên men và sản sinh axit lactic gây sôi bụng dẫn đến tình trạng són. Thông thường, hiện tượng này sẽ dần được cải thiện sau 2 tháng tuổi.
Do chế độ ăn uống của mẹ cho con bú
Trong trường hợp bé bú mẹ thì thức ăn mẹ ăn cũng có thể ảnh hưởng. Như khi mẹ ăn nhiều các thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, các dinh dưỡng khó tiêu hóa này sẽ làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa của trẻ và dẫn tới sôi bụng và són.
Đường tiêu hóa chưa hoàn thiện
Tương tự như đầy hơi sôi bụng, tình trạng són phân của bé cũng chủ yếu do đường tiêu hóa chưa hoàn thiện, cụ thể là do các bụng của con chưa được kiểm soát tốt. Các bé sẽ đễ đi ngoài phân lỏng, với một lượng ít ngay cả khi khóc, vặn mình, hắt hơi…
3/ Khi trẻ bị són và sôi bụng có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, bé sơ sinh bị són và sôi bụng thường là hiện tượng sinh lý bình thường do đường tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, do bé chưa bú đúng cách mà thôi nên cha mẹ không cần lo lắng quá. Dần dần theo thời gian thì hiện tượng này sẽ giảm bớt.
Bạn chỉ cần áp dụng các biện pháp hạn chế són phân, đầy hơi tại nhà và có thể bổ sung thêm men vi sinh cho bé. Đồng thời chú ý thay tã cho bé thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ để mông bé khô thoáng, tránh trường hợp són phân nhiều làm mông bé hăm, loét.
4/ Cách xử lý tình trạng són và sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Mẹ cần nắm được những khiến thức xử lý hiện tượng bé sơ sinh bị són và sôi bụng cơ bản để giúp hệ tiêu hóa của con phát triển khỏe mạnh hơn, cụ thể cần:
Thay đổi tư thế cho trẻ bú
Đối với trẻ bị són và sôi bụng khi bú mẹ, bạn bế đầu và người trẻ sơ sinh sao cho cùng nằm trên một đường thẳng, mũi của bé đối diện với núm vú. Sau đó ôm sát bé vào người và dùng tay đỡ mông bé. Để núm vú chạm vào môi trên của trẻ. Đợi đến khi trẻ mở miệng rộng thì mẹ mới đưa núm vú vào miệng của bé.
Lưu ý:
- Nên cho trẻ bú bên trái trước để giúp sữa tuần hoàn dễ dàng mà không gây trào ngược.
- Sau khi bé bú xong thì bế bé đứng lên và vỗ nhẹ lưng để giúp con ợ hơi, giảm thiểu không khí mà bé nuốt phải.
Sau khi bé bú xong, cần bế bé đứng lên và vỗ nhẹ phần lưng để giúp trẻ ợ hơi. Điều này sẽ giúp giảm thiểu lượng hơi bé nuốt vào dạ dày và cũng là nguyên nhân gây nôn trớ.
Với trẻ bú bình, khi pha bạn nên khuấy nhẹ nhàng để tránh tạo bọt khí. Khi cho trẻ bú thì nghiêng bình sữa sao cho sữa ngập cổ bình để tránh bé nuốt phải không khí.
Chọn sữa có hàm lượng lactose thấp
Nếu bé sơ sinh bị són, sôi bụng thường xuyên và đang phải sử dụng nhiều sữa công thức thì bạn có thể tìm hiểu và thay thế bằng loại sữa có hàm lượng lactose thấp hoặc free lactose để giúp cho đường ruột của bé tiêu hóa được dễ dàng hơn.
Bổ sung men vi sinh cho bé
Do nguyên nhân trẻ són phân, sôi bụng phần lớn là do tiêu hóa của trẻ còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên bạn hoàn toàn có thể bổ sung men vi sinh cho bé để hỗ trợ đường ruột của con hoạt động tốt hơn. Các lợi khuẩn không chỉ giúp tiêu diệt hại khuẩn, tăng cường miễn dịch mà còn hỗ trợ tiêu hóa, cụ thể là giúp tiêu hóa đường lactose tốt hơn. Đây sẽ là trợ thủ đắc lực cho bé trong giai đoạn đầu đời này.
Bạn cũng cần phân biệt rõ són phân sinh lý với són phân do táo bón. Són phân do táo bón thì phân sẽ là từng hạt khô cứng, trẻ có thể kèm theo biếng bú, đau bụng, són tiểu… Lúc này, để an toàn cho bé thì bạn nên bổ sung men vi sinh có kết hợp chất xơ như men vi sinh Simbiosistem Bustine thay vì sử dụng thuốc nhuận tràng hay phương pháp thụt tháo.
Simbiosistem Bustine có thành phần là 2 chủng lợi khuẩn (Lactobacillus acidophilus La-14; Lactobacillus plantarum Lp-115) kết hợp thêm chất xơ INULIN từ diếp xoăn được làm giàu với oligofructose. Không chỉ là “thức ăn” của lợi khuẩn, giúp gia tăng hiệu quả của men vi sinh mà các nghiên cứu còn cho thấy INULIN giúp làm mềm phân, tăng tần suất đi ngoài, hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả ngay cả với trường hợp táo bón mãn tính. Các bé từ những ngày đầu sau sinh đã có thể sử dụng Simbiosistem Bustine.
Chú ý tới chế độ ăn uống của mẹ
Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cũng nên chú ý hơn tới chế độ ăn uống hàng ngày của mình nhé. Mẹ nên hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa, dễ sinh khí dẫn đến sôi bụng trong đường ruột như: thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, cà chua, đậu nành, đậu phụ… Khi lược bỏ được những loại thực phẩm gây hại này cho hệ tiêu hóa, tình trạng són phân của con sẽ thuyên giảm.
Trên đây là các nguyên nhân bé sơ sinh bị són và sôi bụng và các cách khắc phục chúng tại nhà. Nhìn chung, đây thường là hiện tượng sinh lý bình thường ở các bé. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tiếp tục theo dõi tình trạng của con. Nếu cân nặng của bé không đạt chuẩn, bú kém, bé thường gặp các bệnh lý đường tiêu hóa, hoặc khi bạn đã áp dụng các giải pháp mà vẫn không cải thiện chút nào thì cha mẹ nên cho bé đi khám để loại trừ các bệnh lý đường tiêu hóa nhé.
Tham khảo thêm:
– Trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi đen do nguyên nhân nào? Có sao không
– Trẻ sơ sinh đi ngoài sau khi bú do nguyên nhân gì? Có sao không
– Bụng kêu ọc ọc liên tục là bệnh gì? Các cách điều trị hiệu quả
– Cách tập cho bé đi ị đúng giờ hiệu quả nhanh chóng tại nhà