Hiểu được cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không sẽ giúp các mẹ định hình được thời gian cho trẻ tập luyện để phát triển kỹ năng cho trẻ một cách tốt nhất. Tìm hiểu vấn đề này và các vấn đề xung quanh việc tập ngồi ở trẻ thông qua bài viết sau đây!
1/ Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù không?
Theo nhiều kinh nghiệm, khi cho trẻ nhỏ tập ngồi sớm có thể dẫn tới bị gù lưng. Sớm ở đây là khoảng trước 4 tháng khi thực tế nhiều trẻ đã có thể ngồi từ 4 tháng và thông thường độ tuổi để trẻ ngồi vững hoàn toàn là từ 6 đến 8 tháng. Sở dĩ trẻ ngồi sớm sẽ gây gù lưng bởi trước 3 tháng đầu, hệ thống xương khớp của trẻ còn yếu, trẻ chưa cứng cổ nên nếu trẻ ngồi trong thời điểm này sẽ khiến cột sống phải chịu áp lực quá lớn. Dần dần về sau này sẽ dẫn đến gù lưng, đau lưng và xương khớp không thể phát triển bình thường được.
Vì vậy, mẹ không nên nóng vội để cho trẻ tập ngồi từ quá sớm bởi trẻ cần có thời điểm và quá trình phát triển trong thời gian nhất định, tránh gây ra gù lưng cho trẻ sau này.
Trẻ tập ngồi từ sớm có thể gây ra gù lưng, đau lưng sau này
2/ Bé mấy tháng tuổi nên cho tập ngồi
Khi đã biết câu trả lời của cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không, chắc hẳn các mẹ cũng hình dung được thời điểm thích hợp để cho trẻ tập tốt nhất. Cụ thể là từ 6 tháng trở đi khi hệ thống khung xương trên của trẻ đã hoàn toàn chắc chắn.
Mẹ cần kiểm tra hệ thống khung xương của trẻ, đặc biệt ở phần đầu và cổ khi trẻ đã có thể giữ thẳng, cứng cổ hoàn toàn. Trẻ sơ sinh sau 3 tháng đầu đời đã có thể lẫy, lật người và ngẩng cổ lên cao. Tuy nhiên, mẹ nên đảm bảo thời gian khoảng 3 tháng sau đó để hệ thống khung xương của trẻ phát triển chắc chắn, không gây những ảnh hưởng đến cột sống trong quá trình trẻ ngồi.
Ngoài 4 tháng, nếu muốn thì mẹ có thể dần tập cho trẻ ngồi bằng cách để trẻ dựa vào người mình và mẹ sẽ hỗ trợ đỡ trẻ tuy nhiên mẹ hãy để trẻ phát triển dần dần và tốt nhất là sau 6 tháng – thời điểm thích hợp nhất để tập ngồi cho trẻ.
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng tập ngồi mà mẹ có thể tham khảo:
Trẻ đã cứng cổ và đầu
Chỉ khi bé kiểm soát tốt đầu và cổ thì mới có thể sẵn sàng để ngồi. Mẹ có thể thấy điều này ở việc bé ngẩng cao đầu và giữ tư thế này trong khoảng thời gian nhất định khi bé lẫy, lật người.
Trẻ đã có những kiểm soát về hành động của cơ thể
Mẹ có thể quan sát hành động sử dụng chân, tay của trẻ có chủ đích hơn. Trẻ lật người, quay đầu thành thạo, kiểm soát được không gian xung quanh và có thể với, nắm lấy những vật xung quanh mình khi mẹ tập ngồi cho trẻ.
Mẹ có thể cho trẻ ngồi dựa vào người mình để hỗ trợ trẻ tập ngồi tốt hơn
3/ Khi bé học ngồi sớm hay muộn có ảnh hưởng đến phát triển
Để cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không không trở thành nỗi bận tâm to lớn, mẹ nên nắm vững được việc cho trẻ ngồi sớm hoặc muộn sẽ có những ảnh hưởng đến việc phát triển của trẻ ra sao. Cụ thể:
Trẻ học ngồi sớm
Nếu cho trẻ học ngồi quá sớm, hệ thống xương khớp của trẻ sẽ không thể phát triển tốt nhất, khả năng gù lưng, đau lưng sau này rất cao khi cột sống của trẻ chưa cứng cáp đã phải chịu áp lực lớn. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ đối diện với việc kém phát triển chiều cao, thể chất sau này khi cột sống bị cong vẹo, yếu ớt.
Trẻ học ngồi đúng độ tuổi sẽ phát triển toàn diện về thể chất cũng như các kỹ năng linh hoạt của cơ thể khi trẻ sẽ nhanh chóng biết bò hơn. Đồng thời, trẻ sẽ có thời gian để quan sát, khám phá thế giới xung quanh và nâng cao các kỹ năng toàn diện nhất,
Trẻ học ngồi muộn
Mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ ngồi muộn hơn so với những trẻ đồng trang lứa khác khi em bé phát triển chiều cao và cân nặng bình thường. Thực tế đã cho thấy có trẻ ngồi được từ 4 tháng tuy nhiên thông thường là từ 6 đến 8 tháng, nếu quá thời điểm này mẹ có thể quan sát trẻ nhiều hơn để hiểu trẻ, tránh gây ra những áp lực khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, khó chịu và mệt mỏi.
Đặc biệt đối với các trẻ sinh non, khả năng vận động sẽ chậm hơn với những trẻ bình thường khác nên nếu thấy trẻ ngồi muộn thì mẹ cũng nên bình tĩnh và theo sát con nhé!
Đối với các trường hợp đến trên 1 tuổi vẫn chưa tập ngồi được thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân bởi rất có thể trẻ mắc chứng chậm phát triển, liên quan đến hệ thần kinh và nội tiết. Thông thường trẻ tầm 1 tuổi đã có thể bắt đầu đi men và sẵn sàng để tập đi hoặc đi thành thạo nên nếu trên 1 tuổi mà bé vẫn chưa biết ngồi thì đồng nghĩa với việc trẻ cần được sự trợ giúp từ bác sĩ.
Ngoài ra, chậm ngồi sẽ kéo theo những hoạt động phát triển khác cũng trở nên chậm trễ theo như quan sát, vận động và khó ăn dặm hơn khi trẻ không thể ngồi thẳng để hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.
Để giúp trẻ có hệ thống xương khớp vững chắc, hỗ trợ việc ngồi và các bước phát triển của trẻ, mẹ nên cho trẻ sử dụng Canxi Cafir D3. Thành phần của Canxi Cafir D3 là nấm sữa Kefir, Canxi và vitamin D3 có tác dụng bổ sung canxi hiệu quả, tăng cường khả năng phát triển xương, giảm thiểu tối đa nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng, kém hấp thu ở trẻ nhỏ. Được sản xuất tại Italy với công nghệ độc đáo, Canxi Cafir D3 được rất nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng với mong muốn con mình có hệ thống xương khớp phát triển toàn diện, ngăn ngừa gù lưng, kém vận động ở trẻ nhỏ.
Canxi Cafir D3 mùi vị thơm ngon, giúp xương chắc khỏe để trẻ cứng cáp, khỏe mạnh hơn
Hy vọng rằng bài viết cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không đã giúp các mẹ hiểu thêm về cách để cho trẻ phát triển toàn diện nhất thông qua kỹ năng cơ bản này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy nhanh tay gọi đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Tham khảo thêm: Các cách đánh thức bé dậy theo easy cực đơn giản mà mẹ nên biết