Trẻ nhỏ bị nôn trớ là một trong những tình trạng thường gặp, lúc này tại sao nên sử dụng men vi sinh cho trẻ nôn trớ và sử dụng trong bao lâu thì tình trạng này sẽ thuyên giảm. Trên thị trường đã có một số loại men vi sinh, có nguồn gốc trong nước lẫn hàng nhập khẩu, hàng xách tay. Nhưng men vi sinh nào là tốt hơn cho trẻ, cùng Buona tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1/ Vì sao nên dùng men vi sinh cho trẻ nôn trớ?
Nôn trớ lượng nhỏ thức ăn sau bú là tình trạng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh do dạ dày của trẻ còn nằm ngang và thể tích nhỏ. Theo thời gian khi trẻ lớn hơn thì tình trạng này cũng giảm dần và tự khỏi.
Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn trớ ở trẻ vẫn kéo dài bất chấp các biện pháp can thiệp như điều chỉnh cách cho bú, hạn chế một số thực phẩm dễ gây đầy bụng… thì mẹ nên cân nhắc bổ sung men vi sinh cho trẻ dễ hỗ trợ giảm thiểu tình trạng nôn trớ, đồng thời giúp con có một đường tiêu hoá khoẻ mạnh hơn. Trong men vi sinh bao gồm các chủng lợi khuẩn sống, vi sinh vật có lợi cho đường ruột, khi trẻ uống sẽ giúp gia tăng và cân bằng hệ tiêu hóa giảm thiểu tình trạng nôn trớ hiệu quả.
2/ Trẻ nôn trớ dùng men vi sinh bao lâu thì khỏi?
Trẻ nôn trớ dùng men vi sinh bao lâu thì khỏi còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự phát triển cấu trúc đường tiêu hoá của trẻ, thức ăn của bé và mẹ (với trẻ bú mẹ)… Mỗi trẻ sẽ cần thời gian để cải thiện khác nhau, nhưng chúng thường không đáng lo ngại và sẽ thuyên giảm dần theo thời gian nên mẹ không cần lo lắng quá nhé.
Với những bé lớn hơn, việc thỉnh thoảng nôn trớ là điều bình thường và thường kéo dài không quá 1-2 ngày. Tuy nhiên, mẹ sẽ cần đưa bé đến khám bác sĩ nếu:
- Trẻ nôn quá 2 ngày
- Trẻ nôn liên tục và không thể giữ được chất lỏng ăn, uống vào
- Trẻ có dấu hiệu mất nước: khô miệng, khóc không ra nước mắt, tiểu ít, không làm ướt nhiều tã, buồn ngủ, mắt trũng, mệt mỏi…
- Chất nôn có màu xanh hoặc có máu
- Sốt
- Khó chịu, cáu kỉnh
- Bụng cứng, đầy hơi hoặc đau
- Không chịu ăn, uống
3/ Men vi sinh cho trẻ nôn trớ tốt nhất từ Italy
Để lựa chọn được men vi sinh cho trẻ nôn trớ tốt nhất, trước hết mẹ hãy tìm sản phẩm chứa thành phần chủng lợi khuẩn đã được chứng minh lợi ích rõ ràng trên tình trạng nôn trớ này. Trong đó điển hình nhất là L. reuteri.
Khi nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của lợi khuẩn với khả năng ăn, thói quen đại tiện và và nhu động ruột ở trẻ sơ sinh, Indrio F và cộng sự (Khoa Nhi, ĐH Bari Policlinico, Bari, Italy) nhận thấy bổ sung lợi khuẩn L.reuteri cải thiện đáng kể khả năng dung nạp thức ăn và chức năng đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức. Thời gian nôn trớ, quấy khóc, đau quặn bụng của trẻ cũng giảm đáng kể.
Trong một nghiên cứu khác thực hiện trên 42 trẻ sơ sinh trào ngược, được chọn ngẫu nhiên để sử dụng L. reuteri DSM 17938 với liều 1 × 10^8 CFU mỗi ngày và giả dược trong 30 ngày. Kết quả cho thấy nhóm sử dụng L. reuteri giúp giảm co thắt dạ dày và thúc đầy quá trình làm rỗng dạ dày, từ đó làm giảm tần suất trào ngược.
Hiện nay, lợi khuẩn bao phim Simbiosistem được đánh giá là men vi sinh tốt cho trẻ nôn trớ. Đây cũng là lựa chọn khuyên dùng của nhiều bác sĩ nhi khoa.
Sản phẩm bổ sung 2 chủng lợi khuẩn L. reuteri LRE02 và L. rhamnosus LR06 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thu… ở trẻ. Đặc biệt, Simbiosistem có HIỆU QUẢ GẤP 5 LẦN với Công nghệ bao phim độc quyền đã được cấp Bằng sáng chế tại Châu Âu. Nếu mẹ đang muốn tìm kiếm một sản phẩm chất lượng, hiệu quả nhanh hơn thì đây là men vi sinh không nên bỏ lỡ.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ có thêm kinh nghiệm để lựa chọn được men vi sinh cho trẻ nôn trớ tốt. Nếu còn điều gì băn khoăn, mẹ có thể để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc liên hệ trực tiếp tới Facebook/Zalo để được các Dược sĩ Buona hỗ trợ!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastrointestinal-tract/vomiting-in-children-and-babies
- https://kidshealth.org/en/parents/vomiting-sheet.html
- https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1365-2362.2010.02425.x
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18492520/