Trẻ bị khô môi thiếu chất gì? Những nguyên nhân mẹ cần tìm hiểu

Vấn đề trẻ bị khô môi thiếu chất gì nếu mẹ biết được sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng này cũng như kịp thời phát hiện ra những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra. Tìm hiểu câu trả lời và nguyên nhân, cách điều trị khô môi cho trẻ tại nhà thông qua bài viết sau đây! 

1/ Trẻ bị khô môi thiếu chất gì?

Khi trẻ bị khô môi thiếu chất gì thì đây là tình trạng mà cơ thể trẻ đang bị thiếu hụt các vitamin, dưỡng chất thiết yếu khiến môi có dấu hiệu nứt nẻ, khô ráp. Một số nhóm chất có thể gây nên tình trạng này có thể kể đến như:

Sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc đưa oxy đến các tế bào của cơ thể. Điều này sẽ giúp các tế bào được tái tạo, bảo vệ khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Ngoài khi trẻ có dấu hiệu môi nhợt nhạt, thiếu sức sống thì môi khô tại các khóe môi, có thể gây chảy máu cũng là một dấu hiệu cho thấy cơ thể của trẻ đang bị thiếu sắt.

Vitamin nhóm B

  • Vitamin B6: khi thiếu vitamin B6, các bã nhờn trên da không được điều tiết hiệu quả dẫn đến môi trở nên khô ráp, nứt nẻ.
  • Vitamin B3: (niacin) được biết đến như một chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ một làn da khỏe mạnh. Khi thiếu vitamin B3, cơ thể dễ bị lão hóa hơn trong đó có làn da khiến da dễ xuất hiện các nếp nhăn, không còn căng bóng, mịn màng. Điều này cũng tương tự đối với làn da ở môi khi chúng sẽ trở nên nứt nẻ, gây đau đớn, khó chịu. Không phải ngẫu nhiên mà vitamin B3 thường xuất hiện trong các loại kem bôi ngăn ngừa lão hóa, tinh chất làm đẹp.
  • Vitamin B2: (riboflavin) là chất giúp cho da, tóc, móng tay, da môi luôn khỏe mạnh. Nếu trẻ thiếu vitamin B2, biểu hiện của môi trẻ sẽ khô ráp, nứt mặc dù không có tác động từ môi trường, thời tiết bên ngoài.

Vitamin C

Vitamin C có tác dụng tái tạo collagen, nâng đỡ, cải thiện các tế bào, mô biểu bì dưới da giúp da luôn căng bóng, mịn màng. Ngoài ra, vitamin C có thể tăng cường sức đề kháng, làm lành các vết thương, ngăn chặn quá trình sừng hóa, thiết lập lại tế bào biểu bì, đặc biệt là ở vùng môi. Vì vậy, nếu trẻ thiếu vitamin C, trẻ sẽ không chỉ có dấu hiệu khô môi mà còn rất dễ bị ốm, cơ thể luôn mệt mỏi, tinh thần không được hưng phấn, vui vẻ.

Kẽm

Khi cơ thể của trẻ thiếu kẽm, đôi môi của trẻ sẽ không được căng bóng, hồng hào như bình thường mà thay vào đó là tình trạng nứt, khô gây đau đớn, khó chịu trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Thiếu kẽm, làn da sẽ không có sự đàn hồi, trẻ sẽ dễ dàng mắc các bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm.

Trẻ bị khô môi thiếu chất gì

Trẻ khô môi có thể là do thiếu vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm và các khoáng chất khác 

2/ Nguyên nhân khiến trẻ bị khô môi là gì

Ngoài trẻ bị khô môi thiếu chất gì, tình trạng này có thể do một số nguyên nhân sau gây ra:

Do thiếu nước

Trẻ bị thiếu nước khi thời tiết quá nóng gây đổ mồ hôi nhiều hoặc thời tiết quá lạnh, khô đều khiến môi của trẻ bị khô lại. Việc mất nước này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động, chức năng của cơ thể khiến cơ thể của trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải. Một số dấu hiệu mất nước của trẻ bên cạnh khô môi mà mẹ không thể bỏ qua: nhịp tim nhanh, da tái, bàn tay và bàn chân lạnh, khóc không ra nước mắt.

Do cơ địa

Một nguyên nhân khiến trẻ bị khô môi nữa đó là cơ địa của trẻ. Rất nhiều trẻ còn nhỏ có sức đề kháng còn yếu, làn da nhạy cảm nên dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường bên ngoài. Đối với những trẻ có cơ địa đặc biệt nhạy cảm như vậy, mẹ cần chú ý đến môi trường sống cũng như những vật tác động lên môi của trẻ như khăn mặt, nguồn nước, quần áo … để tránh cho trẻ những sự kích ứng nguy hiểm.

Do thói quen

Các thói quen liếm môi, sờ lên môi thường xuyên cũng sẽ khiến môi của trẻ rơi vào tình trạng nứt nẻ, khô ráp. Sau khi liếm môi, lượng nước bọt bay hơi đi khiến môi của trẻ mất đi độ ẩm tự nhiên, sự cân bằng bị phá vỡ dẫn đến môi khô lại thường xuyên.

Trẻ bị khô môi thiếu chất gì

Thói quen liếm môi sẽ khiến cho môi của trẻ bị khô hơn

Do bệnh lý

Khô môi có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý nguy hiểm mà mẹ không thể bỏ qua. Các bệnh này có thể kể đến như: bệnh tuyến giáp, viêm da … Nên trong bất cứ trường hợp nào mẹ thấy môi trẻ khô ráp, chảy máu trong thời gian dài thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để sớm tìm ra những giải pháp phù hợp nhất điều trị cho trẻ.

3/ Các mẹo xử lý khô môi cho trẻ tại nhà

Để trẻ bị khô môi thiếu chất gì không trở thành nỗi bận tâm to lớn, các mẹ có thể áp dụng các mẹ xử lý khô môi cho trẻ tại nhà như sau:

Sử dụng các sản phẩm dưỡng môi cho trẻ

Những sản phẩm dưỡng môi cho trẻ có thể kể đến như: dầu dừa, son dưỡng môi chuyên dụng cho trẻ, sữa mẹ … Mẹ dùng những sản phẩm này để thoa lên môi của trẻ nhằm cung cấp thêm các dưỡng chất, cấp ẩm, tái tạo làn da môi cho trẻ một cách tốt nhất. Thoa mỗi ngày 3 lần, đặc biệt lúc trước khi trẻ đi ngủ để thấy được hiệu quả rõ rệt nhất.

Tạo độ ẩm cho nơi trẻ ở

Mẹ có thể sử dụng máy cấp ẩm, máy phun sương để tạo độ ẩm cho trẻ. Đặc biệt trong những ngày thời tiết hanh khô hoặc quá nóng bức, việc này sẽ giúp trẻ không bị mất nước khiến môi trở nên khô ráp, nứt nẻ.

Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp trẻ hấp thụ tốt nhất các vitamin và khoáng chất thiết yếu, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt chất khiến môi trẻ bị khô nứt. Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm như thịt cá, rau xanh … để trẻ có thể phát triển toàn diện nhất về thể chất và trí tuệ.

Cho trẻ uống nước

Uống nước mỗi ngày sẽ giúp trẻ thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất nước gây ra khô môi, mệt mỏi, căng thẳng.

Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ sử dụng Difesa – siro tăng cường sức đề kháng cho trẻ toàn diện, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, các bệnh đường tiêu hóa. Sản phẩm được sản xuất tại Italy theo tiêu chuẩn châu Âu bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ thiếu chất, trẻ sẽ ăn ngon, hấp thụ tốt, phát triển khỏe mạnh.

trẻ bị khô môi thiếu chất gì

Difesa giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng thiếu chất, các bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở trẻ một cách an toàn, hiệu quả

Hy vọng rằng bài viết trẻ bị khô môi thiếu chất gì đã đem đến cho bạn cái nhìn toàn diện nhất về tình trạng này ở trẻ nhỏ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí trong thời gian sớm nhất.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline