Trẻ bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao? Triệu chứng và nguyên nhân

Trẻ bị đầy bụng khó tiêu là nguyên nhân khiến trẻ ăn uống kém, hấp thu kém dẫn đến chậm tăng cân. Vậy đâu là lời giải đáp chính xác về nguyên nhân và cách chữa tình trạng này cho bé? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.

Hiện tượng bụng đầy hơi khó tiêu dẫn đến buồn nôn thường gặp ở con nhỏ, nhất là với các bé dưới 12 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện. Nếu tình trạng này kéo dài, cha mẹ nên cẩn thận đưa con đến các cơ sở y tế để kiểm tra và chữa trị.

1/ Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng khó tiêu

Thông thường, trẻ bị đầy bụng khó tiêu xuất phát từ ăn uống quá nhiều hoặc không nhai kỹ. Khi con mắc triệu chứng này, cơ thể sẽ cảm thấy nặng nề và khó chịu ở vùng bụng trên (khu vực dạ dày).

Ngoài ra, hiện tượng đầy bụng khó tiêu cũng có liên quan đến các vấn đề về y tế. Co nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị đầy bụng, cụ thể như sau:

Thói quen ăn uống không khoa học

Trẻ đầy bụng có thể do ăn quá no, quá nhanh hoặc ăn nhiều thực phẩm chất béo. Việc ăn nhiều đồ ăn hơn bình thường cũng gây nên áp lực cho vùng bụng khiến con khó tiêu.

trẻ bị đầy bụng khó tiêu

Rất có thể, con đang có một chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khi không cân bằng các thành phần dưỡng chất như tinh bột, chất xơ và chất đạm. Ngoài ra, nhiều bà mẹ cho con ăn các bữa sát nhau cũng khiến hệ tiêu hóa không kịp tiêu hóa hết thức ă, do vậy thức ăn chưa kịp tiêu đã bị đẩy xuống đường ruột gây khó chịu.

Béo phì

Trẻ thừa cân dễ bị chứng đầy bụng, khó tiêu do axit có thể trào ngược lên thực quản. Triệu chứng đầy bụng này cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ béo phì so với những trẻ nhỏ cân nặng bình thường.

Trẻ bị căng thẳng quá mức

Trẻ bị áp lực một cách thái quá có thể trở nên sợ hãi, stress hay căng thẳng. Điều này có thể góp phần gây nên tình trạng đầy bụng ở trẻ và ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa.

Trẻ gặp tác dụng phụ sau khi dùng thuốc Tây

Một số loại thuốc Tây khi áp dụng cho trẻ có thể khiến lợi khuẩn/ vi khuẩn trong đường ruột tấn công hệ tiêu hóa và gây nên hiện tượng trẻ bị đầy bụng.

tác dụng phụ của thuốc khiến bé đầy bụng

Nhiều khả năng, đó là loại thuốc chống viêm không steroid – được biết đến như là một trong những nguyên nhân dẫn đến đầy hơi. Chất nitrat có trong thuốc này có thể khiến co thắt thực quản, làm axit trong dạ dày rò rỉ và kích ứng lớp màng bảo vệ hệ tiêu hóa.

Do trẻ mắc bệnh lý

Trẻ bị bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa cũng rất dễ mắc chứng đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, cũng rất có thể trẻ bị trào ngược dà dày thực quản đi kèm biểu hiện nôn trớ khiến cha mẹ khó phân biệt với chứng đầy hơi.

Một số bệnh lý sau đây có thể gây nên hiện tượng trẻ bị đầy bụng khó tiêu:

+ Táo bón: Phân đọng trong hệ đường ruột, nên vi trùng sẽ sinh hơi trong đại tràng dẫn đến chướng bụng. Nếu bé táo bón lâu ngày từ 2 tuần trở lên, đã bắt đầu xuất hiện tâm lý nín nhịn sợ đi ngoài hay nặng hơn là phản xạ khi đi ngoài giảm thì mẹ nên sử dụng ngay thuốc nhuận tràng cho bé.

bột nhuận tràng PEGinpol

Một sản phẩm tốt, được đông đảo BS Nhi khoa kê đơn là PEGinpol, với thành phần là macrogol 3350 – hoạt chất được chỉ định đầu tay trong táo bón chức năng ở trẻ. Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại: PEGinpol – Bột nhuận tràng trị táo bón trẻ em. Chỉ định đầu tay trong táo bón chức năng

+ Nhiễm ký sinh trùng đường ruột, phình đại tràng bẩm sinh

+ Bệnh thoát vị hành: Tình trạng nhô cao bất thường của dạ dày, nặng hơn sẽ là trào ngược axit, gây khó chịu ở thượng vị, trẻ có triệu chứng đầy bụng, ăn không tiêu.

+ Hội chứng đại tràng, ruột kích thích: Hơi chứa lâu trong đường ruột khiến bụng trẻ phình to vì đầy hơi

+ Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Axit và dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản khiến trẻ buồn nôn, ợ nóng và dẫn đến đầy bụng khó tiêu.

+ Không dung nạp đường lactose hoặc tinh bột

Các nguyên nhân khác khiến trẻ bị đầy bụng khó tiêu

Ngoài các lý do phổ biến trên, một số nguyên nhân khác dưới đây cũng khiến trẻ đầy bụng, ăn không tiêu:

+ Thiếu ngủ

+ Ăn quá khuya

+ Dùng đồ uống có cafein

+ Bất dung nạp với thực phẩm như sữa chứa đường lactose, hải sản

2/ Triệu chứng khi trẻ em bị đầy bụng khó tiêu

Các mẹ cần quan sát kỹ và có những cách xử lý phù hợp nếu thấy con có một trong các triệu chứng này xảy ra sau bữa ăn. Tình trạng trẻ bị đầy bụng khó tiêu thường có những biểu hiện khó chịu dưới đây.

+ Bé cảm thấy nặng bụng và đau rát

+ Đầy hơi, chướng bụng

+ Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua nếu axit và chất lỏng trào ngược từ dạ dày lên miệng

+ Buồn nôn hoặc nôn ói thường xuyên

+ Quấy khóc liên tục không rõ nguyên nhân

+ Trẻ cảm giác dạ dày còn đầy thức ăn dù cách thời điểm bữa trước khá lâu

Ngoài ra, một dấu hiệu dễ quan sát nhất khi trẻ đầy bụng là con bị đau vùng bụng trên.

trẻ bị đầy bụng khó tiêu

3/ Khi trẻ bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao?

Trẻ bị đầy bụng khó tiêu là tình trạng thường gặp và bố mẹ không nên quá lo lắng khi bé vẫn vận động và ham chơi bình thường. Các phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc và mẹo chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây để giúp con cải thiện triệu chứng của đầy bụng, khó tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

– Cho con ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều

Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh sẽ giúp con quên đi cơn đau bụng và cảm giác khó chịu ở dạ dày.

– Cho trẻ uống nước thường xuyên

Nước có thể giảm tác động của trào ngược axit một cách hiệu quả. Do vậy, các mẹ nên cho bé uống nước đầy đủ, và nhiều lần trong ngày. Ngoài nước lọc, nước canh rau hay nước trái cây cũng là những lựa chọn tốt cho con.

– Cho con uống nước gừng

Lấy vài lát gừng đun sối với nước, để 10-15 phút rồi cho thêm 2 thìa mật ong. Cho trẻ uống nước gừng này vào buổi sáng để cải thiện khả năng tiêu hóa

– Cho trẻ nhai lá bạc hà

Lá bạc hà có thể giúp giảm đau bụng, chống đầy bụng và kích thích tiêu hóa hiệu quả. Tuy nhiên, nhai lá bạc hà không dễ dàng, nếu bé không thể nhai, các mẹ cũng không nên ép con.

– Chia nhỏ bữa ăn cho bé

Thay vì ép trẻ ăn no một bữa, các mẹ nên cho con ăn thành nhiều bữa, cứ sau khoảng 2-3 giờ một lần. Nhớ nhắc con nhai kỹ và tập trung vào ăn, để có thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

bé bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao

– Không để trẻ bị căng thẳng

Trò chuyện cùng con thường xuyên để hiểu hơn các vấn đề tâm lý của trẻ. Qua đó, việc cố gắng giúp con hết stress, căng thẳng, cũng góp phần giúp con tránh bị đầy bụng khó tiêu.

– Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi

Khi trẻ bị đầy bụng, các mẹ không nên cho con mặc quần áo bó sát vì những trang phục này sẽ càng làm trẻ cảm thấy khó chịu và căng bụng hơn.

– Massage bụng cho bé

Các mẹ hãy dùng các ngón tay xoay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ rốn của bé ra ngoài sau khi con hoàn thành bữa ăn được 30 phút. Cách làm này sẽ giúp con cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn.

massage bụng cho bé

– Giúp bé xì hơi

Khi xì hơi được, trẻ bị đầy bụng chắc chắn sẽ bớt khó chịu hơn. Các mẹ có thể giúp con xì hơi bằng cách ôm bé sát vào ngực, hơi ngả người ra sau hoặc bế con sau cho bụng bé nằm ngang trên tay. Dùng tay vuốt lưng cho con để bé xì hơi dễ hơn.

– Chườm nóng bụng cho bé

Mẹ lấy 2 chiếc khăn nhúng vào nước nóng rồi vắt khô (chú ý độ nóng để không làm bỏng con). Sau đó, đặt lên bụng con 1 chiếc và quấn quanh bụng bằng chiếc còn lại. Sức nặng và hơi nóng từ khăn sẽ giúp bé đẩy hơi thừa trong bụng ra ngoài nhanh và dễ dàng hơn.

Ngoài những cách chăm sóc thông dụng trên, vẫn còn nhiều biện pháp có thể giúp con giảm chứng chướng bụng hiệu quả như cho con uống nước chanh. Chú ý, các mẹ chỉ nên áp dụng những cách này đối với trẻ khoảng 1 tuổi. Tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy những mẹo này không giúp trẻ giảm chứng đầy bụng, khó tiêu.

– Bổ sung men vi sinh cho bé: Phần lớn các trường hợp đầy bụng khó tiêu xuất phát từ nguyên nhân đường tiêu hóa của trẻ còn yếu, khó tiêu hóa thức ăn. Do vậy, cha mẹ nên bổ sung men vi sinh theo từng đợt cho bé từ 1-2 tháng. Để hiệu quả tốt và nhanh hơn, cha mẹ nên chọn men vi sinh được sản xuất theo các công nghệ đặc biệt như công nghệ bao phim lợi khuẩn, công nghệ bào tử. Nghiên cứu cho thấy, công nghệ bao phim giúp hiệu quả gấp 5 lần thông thường. Mẹ có thể tham khảo chi tiết thông tin sản phẩm tại: Simbiosistem Gocce – Men vi sinh đặc hiệu cho các rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em.

SIMBIOSISTEM – Men Vi Sinh

4/ Đối với trẻ đầy bụng khó tiêu nên ăn gì

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng góp phần điều trị và ngăn ngừa chứng khó tiêu ở trẻ nhỏ. Các mẹ cần đảm bảo con có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để hạn chế nguy cơ bị đầy bụng.

Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì? Cha mẹ có thể tham khảo các thực phẩm có khả năng kích thích tiêu hóa như sau.

Cho bé ăn dứa

Dứa là loại trái cây giàu chất xơ và bromelain, dứa có khả năng giúp phân hủy protein trong thức ăn, chống viêm và bảo vệ đường ruột tốt.

nên ăn gì khi đầy hơi

Các loại hạt

Nghiên cứu phát hiện ra rằng chất trong hạt thì là sẽ giúp tăng tiết enzym tiêu hóa từ tuyến tụy. Các mẹ có thể chế biến hạt thì là trong bữa ăn của trẻ bằng cách rang hạt thì là rồi nghiền thành bột mịn để thêm vào cháo cho con ăn.

Rau củ quả giàu chất xơ hòa tan

Các loại quả như lê, táo, bí đỏ, đu đủ, cà rốt, chuối… giàu chất xơ hòa tan sẽ giúp làm dịu đường tiêu hóa, và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn trong ruột.

trẻ bị đầy bụng khó tiêu

Cho bé ăn sữa chua

Sữa chua là loại đồ ăn giúp ngăn chặn tích tụ khí và chất lỏng trong dạ dày, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động hệ tiêu hóa. Khi con được 7-8 tháng tuổi, các mẹ có thể cho con tập ăn sữa chua. Tuy nhiên, mới đầu, chỉ nên cho con ăn vài thìa, sau đó tăng dần lên khi trẻ trên 2 tuổi.

Chú ý không nên cho con ăn sữa chua khi bé đói bụng, cho bé ăn khoảng 30 phút – 1 giờ sau khi ăn là tốt nhất.

Nhìn chung, các mẹ cần chú ý hạn chế các thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn nhanh, nước ngọt và các đồ uống chứa cafein khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con để hiện tượng trẻ bị đầy bụng khó tiêu sẽ xảy ra ít hơn. Đặc biệt, các mẹ cần quan sát phản ứng của bé đối với các loại thực phẩm để nhận ra bất kỳ biểu hiện bất thường nào của trẻ rồi hạn chế chúng trong bữa ăn.

Tham khảo thêm:

Xì hơi ra váng mỡ là bệnh gì? Có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa không?

Trẻ bị đau bụng sau khi ăn là do đâu? Liệu có nguy hiểm không?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline