Cho trẻ uống sắt vào thời điểm nào trong ngày? Giải đáp chi tiết

Nên cho trẻ uống sắt vào thời điểm nào trong ngày và bổ sung thế nào để hiệu quả tốt nhất? Nhiều khi, uống sắt sai thời điểm, sai cách sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả.

1/ Cho trẻ uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Thời điểm cho trẻ uống sắt tốt nhất trong ngày là trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ (cụ thể là uống vào buổi sáng hoặc buổi trưa). Nên tránh cho trẻ uống sắt vào buổi tối vì nhiều khi sắt chưa được hấp thu hết khi trẻ đi ngủ, nên trẻ có thể sẽ cảm thấy đầy bụng, đầy hơi nên khó ngủ. Điều bạn cần lưu ý là các sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ trên thị trường hầu hết đều ở dạng Fe 3+ nên bạn cần cho bé uống lúc đói, khi pH dạ dày không quá thấp.

cho trẻ uống sắt vào thời điểm nào trong ngày

Chúng ta cần điểm qua một vài tính chất của sắt để hiểu rõ hơn về việc cho trẻ uống sắt vào thời điểm nào trong ngày. Hiện nay, nguồn sắt chính trong thức ăn và các loại thực phẩm bổ sung chủ yếu là Sắt non-heme (sắt không được gắn với phân tử heme). Trong đó, sắt được chia ra làm 2 loại là Fe 2+ và Fe 3+.

Vì ở niêm mạc ruột chỉ có kênh vận chuyển ion 2+ nên để được hấp thu, bắt buộc sắt phải ở dạng Fe 2+. Đồng nghĩa với việc, Fe 3+ phải chuyển hóa thành Fe 2+. Thế nhưng, quá trình này bị ảnh hưởng nhiều bởi pH dạ dày, trong môi trường axit cao – pH thấp thì sắt sẽ ổn định ở trạng thái Fe 3+ và rất khó hấp thu được.

cho trẻ uống sắt vào thời điểm nào trong ngày

Để linh hoạt hơn về vấn đề thời gian này, bạn có thể tham khảo bổ sung sắt cho bé dưới dạng Sắt Bisglycinate Chelate (FeBC). Đây là sắt hữu cơ với đặc điểm là nguyên tố Fe 2+ được Chelate hóa, hai đầu được bảo vệ bởi 2 phân tử Glycine. Chính vì thế, không chỉ mang đặc tính của Fe 2+ dễ hấp thu mà FeBC còn rất ít bị ảnh hưởng bởi acid dạ dày hay thức ăn. Theo báo cáo từ Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, FeBC có sinh khả dụng cao (khoảng 80%) và gấp 4 lần so với Fe 3+. Trẻ có thể dùng khi đói hay no mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo cho bé sản phẩm Ferrodua – sản phẩm bổ sung sắt của hãng Buona với công thức độc đáo Sắt Bysglycinate dạng nhỏ giọt đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

sắt ferrodue

2/ Bé uống sắt sai thời điểm có sao không

Ngoài việc cần chú ý đến việc nên cho trẻ uống sắt khi nào. Và trong quá trình bổ sung sai thời điểm sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của sắt. Ví dụ như, nếu uống gần bữa ăn – lúc acid dạ dày tiết ra nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn thì sẽ cản trở việc chuyển hóa Fe 3+ thành Fe 2+. Mặt khác, một số thức ăn còn có thể tương tác làm giảm sự hấp thu sắt như: sữa, trà, nước có ga, cà phê…

Tuy nhiên, bạn cũng không nên cho trẻ uống sắt xa bữa ăn, khi quá đói bởi có thể gây kích ứng dạ dày và khiến trẻ dễ đau bụng, buồn nôn, nôn…

Với những trẻ có đường tiêu hóa quá nhạy cảm, ngay cả khi uống sắt trước ăn 1h hoặc sau ăn 2h vẫn gặp hiện tượng kích ứng này thì bạn có thể cho bé sử dụng trong hoặc ngay sau bữa ăn, khởi đầu với liều thấp và sau đó tăng dần. Hoặc dùng cho bé Sắt Bisglycinate Chelate để có thể dùng trong bữa ăn mà không ảnh hưởng tới hiệu quả.

3/ Một số lưu ý khi cho bé uống sắt trong ngày

Không chỉ cho trẻ uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mà cách uống sắt cũng quan trọng không kém. Dưới đây là các lưu ý khi bổ sung sắt cho trẻ:

  • Sắt được hấp thu tối đa khi bụng đói, vì vậy bạn nên cho bé uống sắt trước ăn 1h hoặc sau ăn 2h.
  • Trong trường hợp trẻ bị kích ứng đường tiêu hóa (đau bụng, nôn, buồn nôn…), bạn nên cho trẻ dùng gần bữa ăn hơn và bắt đầu với liều thấp, theo dõi đáp ứng của bé và tăng dần liều lên.
  • Có thể dùng sắt cùng với vitamin C hoặc các thực phẩm giàu vitamin C để tăng hấp thu sắt.
  • Thời điểm tránh dùng các thực phẩm ức chế hấp thu sắt (sữa và các sản phẩm từ sữa, trà, cà phê, đồ uống có gas…) sau khi uống sắt 1-2h.
  • Không uống sắt cùng với Canxi hoặc thực phẩm giàu canxi như sữa vì nó sẽ cản trở sự hấp thu của sắt.
  • Không cho trẻ uống sắt cùng thời điểm với thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và quinolon, thuốc kháng acid (Aluminium hydroxide, Magnesium hydroxide, Calcium carbonate…), hormon tuyến giáp.
  • Các dạng sắt lỏng, siro có thể làm sậm màu răng của trẻ khi sử dụng liên tục trong thời gian dài. Vì vậy, trẻ nên súc miệng hoặc đánh răng sau khi uống.
  • Một số trẻ có thể đi ngoài phân đen khi uống sắt trong ngày. Tuy nhiên tác dụng phụ này không gây hại.
  • Khi trẻ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn… hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có giải pháp xử trí phù hợp tùy mức độ.
  • Để sắt xa tầm với của trẻ vì sắt vẫn là một trong các nguyên nhân ngộ độc thuốc hàng đầu. Nếu trẻ có các biểu hiện như: đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy, đi ngoài ra máu… thì bạn cần ngay lập tức đưa trẻ đến cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.

Trên đây là phần trả lời cho câu hỏi cho trẻ uống sắt vào thời điểm nào trong ngày cũng như các cách cho trẻ uống sắt như thế nào. Hãy lưu lại và áp dụng các gợi ý trên đây, cũng như tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để bổ sung sắt cho bé cách hiệu quả và an toàn nhé.

Tham khảo thêm bài viết:

Sau sinh uống sắt và canxi trong bao lâu?

Thuốc bổ sung sắt cho bé loại nào tốt nên sử dụng hiện nay?

Trẻ thiếu máu nên uống thuốc gì? Top 5 loại thuốc nên sử dụng

Uống sắt có hại gan không? Nên uống thế nào để không gây hại

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline