Trẻ ho liên tục không ngủ được do nguyên nhân nào? Cần phải làm gì

Ho giúp loại bỏ dịch nhầy, virus… ra khỏi cơ thể. Nhưng ho nhiều, trẻ ho liên tục không ngủ được thì chúng ta cần cân nhắc giúp trẻ giảm ho. Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

1/ Nguyên nhân trẻ ho liên tục không ngủ được

Trẻ ho liên tục không ngủ được

Ho thường không phải là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng. Thực tế, đây là phản xạ tốt của cơ thể để bảo vệ đường hô hấp ở vùng cổ và ngực, ngăn không cho virus, vi khuẩn hay bụi bẩn trú ngụ và tiến sâu vào đường hô hấp dưới.

Trẻ ho liên tục không ngủ được, ho nhiều hơn về đêm thường đến từ cảm cúm, cảm lạnh hay hen suyễn làm tăng tiết dịch đường hô hấp, và khi nằm thì chất nhầy dư thừ từ vùng xoang mũi chảy xuống sẽ bị tích tụ tại cổ họng và kích thích gây ho.

2/ Bé ho liên tục không ngủ được có nguy hiểm không?

Bé ho liên tục không ngủ được sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi đêm và cả sức khoẻ của bé trong ngày hôm sau là điều chúng ta có thể thấy rõ. Vì không đủ thời gian nghỉ ngơi nên sẽ ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, trẻ lâu khỏi bệnh hơn. Tuy vậy, khi áp dụng các biện pháp chăm sóc và trẻ có thể khoẻ mạnh trở lại.

Nhưng nếu trẻ thường xuyên ho nhiều về đêm, đặc biệt khi kèm theo khó thở khó thở, có dấu hiệu suy hô hấp (thở mạnh hoặc nhanh, lỗ mũi phập phồng, hóp vào giữa xương sườn hoặc xương đòn để thở), khó khăn khi ăn hay uống thì mẹ hãy đưa con đi khám ngay để loại trừ nguyên nhân nghiêm trọng như hen suyễn hoặc nhiễm trùng xoang mãn tính, do các bệnh lý này sẽ khiến đường hô hấp trở nên nhạy cảm và khó chịu hơn về đêm.

3/ Khi trẻ ho liên tục không ngủ cần làm gì?

Trẻ ho liên tục không ngủ được

Để giúp đỡ trẻ ho liên tục không ngủ được, mẹ nên:

  • Nâng cao đầu giường (VD: đặt 1 chiếc gối dưới nệm) để giảm tắc nghẽn, ứ đọng dịch nhầy nơi cổ họng
  • Cho trẻ uống thêm nước ấm (tránh đồ uống có ga hoặc nước trái cây có múi) để làm dịu cổ họng, cấp nước cho cơ thể và làm loãng dịch nhầy, dịch nhầy dễ bị loại bỏ hơn
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu trẻ bị nghẹt mũi, khó thở. Không khí mát mẻ, ẩm ướt sẽ giúp trẻ dễ thở, đồng thời giảm khô mũi, dịch nhầy dễ được loại bỏ
  • Nhỏ mũi cho bé với nước muối sinh lý hay nước muối ưu trương 3% khi con sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở để làm dịch nhầy ở mũi, giảm thiểu lượng lịch tiến tới cổ họng và kích thích gây ho
  • Nếu trẻ có nhiều dịch mũi, mẹ hãy hướng dẫn trẻ xì mũi hoặc hút mũi nếu trẻ chưa biết xì
  • Với trẻ > 1 tuổi, mẹ có thể cho bé uống 1 thìa mật ong trước khi đi ngủ
  • Cho trẻ tắm nước ấm và xông hơi trong phòng tắm 15 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ
  • Không tự ý sử dụng thuốc ho cho trẻ

Bên cạnh đó, nếu trẻ gặp một trong các triệu chứng dưới đây thì mẹ cần đưa bé tới khám bác sĩ:

  • Khó thở
  • Thở nhanh hơn bình thường
  • Màu xanh hoặc sẫm ở môi, mặt hoặc lưỡi
  • Sốt cao, đặc biệt nếu trẻ ho nhiều nhưng không sổ mũi, nghẹt mũi
  • Sốt ở trẻ < 3 tháng
  • Ho vài giờ ở trẻ < 3 tháng
  • Có tiếng thở rít khi hít vào
  • Có tiếng thở khò khè khi thở ra
  • Có âm thanh “khục khục” khi hít vào sau ho
  • Ho ra máu
  • Mệt mỏi, cáu kỉnh
  • Dấu hiệu mất nước: chóng mặt, buồn ngủ, miệng khô hoặc dính, mắt trũng, khóc ít hoặc không có nước mắt, lượng nước tiểu ít hơn bình thường…

Để tăng sức đề kháng cho trẻ trước những bệnh đường hô hấp hay gặp phải, mẹ có thể tham khảo bổ sung siro tăng đề kháng Difesa cho bé.

Siro tăng đề kháng Difesa

Difesa kết hợp Keo ong, Cúc tím, Tầm xuân Châu Âu và Kẽm gluconate, đã được chứng minh hiệu quả thực tế trên lâm sàng giúp:

  • Giảm 50% nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Giảm 68% viêm tai giữa cấp
  • Giảm 60% viêm amidan
  • Giảm triệu chứng ho ban ngày (-30%), ho ban đêm (-36%), sốt (-62%), sử dụng thuốc hạ sốt (-53%), sử dụng kháng sinh (-50%), viêm mũi (-22%)
  • Giảm 50% tổng số ca mắc bệnh và 59% tổng số ngày điều trị

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ có thêm những kinh nghiệm hữu ích để trẻ ho liên tục không ngủ được cảm thấy dễ chịu hơn, giảm ho và ngủ được trở lại. Cũng đừng quên tăng sức đề kháng cho trẻ, theo dõi các triệu chứng liên quan và đưa trẻ đi khám mẹ nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://kidshealth.org/en/parents/childs-cough.html
  • https://nortonchildrens.com/news/toddler-coughing-at-night/
  • https://www.babycenter.com/child/sleep/nighttime-coughing-or-choking_64926

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline