Trẻ nuốt đờm có sao không? Mẹ cần làm gì trong trường hợp này

Tình trạng trẻ nuốt đờm có sao không và ảnh hưởng gì đến sức khỏe khi nhiều bé chưa biết nhổ đờm và thường xuyên nuốt chúng. Dù là người lớn hay trẻ em thì đờm trong cổ họng luôn khiến chúng ta cảm thấy vướng víu, khó chịu và muốn loại bỏ chúng. Bạn có thể làm gì cho trẻ trong trường hợp này?

1/ Trẻ nuốt đờm có sao không?

Theo các nghiên cứu, cha mẹ không nên để cho trẻ nuốt đờm bởi vì trong đờm có rất nhiều vi khuẩn. Khi nuốt đờm tới dạ dày, dưới tác động của axit dạ dày thì phần nào các vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, phần lớn còn lại vẫn còn sống sót và có thể tiến sâu hơn, gây ra các bệnh đường ruột.

Hàng ngày trẻ vẫn nuốt đờm vào bụng như một phản ứng sinh lý tự nhiên và cơ thể vẫn có thể tự xử lý được. Nhưng khi nuốt đờm nhiều, đặc biệt là có chứa lượng vi khuẩn gây hại vô cùng lớn khi ốm bệnh thì điều này có thể gây các tác động xấu. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, các bé rất dễ ốm bệnh và đường tiêu hóa còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, dễ gặp phải rối loạn tiêu hóa.

Trẻ nuốt đờm có sao không

Đờm thực chất không hề xấu, nó là một trong những cách mà hệ miễn dịch chúng ta hoạt động. Đờm do các tết bào biểu mô đường hô hấp tiết ra. Bình thường, chúng vẫn được tiết ra đều đặn để làm ẩm và làm ấm không khí hít vào, đồng thời cuộn lấy các tác nhân gây hại và cuốn trôi chúng ra ngoài.

Tuy nhiên, khi các tác nhân gây hại xâm nhập quá nhiều thì đờm tiết ra nhiều hơn bình thường và gây khó chịu cho cơ thể, thậm chí là tắc nghẽn đường hô hấp gây khó thở.

Thành phần của đờm chủ yếu là nước, muối, xác vi khuẩn, hồng cầu, bạch cầu, kháng thể…

2/ Đờm có tác hại như thế nào với sức khỏe của trẻ

Khi có đờm trong cổ họng, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống. Mặt khác chúng có thể khiến bé cảm thấy khó thở, thở khò khè, ngủ không ngon giấc. Chưa kể tới việc trẻ nuốt đờm thường xuyên làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh đường tiêu hóa.

3/ Cần làm gì khi bé nuốt đờm

Bên cạnh mối lo lắng trẻ nuốt đờm có sao không thì việc khắc phục tình trạng này cũng được nhiều ba mẹ quan tâm. Vì ở trẻ nhỏ, việc nhổ đờm còn khá khó khăn.

Trước hết bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân làm tăng lượng đờm ở trẻ để xử trí sao cho phù hợp:

  • Trong 3 tháng đầu đời, trẻ thường khò khè, khụt khịt và có nhiều đờm trong cổ họng. Nguyên nhân là vì khoang mũi của trẻ còn khá nhỏ, dễ tích tụ đờm nhầy và cũng khó để loại bỏ, chúng thường bị mắc kẹt tại mũi hoặc cổ họng. Có đến 80% trẻ gặp phải hiện tượng này là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải do cảm cúm.

Trong trường hợp bé nuốt đờm ở 3 tháng đầu đời, bạn nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hay nước muối ưu trương Nebial 3% để làm sạch mũi cho bé. Nếu bé nhiều dịch nhầy mũi, bạn nên sử dụng muối ưu trương Nebial 3% để hiệu quả cao hơn, làm sạch dịch nhầy mũi nhanh hơn, không làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Trẻ nuốt đờm có sao không

  • Trẻ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm phổi… Bé sẽ kèm theo các triệu chứng như sốt, biếng ăn, mệt mỏi. Lúc này, bạn nên cho bé đi khám để được bác sĩ tư vấn đơn thuốc phù hợp.
  • Trong một số trường hợp, dịch đờm trong cổ họng thực chất là dịch đường tiêu hóa bị trào ngược lên. Ở trẻ sơ sinh, dạ dày còn nằm ngang thì hiện tượng này rất dễ xảy ra nên rất dễ nôn trớ và mang theo dịch nhầy.

Trong trường hợp này, bạn nên chú ý hơn tới cách chăm sóc trẻ, cách cho bé bú để khắc phục. Hay bổ sung thêm men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa cho bé.

Ngoài ra, một số biện pháp có thể khiến trẻ thoải mái hơn và giúp làm loãng đờm nhầy, giúp trẻ không nuốt phải đờm và dễ dàng loại bỏ chúng ra ngoài thay vì nuốt chúng như vỗ lưng cho bé. Vỗ lưng thường xuyên cũng giúp phổi lưu thông tuần hoàn tốt hơn và đờm trong cổ họng dễ được đẩy ra ngoài hơn. Bao gồm các bước:

  • Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên trên giường cứng. Chú ý không cho bé gối đầu mà cần lấy khăn bông mềm kê dưới mông, để phần mông cao hơn, mông với đầu bé tạo góc 15 độ.
  • Chụm tay tạo thành một khoảng trống rồi vỗ liên tục lên lưng bé để không làm bé đau, hướng từ phối về phía cổ để đờm thông từ dưới lên miệng. Vỗ tạo sao cho cảm giác lồng ngực của bé rung lên từng nhịp.
  • Vỗ liên tục trong khoảng 3 phút. Sau đó bé trẻ trên tay, lay nhẹ ngón tay vào cổ trẻ. Trẻ sẽ ho và bật đờm ra ngoài. Lưu ý: cần quan sát màu sắc của đờm khi ho để báo lại bác sĩ khi thăm khám.

Hy vọng với câu trả lời trẻ nuốt đờm có sao không trên đây, mẹ đã hiểu rõ và biết cách xử trí sao cho phù hợp tại nhà. Ngoài ra, khi trẻ có đờm kèm theo nôn trớ, sốt cao, dịch đờm có máu, mất nước nghiêm trọng thì hãy cho trẻ đi khám bác sĩ để được xử trí kịp thời ngay nhé.

Tham khảo thêm: Bị vướng đờm ở cổ họng là bệnh gì? Cần phải làm gì để khắc phục

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline