6 Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ em hiệu quả nhanh chóng

Trẻ nhỏ thường xuyên gặp phải các bệnh lý đường hô hấp gây ứ đọng đờm nơi cổ họng  nhưng lại chưa biết cách khạc nhổ chúng thế nào, gây nên cảm giác khó chịu cho bé. Dưới đây là 6 cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ mà bạn có thể dễ dàng áp dụng để giúp con khắc phục tình trạng này.

1/ 6 cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ

Các mẹo hay những cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ không quá cầu kỳ và khó thực hiện. Đa phần, với những nguyên liệu và dụng cụ có sẵn tại nhà, mẹ có thể dễ dàng thực hiện tiêu đờm cho con ngay để tránh những biến chứng như viêm họng tiến triển hay nhiễm trùng xảy ra.

Cách 1: Cách làm tan đờm cho trẻ bằng lá hẹ

Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ

Có nhiều cách làm tan đờm trong cổ họng bằng lá hẹ cho bé mà bạn có thể thực hiện dễ dàng. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, lá hẹ còn được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian trị ho đờm, cảm cúm.

Lá hẹ có tính ấm và giàu các hoạt chất có lợi như: vitamin A, C, phospho, canxi, protein… và các hoạt chất khánh sinh tự nhiên như allcin, odorin hay sulfit giúp tăng sức đề kháng cho bé và làm loãng đờm nhầy, tiêu đờm, trị viêm họng, ho đờm cho bé hiệu quả.

Bạn có thể làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ bằng lá hẹ nguyên chất hay kết hợp thêm quýt, đường phèn đều được:

Dùng nước lá hẹ nguyên chất:

Chuẩn bị: 1 nắm lá hẹ nhỏ (khoảng 12 – 24g), muối trắng.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá hẹ với muối, đem cắt nhỏ.
  • Xay nhuyễn lá hẹ với 1 ly nước.
  • Lọc hỗn hợp chắt lấy nước, chia vài lần trong ngày cho bé uống.

Dùng lá hẹ chưng quất, đường phèn:

Chuẩn bị: 5g lá hẹ, 2-3 quả quất/ tắc, 10gram đường phèn.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá hẹ và ngâm trong nước muối pha loãng, sau đó cắt thành từng đoạn 2cm.
  • Rửa sạch quất, cắt làm tư.
  • Đường phèn giã nhỏ
  • Đảo đều cả 3 nguyên liệu. Rồi đem hấp cách thủy khoảng 20-30 phút.
  • Chắt lấy nước cho bé uống 2 thìa cà phê x 3 lần/ngày trong liên tục 3 ngày. Phần cái cho bé ngậm và mút nước, nếu nhai nuốt được thì càng tốt.

Canh rau hẹ:

Chuẩn bị: 100g rau hẹ, 50 gram thịt lợn bằm, 50 gram đậu hũ non mỗi thứ 50g, gia vị (gừng, hành…)

Thực hiện:

  • Ướp thịt lợn với một ít hạt nêm và hành củ trong 15 phút.
  • Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc 2cm.
  • Đậu hũ cắt miếng.
  • Phi hành, xào thịt rồi thêm nước vừa đủ. Khi sôi thêm đậu hũ non vào, khoảng 5 phút thì thêm lá hẹ.
  • Thêm gia vị vừa miệng bé rồi tắt bếp.

Bạn hãy cho bé ăn khi còn nóng trong bữa cơm, khoảng 3 lần/tuần để loại trừ đờm trong cổ họng nhé.

Cách 2: Rau diếp cá và nước vo gạo

Cách làm tan đờm cho bé bằng rau diếp cá

Mẹ có thể áp dụng cách trị tan đờm trong cổ họng cho bé từ 6 tháng tuổi với công thức rau diếp cá và nước vo gạo. Rau diếp cá có tính mát, giúp thải độc gan, giảm sốt, giảm sưng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây các bệnh đường hô hấp và long đờm rất tốt.

Chuẩn bị: 1 lá diếp cá và 200ml nước vo gạo (lần 2).

Thực hiện:

  • Rửa sạch rau diếp cá cho vào cối giã nhuyễn.
  • Đun sôi nước vo gạo, sau đó thêm rau diếp các vào. Đún sôi tiếp 3 phút nữa.
  • Lọc lấy nước cho bé uống làm 3 lần trong ngày. Mỗi lần nên hâm nóng lại để hiệu quả tốt hơn.

Cách 3: Tiêu đờm với chanh tươi

sử dụng chanh

Bên cạnh lá hẹ, rau diếp cá thì chanh cũng là một cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ nhỏ hiệu quả. Trong chanh còn có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đè kháng cho trẻ.

Các cách tan đờm với chanh khá dễ thực hiện, như:

  • Nước chanh mật ong ấm. Bạn chỉ cần pha nước chanh ấm, thêm chút mật ong cho bé là được. Lưu ý phương pháp này chỉ áp dụng với bé từ 1 tuổi.
  • Chanh thái lát mỏng trộn với muối, hạt tiêu. Cho é ngậm trong miệng khoảng 2 – 3 lát/ngày.

Cách 4: Gừng và mật ong

Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ

Trong gừng cũng có nhiều kháng sinh tự nhiên giúp tiêu đờm ở cổ và thông mũi cho bé rất tốt.

Chuẩn bị: vài lát gừng tươi, (mật ong).

Thực hiện:

  • Ngâm gừng tươi trong một ít nước nóng một vài phút. Có thể thêm mật ong với các bé lớn hơn 1 tuổi.
  • Cho bé uống hoặc nhai gừng trực tiếp. Dùng trong các bữa ăn hàng ngày.

Cách 5: Quất và đường phèn

Quất và đường phèn trị tan đờm cho bé

Chuẩn bị: 500g quất tươi, 200g đường phèn, (100g mật ong)

Thực hiện:

  • Rửa sạch quất rồi cắt làm đôi.
  • Hấp cách thủy quất với đường phèn (và mật ong) khoảng 15 – 20 phút.
  • Lấy ra để nguội bớt rồi cho bé dùng cả cái lần nước. 2 – 3 lần/ngày. Mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn.

Cách 6: Bài thuốc tan đờm với lá húng chanh

lá húng chanh

Lá húng chanh có vị ấm, tính cay và thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền để trị bệnh viêm họng, cảm cúm, ho, tan đờm, khàn tiến ở cổ họng. Sử dụng lá húng chanh là bài thuốc hiệu quả cho các bé có tình trạng nhiều đờm thuyên giảm nhanh chóng.

Chuẩn bị: 15 lá húng chanh, 4 quả quất, 1 ít đường phèn.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá húng chanh và thái nhỏ. Quất cũng đem rửa sạch, cắt làm đôi.
  • Xay nhuyễn lá húng chanh và quất rồi đem hấp cách thủy cùng đường phèn 20 phút.
  • Chắt lấy nước, cho bé uống 1 thìa cà phê, 1 – 2 lần/ngày cho đến khi hết ho đờm hẳn.

2/ Mẹo làm tan đờm ở cổ họng cho bé theo dân gian có hiệu quả không?

Sử dụng chanh, mật ong, lá hẹ, rau diếp cá… là các cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ đã được ông bà ta áp dụng hiệu quả và truyền lại. Những phương pháp này chủ yếu sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trong dân gian nên rất an toàn và lành tính đối với cơ thể. Vì vậy, bạn hãy yên tâm áp dụng các biện pháp trên cho bé nhé.

3/ Cần lưu ý gì khi làm tan đờm trong cổ họng cho bé

Vì thành phần trong các bài thuốc làm tan đờm cho bé đều là các loại rau, quả nên cần lưu ý chọn các nguyên liệu sạch, không chứa thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng để đảm bảo an toàn cho bé.

Hiệu quả sẽ nhanh, chậm tùy tình trạng từng bé nên bạn cần kiên trì áp dụng ít nhất 2-3 ngày. Sau đó, nếu các triệu chứng đờm ở cổ của bé không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc nặng nề hơn, con kèm theo sốt, biếng ăn, ngủ không ngon giấc thì bạn nên cho bé đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và sử dụng thuốc phù hợp hơn.

Nếu bé bị đờm trong cổ họng kèm theo nghẹt mũi, sổ mũi thì một giải pháp tan đờm hiệu quả mà an toàn không kém là sử dụng nước muối sinh lý hay nước muối ưu trương để rửa mũi cho bé.

Bởi khi dịch nhầy mũi nhiều, chúng không chỉ chảy ra mũi trước và gây sổ mũi mà còn chảy ra phía mũi sau nhiều hơn, xuống cổ họng và theo đường tiêu hóa ra ngoài. Làm sạch mũi chính là cách tốt để giảm bớt đờm trong cổ họng.

Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ

Bạn có thể tham khảo sản phẩm muối ưu trương Nebial 3% kết hợp Natri Hyaluronate. Với hàm lượng muối cao 3% giúp làm loãng dịch nhầy hiệu quả. Đồng thời, thành phần Natri Hyaluronate giúp dưỡng ẩm mũi và tăng hoạt động của các tế bào lông chuyển, giúp dịch nhầy mũi được tống đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.

Trên đây là 6 cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ cũng như các lưu ý khi thực hiện. Hãy để lại câu hỏi cho Buona nếu bạn còn thắc mắc nào nhé.

Tham khảo thêm:

– 8 Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng mẹo dân gian

– 5 cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà trên 2 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng có sao không? Cách xử lý thế nào

Tác dụng củ nén với trẻ sơ sinh: Gây bất ngờ với hiệu quả trị ho

5 cách chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi đơn giản hiệu quả nhanh

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline