Tìm hiểu các cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mà các mẹ vẫn hay áp dụng để khắc phục dịch nhày trong cổ họng và mũi của bé. Khi mà 80% trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi có đờm không phải do cảm lạnh hay cảm cúm. Nhưng điều này lại khiến bé khò khè, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc.
1/ 8 cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng mẹo
Thực hiện các cách chữa đờm đối với trẻ sơ sinh tầm 2 tháng tuổi với mẹo đơn giản tại nhà sẽ giúp cha mẹ chủ động trong việc đảm bảo sức khỏe đường hô hấp trên cho con. Dưới đây là 8 cách hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng ngay ở nhà để trị đờm cho bé:
Cách 1: Nâng cao gối khi ngủ
Có nhiều mẹo, bài thuốc, cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đã được ông bà ta thường xuyên áp dụng và truyền lại cho con cháu. Trong đó, việc cho trẻ dùng gối chính là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả không kém.
Dù chỉ nâng cao thêm 1-2 inch thôi nhưng điều này cũng giúp đờm không bị trào ngược hay ứ đọng ở mũi, cổ của bé. Con sẽ dễ thở và ngủ ngon hơn.
Cách 2: Cho bé bú mẹ nhiều hơn
Sữa mẹ không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giàu kháng thể giúp tăng cường miễn dịch cho bé 2 tháng tuổi. Đồng thời, nước trong sữa mẹ cũng giúp làm loãng dịch nhầy và đờm ở mũi và đường hô hấp tốt hơn. Chính vì thế mà bạn nên cho bé bú nhiều hơn bình thường và chia làm nhiều cữ bú nhỏ trong ngày nhé.
Cách 3: Để chậu nước trong phòng
Nếu thời tiết khô, độ ẩm thấp, bạn nên tăng độ ẩm trong phòng ngủ của bé. Mẹo chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng cách đặt một chậu nước trong phòng này là giải pháp đã được ông bà ta áp dụng, khi chưa có thiết bị hiện đại như máy làm ẩm không khí bây giờ.
Cách 4: Bài thuốc chữa đờm cho trẻ bằng lá hẹ
Không chỉ là một loại gia vị, lá hẹ còn được sử dụng làm bài thuốc chữa tiêu đờm cho trẻ hiệu quả. Theo Đông Y, lá hẹ có tính nhiệt. Nấu chín có tính ấm, vị cay, ngọt, không độc… có tác dụng chữa các bệnh đường hô hấp như ho đờm, viêm họng, suyễn… và các bện đường tiêu hóa.
Kết quả này cũng tương tự theo Y học hiện đại, trong lá hẹ có các các thành phần kháng sinh mạnh hiệu quả trong việc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp và đường ruột như Allicin, Sulfit, Odorin giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh hô hấp, đường ruột cho cơ thể. Hoạt chất Saponin có trong lá hẹ cũng có tác dụng tiêu đờm, chữa ho cho trẻ tốt.
Do đó, cách trị đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng lá hẹ rất hiệu quả và an toàn. Mẹ có thể thực hiện các bài thuốc với lá hẹ như:
- Hẹ chưng đường phèn: Chuẩn bị 5 – 7 lá hẹ, rửa sạch. Sau đó cuộn vào cùng vài viên đường, đem hấp cách thủy khoảng 15 phút và chắt lấy nước. Cho bé uống nước hẹ chưng 3 lần/ngày trong 3 – 5 ngày, mỗi lần 1 thìa nhỏ khoảng 3-5ml.
- Hẹ chưng hoa đủ đủ, hạt chanh: Chuẩn bị 5 – 7 lá hẹ, 1 ít hoa đu đủ rửa sạch, 1 ít hạt chanh. Giã nát nguyên liệu rồi thêm một ít đường phèn, hấp cách thủy khoảng 30 phút. Để nguội rồi cho bé uống hẹ chưng khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần một thìa nhỏ khoảng 3-5ml.
Lưu ý: Không sử dụng quá liều để tránh làm tổn thương đến các cơ quan tiêu hóa.
Cách 5: Tiêu đờm cho trẻ sơ sinh bằng quả tắc
Tắc chưng đường phèn hay mật ong là bài thuốc chữa ho, đờm có từ lâu đời và rất phổ biến. Với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, việc dùng mật ong có thể gây biến cố dị ứng nên bạn hãy chưng tắc với đường phèn thôi nhé. Quất có chứa hàm lượng vitamin cao, tinh dầu, pectin giúp kháng viêm, giảm ho và tiêu đờm nhanh.
Bạn chỉ cần chuẩn bị 2 – 3 quả tắc xanh, cắt đôi, bỏ hạt và vài hạt đường phèn. Sau đó hấp cách thủy 20 phút, chắt lấy nước, để nguội bớt rồi cho bé uống. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 – 2 giọt.
Cách 6: Bài thuốc quả tắc củ nén
Củ nén hay còn gọi là hành tăm. Theo nghiên cứu, củ nén có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên giúp sát khuẩn và chữa các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa như ho có đờm, đầy bụng khá hiệu quả.
Bạn chỉ cần chọn khoảng 10 củ nén, rửa sạch, giã nát và cho thêm một ít đường phèn. Đem các nguyên liệu đi hấp cách thủy, chắt lấy phần nước cho bé trên 2 tháng tuổi uống.
Cách 7: Bài thuốc với lá húng chanh
Nếu bé 2 tháng tuổi bị ho có đờm thì bạn cũng có thể sử dụng lá húng chanh cho bé. Thành phần Cavaron trong húng chanh có tác dụng trị tiêu đờm, trừ độc tốt.
Bạn chỉ cần lấy lá húng chanh, rửa sạch, giã nát và thêm vào 10ml nước sôi, Đợi cho tinh dầu chảy ra hết thì lọc lấy phần nước cho bé uống,
Hoặc nhanh hơn, bạn có thể cho lá húng chanh vào máy xay và xay nhuyễn. Sau đó chưng cách thủy với đường phèn. Mỗi ngày cho bé uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ và liên tục trong 1 tuần thì bé sẽ hết đờm.
Cách 8: Sử dụng tinh dầu tràm
Các loại tinh dầu, đặc biệt là tinh dầu tràm có hiệu quả trị ho, đờm khá tốt. Đây cũng là cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi được nhiều mẹ áp dụng. Tinh dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm khá phổ biến ở nước ta nên bạn rất dễ tìm kiếm và sử dụng tinh dầu này cho bé. Nó không chỉ giúp ức chế vi khuẩn phát triển mà còn làm tan các chất nhầy trong cổ họng tốt.
Cách dùng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt vào máy xông tinh dầu và xông phòng ngủ của bé, nước tắm hay yếm của bé. Lưu ý không để tinh dầu xúc trực tiếp với da bé, nhất là các loại đậm đặc.
2/ Dùng mẹo trị tiêu đờm cho trẻ 2 tháng tuổi có hiệu quả không?
Có nhiều mẹo dân gian chữa tiêu đờm cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể lựa chọn để khắc phục cho bé. Các phương pháp này đều khá hiệu quả, bởi phần lớn hiện tượng đờm ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là hiện tượng bình thường và thường không quá nghiêm trọng.,,
Tuy nhiên, vì là thành phần thảo dược nên tác dụng sẽ nhanh hay chậm tùy tình trạng và cơ địa của bé. Mẹ nên kiên trì áp dụng các phương pháp trên từ 3 – 5 ngày nhé.
Nếu bé có nhiều đờm mũi, bạn cũng nên rửa mũi cho bé. Bởi nước mũi không chỉ đi ra trước gây hiện tượng sổ mũi mà còn chảy ra sau, theo cổ họng xuống đường tiêu hóa ra ngoài. Khi nước mũi nhiều và không được làm sạch cũng làm tăng lượng đờm trong cổ họng bé.
Để loại bỏ dịch nhầy mũi cho bé nhanh và hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo sản phẩm muối ưu trương Nebial 3% kết hợp Natri Hyaluronate dưỡng ẩm. Thành phần Natri Hyaluronate giúp dưỡng ẩm mũi, bảo vệ niêm mạc mũi và làm dịch nhầy mũi dễ tống đẩy ra ngoài hơn.
Trên đây là các cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi hiệu quả. Nhưng dù có áp dụng giải pháp nào, bạn hãy tiếp tục theo dõi bé xem con có biểu hiện bất thường nào như: ho, sốt, bỏ bú, chậm tăng cân… để cho bé đi khám, loại trừ các bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm nhé.
Tham khảo thêm:
– 6 Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ em hiệu quả nhanh chóng
– Tác dụng củ nén với trẻ sơ sinh: Gây bất ngờ với hiệu quả trị ho
– Bị ho ăn mực được không? Chế biến mực đúng cách cho trẻ em ho