Mẹ bị táo bón cho con bú có sao không? Các giải pháp cho mẹ

Chế độ ăn của mẹ cũng ít nhiều ảnh hưởng tới đường tiêu hoá và sức khoẻ của bé. Vậy những tình trạng sức khoẻ mà mẹ đang gặp phải thì thế nào? Cụ thể, trong bài viết này Buona sẽ cùng mẹ gỡ rối về việc mẹ bị táo bón cho con bú có sao không, đồng thời đi tới các giải pháp để loại bỏ tình trạng này nhé!

1/ Mẹ bị táo bón cho con bú có sao không?

Mẹ bị táo bón cho con bú có sao không? Các giải pháp cho mẹ - Ảnh 1

Mẹ sẽ bận rộn hơn bình thường rất nhiều trong vài tuần hay vài tháng đầu tiên sau khi sinh bé. Nhưng chúng ta cũng đừng quên chăm sóc bản thân trong giai đoạn này. Sức khoẻ của mẹ bây giờ quan trọng không kém với thời điểm khi mang thai.

Mẹ bị táo bón hoàn toàn có thể cho con bú bình thường vì tình trạng này vốn không ảnh hưởng gì đến trẻ, không thể “lây” điều gì dù bạn có đang cho bé bú. Sau sinh, mẹ dễ bị táo bón do cơ sàn chậu bị thay đổi lúc mang thai và sinh nở, hormon thay đổi, ảnh hưởng từ thuốc giảm đau khi sinh, việc khâu tầng sinh môn… Những thay đổi này là nguyên nhân chính làm mẹ bị táo.

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp khi mẹ bị táo do uống thiếu nước, ăn thiếu chất xơ thì từ chế độ ăn này cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa mà bé bú. Do đó, mẹ không nên lo lắng quá về điều này mà hãy tiếp tục cho bé bú bình thường và chú ý hơn tới chế độ ăn của bản thân nhé! Sữa mẹ sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng tốt nhất cho sự phát triển của bé.

2/ Cách chữa táo bón cho mẹ đang cho con bú

May mắn khi có nhiều cách khác nhau mà mẹ có thể áp dụng để khắc phục táo bón tại nhà, phù hợp với cả những mẹ đang cho con bú.

Dưới đây là những cách mà mẹ có thể tham khảo. Nhưng hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về triệu chứng đang gặp phải nhé.

Tăng cường chất xơ

Mẹ bị táo bón cho con bú có sao không? Các giải pháp cho mẹ - Ảnh 2

Sau khi thực hiện nhiều nghiên cứu và khảo sát, người ta đã nhận ra rằng hầu hết mọi người không ăn đủ lượng chất xơ hàng ngày. Tuy không có giá trị về mặt dinh dưỡng nhưng chất xơ là thành phần quan trọng cho một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, là thức ăn của lợi khuẩn, giúp làm mềm phân, tạo khối cho phân để kích thích nhu động ruột tống phân ra ngoài một cách đều đặn.

Do đó, mẹ hãy chú ý ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ: mận khô, các loại đậu, bí đỏ, bông cải xanh, cà rốt, bắp, khoai lang, yến mạch, chuối, ổi, táo, dâu tây, lựu, hạt chia, hạt lanh…

Uống nhiều nước

Mẹ bị táo bón cho con bú có sao không? Các giải pháp cho mẹ - Ảnh 3

Với những ai đang cho con bú thì một lượng nước sẽ đi thẳng đến ruột kết – bình thường có vai trò giúp thực phẩm tiếp tục di chuyển – sẽ được sử dụng để sản xuất sữa. Nếu không có đủ nước để sản xuất sữa thì đại tràng sẽ hấp thụ chất lỏng còn sót lại trong thực phẩm để bù vào, từ đó làm phân cứng hơn.

Nên thay vì uống 8 ly nước như bình thường, bạn hãy tăng lên 10-12 ly mỗi ngày nếu đang cho bé bú. Đặc biệt nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ. Nếu không có thêm nước, lượng chất xơ tăng cường này trái lại có thể làm bạn táo bón nặng hơn.

Tập thể dục

Mẹ bị táo bón cho con bú có sao không? Các giải pháp cho mẹ - Ảnh 4

Mặc dù việc gắn kết cùng trẻ trong giai đoạn đầu đời này là điều cần thiết. Nhưng mẹ hãy nhờ tới sự trợ giúp của những người thân và dành thời gian chăm sóc bản thân nhất định.

Nếu chưa quen với việc tập thể dục, các động tác vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, hay đẩy xe cho bé đi dạo cũng sẽ giúp bạn tốt hơn. Các hoạt động thể chất này sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt của các cơ, tăng lưu lượng máu và oxy đến tất cả các cơ quan, bao gồm cả ruột.

Dùng thuốc, sản phẩm hỗ trợ trị táo

Nếu đã áp dụng các biện pháp kể trên và tình trạng táo không cải thiện, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng sản phẩm bổ sung chất xơ hoặc thuốc nhuận tràng làm mềm phân.

Có một số thành phần đã cho thấy hiệu quả và an toàn trong điều trị táo cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú như bột nhuận tràng thẩm thấu macrogol 3350. Hoạt chất này hoạt động dựa trên tính chất liên kết chặt chẽ với nước khi pha lúc ban đầu và giữ nước ấy tới đại tràng để làm mềm phân. Ngoài ra không bị chuyển hoá, không hấp thu vào máu và được thải trừ nguyên vẹn ra ngoài nên rất an toàn khi sử dụng.

Macrogol 3350 có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt thích hợp với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.

Ngoài ra, mẹ cần tránh sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích có chứa senna hay cascara vì có thể bị giảm tác dụng theo thời gian.

Cải thiện tư thế ngồi khi đi vệ sinh

Việc nhấc hai chân lên sao cho đầu gối cao hơn xương chậu sẽ giúp thư giãn cơ mu trực tràng, làm thẳng chỗ thắt nên giúp phân đi ra dễ dàng hơn. Bạn hãy đặt chân lên một chiếc ghế nhỏ khi đi vệ sinh để ngồi ở tư thế này.

Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn và tập hít thở

Mẹ bị táo bón cho con bú có sao không? Các giải pháp cho mẹ - Ảnh 5

Các cơ quan trong cơ thể chúng ta sẽ hoạt động dễ dàng hơn khi có một lịch trình đều đặn. Do đó, bạn nên tạo thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định trong ngày.

Thời gian đầu, điều này sẽ có phần khó khăn nhưng bạn chưa nhất thiết phải đi ngoài ra phân, hãy bắt đầu bằng việc quan sát thời điểm mà bạn hay cảm thấy buồn đi vệ sinh nhất và ngồi trong nhà vệ sinh lúc đó nhé.

Khi bạn cố gắng đi ngoài, hãy dành hơn 5 phút trong nhà vệ sinh và tập hít thở sâu. Khi bạn hít vào, sàn chậu hạ xuống và khi thở ra, sàn chậu nâng lên. Hít thở sẽ tạo ra một chuyển động nhẹ nhàng, dễ chịu ở vùng cơ hậu môn, có thể đẩy phân dễ dàng hơn.

Trên đây là các cách loại bỏ chứng táo bón phù hợp với những bà mẹ đang cho con bú. Nhưng nếu 4 ngày mà bạn vẫn không đi ngoài được hoặc táo bón kéo dài hơn 2 tuần, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chi tiết. Đặc biệt khi bạn bị táo bón kèm triệu chứng như: đi ngoài ra máu, mệt mỏi kéo dài, giảm cân nhanh, đau bụng, nôn, đầy hơi, tim đập nhanh…

3/ Mẹ bị táo bón cho con bú cần lưu ý gì để con khỏe mạnh?

Mẹ bị táo bón cho con bú có sao không? Các giải pháp cho mẹ - Ảnh 6

Mẹ hãy yên tâm và tiếp tục cho bé bú mặc dù có đang bị táo, vì điều này không ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên, những gì mà mẹ ăn sẽ ít nhiều ít nhiều ảnh hưởng tới dòng sữa cho bé bú, và cũng có thể là nguyên nhân cho tình trạng táo bón này.

Do đó để bé được khoẻ mạnh, trước hết cần lưu ý là mẹ sẽ cần ăn nhiều hơn một chút (+ 300-400 calo/ngày) và uống thêm nước (+ 2-4 ly nước/ngày) để cung cấp năng lượng, dinh dưỡng và nước cho sản xuất sữa.

Chúng ta nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, sữa, các loại đậu, trái cây, rau củ… và đa dạng các loại. Khi ăn nhiều loại thực phẩm, hương vị sữa của mẹ cũng thay đổi và giúp bé tiếp xúc với các mùi vị khác nhau, con dễ dàng chấp nhận những thức ăn đặc sau này hơn.

Ngoài ra, mẹ nên tránh hoàn toàn rượu hay các đồ uống có cồn, hoặc tránh ít nhất 2-3 giờ sau khi uống rồi mới cho bé bú. Nên cân nhắc việc hút sữa cho bé trước khi uống.

Để không ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ, mẹ cũng nên tránh caffein. Vì caffein có thể đi qua sữa mẹ và kích thích làm bé khó ngủ.

Bên cạnh đó, có một điều mà nhiều mẹ có thể chưa biết tới là các loại hải sản (cá kiếm, cá thu, cá ngòi…) dễ chứa thuỷ ngân hay các chất độc khác. Thuỷ ngân có thể đi qua sữa mẹ. Và khi tiếp xúc với một lượng lớn chất này, hệ thần kinh của trẻ có thể bị ngộ độc. Do đó mẹ cần lựa chọn các loại hải sản an toàn và ăn ở mức vừa phải.

Như vậy, mẹ hãy yên tâm về việc mẹ bị táo bón cho con bú có sao không. Nhiều thay đổi trong cơ thể sẽ làm mẹ dễ bị táo hơn, và chúng sẽ cần một thời gian để điều chỉnh lại. Hãy tiếp tục cho bé bú, đồng thời không quên chú ý tới việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để cơ thể mẹ và bé cùng khoẻ mạnh nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.breastfeedingnetwork.org.uk/factsheet/constipation/
  • https://www.parents.com/parenting/moms/healthy-mom/ways-to-relieve-mom-constipation/
  • https://www.healthline.com/health/pregnancy/postpartum-constipation
  • https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/breastfeeding-nutrition/art-20046912

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline