Uống vitamin D3 có bị táo bón không? Cách phòng tránh thế nào

Vitamin D3 là vi chất thiết yếu rất thường được bổ sung cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số mẹ băn khoăn rằng uống vitamin D3 có bị táo bón không, nhất là khi trẻ đã có cơ địa dễ táo. Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về vitamin D3 trong bài viết này nhé!

1/ Các lợi ích của Vitamin D3 đối với sức khỏe

Uống vitamin D3 có bị táo bón không?

Vitamin D3 hay còn gọi là cholecalciferol, là 1 trong 4 loại vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Nó đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, đặc biệt ở trẻ em đang trong giai đoạn tăng trưởng, phát triển nhanh. Nhờ có vitamin D mà canxi mới được hấp thu, tham gia vào quá trình phát triển hệ xương và răng. Ngoài ra, vitamin D còn có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, quá trình phân chia tế bào, bài tiết và chuyển hoá các hormone…

Hỗ trợ sức khỏe hệ xương và răng: Vitamin D3 giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi và phospho trong thức ăn. Khi bị thiếu hụt vitamin D, nồng độ canxi trong máu thấp thì cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để bù lại, từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương.

Hỗ trợ hệ miễn dịch: Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin D3 giúp cải thiện chức năng miễn dịch, cả hệ miễn dịch bẩm sinh lẫn hệ miễn dịch thu được. Khi thiếu vitamin D, dường như cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với các bệnh nhiễm trùng, các bệnh đường hô hấp.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc thiếu hụt vitamin D3 và các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, béo phì. Ngược lại, bổ sung đầy đủ vitamin D3 có thể giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ các cơn đau tim, đột quỵ.

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng: bổ sung đủ vitamin D3 có thể hỗ trợ giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng, đặc biệt với nhóm phụ nữ sau mãn kinh.

Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm: tiểu đường tuýp 1, đau các khớp và cơ, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ảnh hưởng chức năng đại tràng và tuyến tiền liệt, tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương…

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thiếu hụt vitamin D3 thường dẫn tới hậu quả rõ ràng nhất là hệ xương và răng kém phát triển, chậm phát triển chiều cao, tăng nguy cơ biến dạng xương, chậm lớn, đề kháng yếu.

Tóm lại, vitamin D3 không chỉ có vai trò quan trọng với việc hấp thu canxi, phát triển hệ xương mà còn tham gia vào hệ miễn dịch và một số chức năng khác trong cơ thể. Đây là vi chất quan trọng mà bạn cần chú ý bổ sung, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

2/ Tác động của Vitamin D3 đối với tiêu hóa

Vitamin D

Tương tự như nhiều vitamin hay vi chất khác, vitamin D3 cũng có những tác động nhất định đối với hệ tiêu hóa.

Cơ chế hoạt động của vitamin D3: Vitamin D3 thuộc nhóm tan trong chất béo, được tìm thấy rất ít trong thức ăn mà chủ yếu được cơ thể tự tổng hợp nhờ tác động của tia UVB trong ánh nắng mặt trời (có nhiều lúc 10h sáng – 3h chiều). Vitamin D có 2 cấu trúc chính là vitamin D2 (nấm men, sterol thực vật) và vitamin D3 (tổng hợp ở da dưới tác động của UVB). Sau khi được tổng hợp qua da, hoặc hấp thu từ chế độ ăn thì vitamin D sẽ trải qua một số bước chuyển hoát để trở thành dạng hoạt động – 25OHD, tới gan và thận để chuyển thành dạng hoạt động mạnh nhất – 1.25D3.

Liên kết giữa Vitamin D3 và chức năng tiêu hóa: tại ruột non, vitamin D3 giúp tăng hấp thu canxi và phospho. Ngoài ra, vitamin D3 còn có tác dụng hỗ trợ tới hệ miễn dịch, ngăn ngừa quá trình viêm nhiễm và bảo vệ tế bào ruột trước các tác nhân gây hại, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa.

Khả năng gây ra táo bón của vitamin D3: khi dùng quá liều vitamin D3 có thể gây tác dụng phụ là táo bón, khiến phân cứng, đi ngoài khó khăn hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi sử dụng quá liều hoặc liều cao trong một thời gian dài, vitamin D3 tích trữ trong cơ thể với lượng quá nhiều.

Như vậy, vitamin D3 có nhiều tác động tích cực với hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây nguy cơ táo bón nếu sử dụng quá liều. Vì vậy, điều quan trọng là cần bổ sung vitamin D3 đúng và đủ liều bạn nhé!

3/ Uống Vitamin D3 có gây táo bón không?

Uống vitamin D3 có bị táo bón không?

Thực tế, khi sử dụng vitamin D3 đúng cách sẽ không gây táo bón. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều thì vitamin D dư thừa có thể làm canxi bị dư thừa và gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có táo bón.

Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã cảnh báo về nguy cơ khi dùng quá liều vitamin D dạng lỏng cho trẻ, có thể gây: buồn nôn và nôn, chán ăn, khát nước, đi tiểu thường xuyên, táo bón, đau bụng, yếu cơ, đau cơ và đau khớp, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn là gây tổn thương thận.

Để phòng tránh điều này, chúng ta cần đảm bảo bảo uống vitamin D đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý bổ sung, tránh gây nên tình trạng dư thừa vitamin D và có thể gây táo bón.

4/ Cơ chế tạo ra táo bón khi sử dụng Vitamin D3

Cơ chế tạo ra táo bón khi sử dụng Vitamin D3

Dư thừa vitamin D3 có thể gây táo bón. Nguyên nhân do vitamin D3 đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi ở ruột, đồng thời tích lũy canxi vào xương. Vitamin D được bổ sung quá mức và lâu dài có thể khiến canxi hấp thu canxi vào máu. Canxi có tính hút nước cao nên sẽ làm giảm lượng nước trong ruột non. Từ đó làm phân bị khô, cứng và gây nên táo bón.

5/ Cách phòng tránh táo bón khi sử dụng Vitamin D3

Trên thực tế, rất ít trường hợp uống vitamin D3 bị dư thừa và gây nên táo bón. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần lưu ý một số điều để tránh tình trạng này xảy ra và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, không chỉ là táo bón.

Trước hết, bạn cần sử dụng vitamin D3 đúng hướng dẫn từ bác sĩ. Ở trẻ em, vitamin D thường ở dạng lỏng và đi kèm với dụng cụ đo lường (ống nhỏ giọt, thìa, cốc đong). Chúng ta cần sử dụng các dụng cụ này thay vì sử dụng các thìa, bát… khác với liều ước lượng, có thể cho ra liều lớn hơn và gây quá liều.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa táo bón xảy ra, bằng cách: uống đủ nước, ăn thêm rau xanh, trái cây, thúc đẩy hoạt động thể chất bằng cách tập thể dục hàng ngày với các bài tập phù hợp với lứa tuổi.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp ba mẹ hiểu rõ uống vitamin D3 có bị táo bón không cũng như biết cách phòng tránh tình trạng này xảy ra. Hãy bổ sung vitamin D3 theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để bổ sung vi chất mang lại những lợi ích cho sức khỏe bạn nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline