Dấu hiệu trẻ thiếu sắt đang được WHO đánh giá là vấn đề cần lưu tâm đặc biệt ở các nước đang phát triển. Điều này cần đặc biệt được lưu tâm bởi Sắt là một khoáng chất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể. Nó tham gia vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy, vận chuyển electron, tổng hợp DNA… và có vai trò rất quan trọng trong các tổ chức của cơ thể.
Hiện tượng trẻ bị thiếu sắt là gì?
Thiếu sắt là tình trạng thiếu hụt (hoặc không đủ) lượng sắt cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.
Nhu cầu sắt ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, nhu cầu sắt ở trẻ em luôn tăng cao để đáp ứng quá trình tăng trường nhanh, đặc biệt trong 5 năm đầu đời. Hầu hết trẻ đã bị thiếu sắt từ lâu trước khi bạn thấy các dấu hiệu trẻ thiếu sắt đầu tiên xuất hiện.
- Trẻ 9 tháng: cần khoảng 11 mg sắt/ngày
- Trẻ 1 – 3 tuổi: cần khoảng 7 mg sắt/ngày
- Trẻ 5 tuổi: cần < 10 mg sắt/ngày
- Trẻ 9 – 13 tuổi: cần khoảng 8mg sắt/ngày
- Trẻ 14 – 18 tuổi: cần khoảng 18 mg sắt/ngày (nữ) hoặc 11 mg sắt/ngày (nam)
Dấu hiệu trẻ thiếu sắt thường gặp
Trẻ thiếu sắt thiếu máu không phải là một bệnh lý cấp tính. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ em. Về lâu dài tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm do đó cần nhận biết những dấu hiệu trẻ thiếu sắt sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.
- Mệt mỏi được coi là biểu hiện thường gặp của trẻ thiếu sắt thiếu máu, ngoài ra còn có các dấu hiệu như khó tập trung hay giảm khả năng hoạt động.
- Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, mất vị giác, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng chân, móng tay bị khô và dễ gãy.
- Hiện tượng chóng mặt, choáng váng hoa mắt và nhức đầu kéo dài là do thiếu máu oxy lên não không đủ làm các mạch máu bị sưng lên, gây áp lực dẫn đến tình trạng đau đầu hoặc đau nửa đầu.
- Đau ngực, khó thở: triệu chứng này trở nên nặng hơn khi gắng sức, hoạt động thể lực. Triệu chứng này có thể vì hàm lượng hemoglobin trong cơ thể ít hơn bình thường dẫn đến oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.
- Tim đập nhanh: là một triệu chứng do trẻ thiếu sắt gây ra, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim
Ngoài ra, Để chẩn đoán thiếu sắt, bác sĩ sẽ khám và hỏi về các triệu chứng cũng như các yếu tố nguy cơ. Nếu nghi ngờ thiếu sắt, xét nghiệm máu sẽ được bác sĩ chỉ định. Kết quả của các xét nghiệm này có thể cung cấp các thông tin quan trọng như tổng số lượng hồng cầu và hàm lượng cũng như tỷ lệ sắt trong máu. Nếu bác sĩ nghi ngờ xuất hiện tình trạng chảy máu trong, cần tiến hành làm thêm các loại xét nghiệm khác như: Xét nghiệm lượng máu trong phân và nội soi đại tràng.
Một sô chỉ số đánh giá thiếu máu do thiếu sắt
Nguyên nhân trẻ thiếu sắt
Ngoại trừ trường hợp trẻ sinh non, trẻ có bệnh lý về hấp thu dẫn đến không thể hấp thu đủ sắt thì đa phần nhu cầu sắt trong cơ thể trẻ bắt đầu tăng lên từ tháng thứ 4 cho đến 5 tuổi. Giai đoạn 4 tháng tuổi là giai đoạn hàm lượng sắt trong sữa mẹ không còn cung cấp đủ cho trẻ, trong khi trẻ chưa quen với việc chuyển sang chế độ ăn dặm dẫn đến nguồn cung Sắt từ bên ngoài không cung cấp đủ cho cơ thể. Cần lưu ý, chỉ khoảng 5-10% lượng sắt từ thức ăn có thể được hấp thu từ cơ thể. Như vậy, một chế độ ăn không cung cấp đủ sắt cho cơ thể là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến trẻ thiếu sắt.
Sắt được dự trữ trong cơ thể trong nội bào dưới dạng Ferritin, Nội bào thường xuyên bị đào thải ra khỏi cơ thể với chu kỳ 2 ngày/ lần chính vì vậy, nếu cơ thể không được cung cấp sắt thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng thâm hụt dự trữ sắt và dẫn đến trẻ thiếu sắt
Mất máu cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra các dấu hiệu trẻ thiếu sắt trong cơ thể . Hemoglobin trong tế bào hồng cầu là một loại protein chứa hầu hết lượng sắt của cơ thể. Do vậy, nếu vì bất kỳ nguyên nhân nào mà cơ thể bị mất máu có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu và thiếu sắt. Phổ biến hơn cả là:
- Tình trạng chảy máu trong do bị viêm loét dạ dày, loét hoặc ung thư ruột kết.
- Thường xuyên sử dụng aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Chảy máu đường tiết niệu.
- Trải qua phẫu thuật.
Cơ thể không thể hấp thu được lượng sắt cần thiết do ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài cũng là một trong những nguyên nhân cha, mẹ cần lưu ý dẫn đến trẻ thiếu sắt. Đó là do một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như nước uống có ga, sử dụng quá nhiều sữa công thức…
Trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không?
Vì sắt có mặt trong tất cả các tế bào của cơ thể. Điển hình nhất, sắt có vai trò quan trọng trong tổng hợp huyết sắc tố hemoglobin để vận chuyển oxy đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Có đến 50% trẻ thiếu máu là do thiếu sắt. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ và ảnh hưởng tới sự phát triển nhận thức, thành tích học tập của trẻ.
Bên cạnh đó, sắt còn tạo điều kiện cho các phản ứng enzyme oxy hóa khử trong tế bào, có trong myoglobin là sắc tố hô hấp của cơ… Nên khi trẻ bị thiếu hụt sắt quá nhiều, hệ miễn dịch suy giảm, trẻ dễ bị bệnh và thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
>> Tham khảo thêm bài viết: Bổ sung sắt cho bé loại nào tốt?
Biện pháp phòng ngừa và điều trị thiếu sắt ở trẻ nhỏ
Để phòng ngừa các dấu hiệu trẻ thiếu sắt, bạn nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt như:
- Thịt đỏ, thịt gà, cá.
- Rau bina
- Đậu xanh, đậu phộng…
- Rau lá xanh đậm: cải xoăn, rau bina…
Bên cạnh đó, bạn nên cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin C (trái cây họ cam quýt, dâu tây, ớt chuông, cà chua, rau xanh…) để hấp thu sắt tốt hơn. Đồng thời không lạm dụng cho trẻ uống quá nhiều sữa bởi canxi trong sữa sẽ ức chế sự hấp thu sắt từ thực phẩm.
Khi trẻ có các biểu hiện thiếu sắt, cha mẹ nên cho bé đi khám và làm xét nghiệm để đánh giá đúng tình trạng. Khi ấy, một số giải pháo điều trị thiếu sắt bạn có thể tham khảo như:
- Giai đoạn sớm khi mới nhận biết các dấu hiệu trẻ thiếu sắt nhưng không đến mức bị thiếu máu: cần bổ sung lượng sắt qua chế độ dinh dưỡng và uống nguồn có chế phẩm chứa sắt.
- Khuyến khích sử dụng thuốc bổ sung sắt cho trẻ dạng uống, các chế phẩm Sắt bisglycinate dạng nhỏ giọt được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em bởi dễ hấp thu, khả năng hấp thu theo nhu cầu cơ thể nên không gây dư thừa, không gây táo bón, mùi vị thơm ngon, được trẻ tuân thủ sử dụng.
- Hạn chế truyền máu, chỉ định sử dụng sắt đường truyền tĩnh mạch trong các trường hợp khi có chỉ định của bác sĩ:
- Thiếu máu thiếu sắt nặng, rất nặng;
- Cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng dạng uống: Cắt đoạn ruột, dạ dày, bệnh bẩm sinh;
- Thiếu máu trong khi có tiền sử bệnh mãn tính hoặc có hiện viêm nhiễm, nhiễm trùng đang tiến triển.
Một số thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao
- Thời gian bổ sung sắt: Điều trị thiếu máu do thiếu sắt hoặc để mức sắt của cơ thể trở về bình thường chỉ khoảng 1 đến 2 tháng điều trị. Ngay cả khi lượng sắt đã cân bằng trong cơ thể vẫn nên tiếp tục bổ sung sắt đều trong thời gian ba tháng tiếp theo để giúp tạo nguồn dự trữ sắt cho bé.
- Phối hợp với điều trị nguyên nhân: Cần tìm được nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị đồng thời với điều trị thiếu máu thiếu sắt.
Trên đây là các dấu hiệu trẻ thiếu sắt cũng như cách xử trí khi tình trạng này xảy ra. Tuy nhiên, thừa sắt cũng mang đến những hệ lụy nguy hiểm không kém khi thiếu sắt. Chính vì thế, bạn hãy nhớ cho trẻ đi khám để được đánh giá chính xác tình trạng bệnh và được hướng dẫn giải pháp phù hợp nhé.
Tham khảo thêm:
– dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh và những biến chứng nguy hiểm
– Các chỉ số thiếu máu ở trẻ em. Cần làm gì khi xét nghiệm cho bé