Chỉ số thiếu máu ở trẻ em sẽ được các bác sĩ xác định để có thể đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Để biết được tình trạng thiếu máu ở trẻ, xét nghiệm công thức máu là phương pháp được dùng nhiều nhất hiện nay. Cùng Buona tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chỉ số thiếu máu ở trẻ.
1/ Các chỉ số thiếu máu ở trẻ em
Chỉ số thiếu máu ở trẻ sơ sinh có bao nhiêu loại? Sau đây là các chỉ số thiếu máu quan trọng ở trẻ bạn có thể tham khảo:
Chỉ số hồng cầu RBC
RBC là một trong những chỉ số thiếu máu ở trẻ em phổ biến nhất. RBC được hiểu là số lượng tế bào hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu. Lượng hồng cầu thay thế là rất lớn vì mỗi ngày cơ thể có khoảng 200-400 tỷ tế bào máu chết đi. Bác sĩ sẽ thông qua chỉ số RBC để biết được số lượng hồng cầu có ở mức bình thường không. Nếu lượng hồng cầu thấp hơn giới hạn cho phép trẻ sơ sinh được chẩn đoán là thiếu máu.
Các chuyên gia cho biết số lượng hồng cầu sẽ thay đổi tùy theo tuổi tác. Thông thường, trẻ sơ sinh đủ tháng sẽ có số lượng hồng cầu dao động 4.5-6×1012/l. Sau đó, khi trẻ chào đời, chỉ số này sẽ giảm đi vì vỡ hồng cầu sinh lý. Chỉ số hồng cầu sẽ về lại bình thường khoảng 4×1012/l khi tình trạng vàng da cải thiện. Trẻ 2 tuổi có RBC ổn định ở 4×1012/l, trong khi trẻ 6-12 tháng tuổi có chỉ số RBC ở 3.5×1012/l.
Chỉ số HCT
Đây là chỉ số về dung tích hồng cầu sẽ cho biết tỉ lệ hồng cầu trong thể tích máu dưới đơn vị phần trăm. Do đó, HCT cũng là một chỉ số thiếu máu ở trẻ em rất quan trọng. Thông thường, HCT ở trẻ khỏe mạnh dao động từ 35-39%. Chỉ số này sẽ giảm đi nhanh chóng nếu trẻ bị thiếu máu.
Chỉ số HGB
Chỉ số HGB là chỉ số Hemoglobin còn được gọi là huyết sắc tố. Đây là phân tử protein có trong hồng cầu, thực hiện nhiệm vụ tạo ra sắc tố đỏ và vận chuyển oxy. Thông thường, trẻ sẽ được cho là thiếu máu nhẹ nếu huyết sắc tố HgB>10g/dl. Tuy nhiên, trường hợp này chưa cần truyền máu.
Nếu HGB từ 8-10g/dl trẻ được cho là thiếu máu vừa, nên cần được theo dõi và cân nhắc về nhu cầu truyền máu. Nếu HGB từ 6-8g/dl, trẻ được chẩn đoán thiếu máu nặng và cần được truyền máu ngay. Trong khi HGB nhỏ hơn 6g/dl, trẻ sẽ cần được cấp cứu ngay để bảo toàn tính mạng.
Chỉ số MCV
MCV là tỉ số giữa Hematocrit và tổng lượng hồng cầu trong cơ thể. Ở trẻ sơ sinh, giá trị bình thường của MCV khá cao, khoảng hơn 100 femtoliter. Đây cũng được xem là một chỉ số thiếu máu ở trẻ em bởi nếu chỉ số này tăng thì trẻ được chẩn đoán là thiếu máu hồng cầu do thiếu vitamin B12 hoặc acid folic.
Ở trường hợp MCV giảm, trẻ có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu bẩm sinh hoặc vì các bệnh mãn tính.
Chỉ số MCH
Chỉ số MCH thường nằm ở khoảng 27-32 picogram, là chỉ số huyết sắc tố trung bình, tính bằng HBG chia cho tổng số hồng cầu. Nếu MCH cao hơn mức bình thường, trẻ sẽ được cho là thiếu máu hồng cầu to, còn giảm thì là do thiếu sắt.
Chỉ số WBC
Một chỉ số thiếu máu ở trẻ em khác là chỉ số WBC/ số lượng bạch cầu. Các chuyên gia cho biết số lượng bạch cầu sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Nếu chỉ số này giảm so với mức bình thường ở trẻ, con có thể đối mặt với nguy cơ thiếu máu, thiếu hụt vitamin B12 hoặc acid folic.
Chỉ số NEUT
Đây là chỉ số bạch cầu trung tính và là một loại của chỉ số thiếu máu ở trẻ em. Bạch cầu trung tính được cho là thành phần có thể giúp cản trở các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Các chuyên gia cho biết lượng bạch cầu trung tính ở trẻ sau sinh được 6-8 giờ sẽ chiếm 60-65%, rồi giảm còn 45% ở ngày thứ 7. Tỉ lệ này còn 30% ở tháng thứ 10 rồi tăng dần lên ở các tuổi tiếp theo. Trẻ sẽ bị thiếu máu hoặc nhiễm độc kim loại nặng nếu lượng bạch cầu trung tính bị giảm.
2/ Tại sao cần làm xét nghiệm các chỉ số thiếu máu ở trẻ sơ sinh
Xét nghiệm chỉ số thiếu máu ở trẻ em là điều vô cùng quan trọng. Bởi lẽ tầm quan trọng của máu là không thể phủ nhận. Máu là nhiên liệu vận chuyển oxy và dinh dưỡng đến các tế bào rồi nhận khí cacbonic và chất thải. Máu có chức năng miễn dịch và đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
Việc xét nghiệm các chỉ số thiếu máu là nên làm vì sẽ giúp:
- Chẩn đoán tình trạng bị đa hồng cầu hoặc mất máu
- Chẩn đoán nguy cơ mắc các bệnh về máu hoặc nhiễm trùng
- Kiểm tra phản ứng của cơ thể với một số loại thuốc đã và đang sử dụng
- Kiểm tra thể chất và số lượng các tế bào máu của trẻ và đánh giá nguy cơ thiếu máu kỹ càng hơn
3/ Những nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em
Khi tìm hiểu về chỉ số thiếu máu ở trẻ em, ba mẹ cũng cần nắm được một số nguyên nhân gây thiếu máu cho trẻ. Thông thường, có 3 nguyên nhân chính gây thiếu máu là:
- Do mất tế bào hồng cầu
- Do không có khả năng tạo đủ tế bào hồng cầu
- Do phá hủy các tế bào hồng cầu
Các trường hợp bị giảm lượng hồng cầu có thể do dị tật hồng cầu di truyền, nhiễm trùng, bệnh lý hoặc thiếu một số chất trong dinh dưỡng và ăn uống.
Ngoài ra, chi tiết nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ thiếu máu có thể kể đến như sau:
- Trẻ tăng trưởng quá nhanh khiến lượng sắt của cơ thể không đủ để sinh ra hồng cầu
- Chế độ ăn thiếu sắt, acid folic, vitamin B12 nên cơ thể không thể tổng hợp hồng cầu
- Thiếu sắt dự trữ khi còn trong bụng mẹ
- Do mắc bệnh di truyền như hồng cầu hình liềm
- Do chấn thương, xuất huyết dạ dày hoặc thường xuyên chảy máu chân răng
4/ Cần làm gì trước và sau khi xét nghiệm thiếu máu cho bé
Ba mẹ cần lưu ý một số điều sau trong quá trình xét nghiệm chỉ số thiếu máu ở trẻ em:
- Tham khảo bác sĩ xem loại hình xét nghiệm nào mà bé sẽ trải qua vì một số xét nghiệm máu yêu cầu nhịn ăn
- Không cho trẻ uống thuốc trước khi làm xét nghiệm, nếu đã lỡ làm như vậy, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để có cách xử lý
- Nếu cho trẻ sơ sinh đi xét nghiệm máu, các mẹ cho con bú cần không sử dụng chất kích thích như cà phê, bia, rượu vì con có thể hấp thu những thứ này qua sữa mẹ
Nhìn chung, chỉ số thiếu máu ở trẻ em là một yếu tố quan trọng để bác sĩ thông qua đó chẩn đoán tình trạng sức khỏe của trẻ. Từ những bất thường của chỉ số, các bác sĩ sẽ đưa ra những hướng xử lý đúng đắn và giúp con khỏe mạnh cũng như có sự phát triển toàn diện.