Kẽm pha chung với sữa được không? Những điều mẹ cần phải lưu ý

Kẽm pha chung với sữa được không là thắc mắc của không ít bậc phụ huynh. Việc pha trộn hai hay nhiều thức uống với nhau là khá tiện dụng để cho bé uống vì không phải bé nào cũng chịu uống thuốc. Thế nhưng, làm như vậy liệu có tốt không? Bé có thể hấp thu tốt dưỡng chất của cả hai không? Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây để hiểu hơn về việc có nên pha kẽm với sữa hay không.

1/ Kẽm pha chung với sữa được không?

Theo các chuyên gia, pha kẽm chung với sữa là điều không nên làm. Lý giải cho điều này, khi kẽm pha chung với sữa sẽ bị kết tủa và bé sẽ không thể hấp thu được trọn vẹn dinh dưỡng từ cả kẽm và sữa.

kẽm pha chung với sữa được không

Kẽm là một trong những chất cần thiết đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nhiều ba mẹ đã mua các sản phẩm kẽm để cho con uống nhằm tránh những nguy cơ thiếu kẽm và không đủ chất. Tuy nhiên, kẽm cũng như các viên thuốc uống khác, không dễ uống, nhất là với đối tượng trẻ nhỏ. Bởi vậy, có thể hiểu vì sao các phụ huynh băn khoăn kẽm pha chung với sữa được không nhằm giúp con uống dễ dàng hơn. 

Thật không may, câu trả lời là không. Do đó, tốt nhất là mẹ nên cho bé uống kẽm và sữa ở những thời điểm khác nhau để giúp bé có thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

2/ Cách cho con uống kẽm hiệu quả, dễ uống

Đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, kẽm không chỉ có trong thực phẩm tự nhiên mà còn trong các sản phẩm bổ sung. Việc bổ sung kẽm đúng cách và hiệu quả cho bé sẽ góp phần giúp con nhận được những lợi ích tốt nhất từ dưỡng chất này. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu nhu cầu bổ sung kẽm ở cơ thể trẻ là bao nhiêu để bổ sung sao cho hợp lý.

kẽm pha chung với sữa được không

Trẻ cần bao nhiêu kẽm một ngày?

Tùy thuộc vào từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của bé, mà ba mẹ cần bổ sung kẽm theo lượng khuyến nghị như sau:

  • Trẻ sơ sinh 7-12 tháng tuổi: 3mg kẽm mỗi ngày
  • Trẻ 1-3 tuổi: 3mg kẽm mỗi ngày
  • Trẻ 4-8 tuổi: 5mg kẽm mỗi ngày
  • Trẻ 9-13 tuổi: 8mg kẽm mỗi ngày
  • Trẻ 14-18 tuổi: 11mg kẽm mỗi ngày (nam), 8mg kẽm mỗi ngày (nữ)

Nên bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào?

Kẽm cho bé uống lúc nào? Ngoài băn khoăn kẽm pha chung với sữa được không, nhiều ba mẹ không khỏi thắc mắc nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào là tốt nhất. Đây cũng là một trong những điều quan trọng cần ghi nhớ khi bổ sung kẽm đúng cách cho bé. Theo lời khuyên từ chuyên gia, bạn nên cho bé uống kẽm vào khoảng 1 giờ hoặc 2 giờ trước khi ăn, và tuyệt đối không nên để bé uống kẽm nếu đang đói bụng. 

cần bổ sung vào thời điểm nào

Uống vào lúc đói có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, việc bổ sung kẽm cho bé tốt nhất nên vào buổi sáng. Bên cạnh sữa, bạn cũng không nên cho bé uống kẽm cùng thời điểm với canxi, sắt hay magie. Hãy uống chúng cách ít nhất 2 giờ để đảm bảo cơ thể có thể hấp thu tối đa dưỡng chất nhất.

Cho bé uống kẽm kết hợp vitamin C

Như đã giải thích cho câu hỏi kẽm uống cùng sữa được không rõ ràng là điều không nên. Bởi vậy, đã có nhiều thắc mắc đặt ra liệu kẽm có thể uống cùng đồ uống gì mà vẫn tốt cho cơ thể? Theo gợi ý, kẽm và vitamin C có thể được uống kết hợp với nhau nhằm tăng hiệu quả hấp thu.

Khi đó, cơ thể bé như được thúc đẩy sự phát triển, tăng thêm sức đề kháng và điều hòa cơ thể tốt hơn. Như vậy, mẹ có thể cho bé uống vitamin C từ trái cây có múi và uống kèm với kẽm.

3/ Lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé

Có nhiều vấn đề cần lưu ý khi bổ sung bất kỳ vitamin và khoáng chất nào cho bé vì con là đối tượng nhạy cảm nhất. Để không gây phản ứng tiêu cực cho sức khỏe của trẻ nhỏ, ba mẹ nên chú ý không nên bổ sung một số thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc, thịt gia cầm hoặc sữa… sau khi vừa uống kẽm. Thay vào đó, nên bổ sung những đồ ăn này sau khoảng 2 giờ kể từ khi uống kẽm.

kẽm pha chung với sữa được không

Ngoài vấn đề kẽm pha chung với sữa được không, ba mẹ cần lưu ý kẽm nên cho trẻ uống lúc nào thì hợp lý nhất. Từ đó, sẽ xác định được thời điểm nên bổ sung các thực phẩm tốt khác để bé ăn ngon, phát triển. 

Việc tránh lạm dụng kẽm cũng cần đặc biệt được lưu ý vì bổ sung quá mức cần thiết đối với cơ thể trẻ nhỏ sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho bé.

Một số tác dụng có thể gặp ở bé phổ biến như:

  • Ớn lạnh, ho, sốt, ợ nóng, cổ họng buồn nôn, đau họng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Chóng mặt, nôn mửa, ngất, khó thở, vàng mắt hoặc da

Qua những thông tin về kẽm pha chung với sữa được không, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về lý do tại sao không nên uống kẽm cùng sữa. Ba mẹ cần bổ sung kẽm đúng cách cho bé để giúp con nhận được những lợi ích tốt nhất. Trong trường hợp nhận thấy bé có những dấu hiệu bất thường sau khi bổ sung kẽm, hãy dừng ngay lại việc cho bé uống mà hãy đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Tham khảo thêm: Nên uống kẽm sáng hay tối? Uống đúng thời điểm có lợi ích gì

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline