4 mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh nhanh chóng nhất

Những mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh sẽ giúp các mẹ có được giải pháp giúp trẻ ăn tốt, ngủ ngon và phát triển khỏe mạnh. Tìm hiểu các phương pháp này và nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ vặn mình ở trẻ thông qua bài viết sau đây!

1. Các mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh

Mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh là những giải pháp được người xưa đúc kết và truyền lại với mục đích ngăn ngừa trẻ xoay mình để giúp trẻ ngủ ngon, phát triển khỏe mạnh. Để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, các mẹ có thể áp dụng các mẹo sau đây:

Sử dụng lá trầu không

Theo dân gian lá trầu không có mùi thơm, vị cay nồng, tính ấm có công dụng kháng khuẩn, tiêu sưng, chống oxy hóa, bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Người ta thường sử dụng lá trầu không để lưu thông khí huyết, sát trùng và trị đầy hơi, đau bụng, sôi bụng … Đặc biệt với trẻ nhỏ, chỉ vài chiếc lá trầu không, tình trạng vặn mình, khó ngủ ở trẻ sẽ được thuyên giảm đáng kể, trẻ sẽ ngủ ngon, giấc dài và không xuất hiện tình trạng giật mình lúc nửa đêm.

Cách thực hiện:

  • Lựa chọn lá trầu không không quá non và không quá già sau đó rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước.
  • Lấy lá trầu không hơ trên lửa nóng sau đó đặt lên người của trẻ tại vị trí bụng để giúp trẻ làm ấm cơ thể, thoải mái trước khi đi ngủ.
  • Thực hiện vào buổi sáng hoặc trong lúc trẻ ngủ để giúp trẻ thư giãn tốt nhất.

Chú ý: sau khi hơ lửa phải kiểm tra kỹ càng lại nhiệt độ của lá trầu không trước khi đặt lên người trẻ, tránh để trẻ bị bỏng, tổn thương làn da còn non nớt của trẻ.

mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh

Sử dụng lá trầu không để giữ ấm cho cơ thể trẻ, hỗ trợ trẻ ngủ ngon giấc, không rướn mình

Dùng chanh và lòng đỏ trứng gà

Đây là mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh được nhiều gia đình áp dụng vì đều là những nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ và đem đến những hiệu quả bất ngờ.
Cách thực hiện:

  • Trộn đều 1 thìa nước cốt chanh và 1 lòng đỏ trứng gà đến khi hỗn hợp tan nhuyễn hoàn toàn.
  • Sử dụng hỗn hợp này bôi lên da trẻ và để trong vòng 10 phút.
  • Sau đó, tắm lại cho trẻ bằng nước sạch 

Thực hiện mẹo này mỗi ngày 1 lần trước khi tắm trong vòng 2 đến 3 ngày để thấy trẻ không vặn mình hay rướn khi ngủ nữa.

Sử dụng dây thừng

Dùng dây thừng để hỗ trợ trẻ ngủ ngon có thể khiến các mẹ bất ngờ khi chưa bao giờ nghe đến có phương pháp này. Tuy nhiên, mẹ nên thử áp dụng để giúp con ngủ ngoan, không còn vặn mình trong lúc ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ tốt nhất cho trẻ.

Cách thực hiện: Đặt dây thừng ở gầm giường tại đúng vị trí mà trẻ nằm.

Mẹo dân gian này chỉ mang tính chất truyền miệng, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh chính xác hiệu quả của phương pháp “lạ” này.

Sử dụng tỏi

Thêm một mẹo dân gian được người xưa truyền lại nữa đó là đặt tỏi ở đầu giường khi trẻ ngủ. Sở dĩ như vậy vì người xưa có quan niệm rằng tỏi có thể trừ tà, xua đuổi ma quỷ để giúp trẻ ngủ ngon giấc, không quấy khóc hay thức giấc lúc giữa đêm.

Thực tế thì các mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh đã được kể đến ở trên là những kinh nghiệm được truyền lại, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh sẽ đem đến những hiệu quả. Đôi khi, trong một số trường hợp có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn cũng như gây ra những tổn thương cho làn da, sức khỏe của trẻ nhỏ. Mẹ không nên áp dụng những mẹo này cho trẻ mà thay vào đó có thể là:

  • Chú ý hơn đến điều kiện phòng, môi trường xung quanh trẻ để tạo điều kiện cho trẻ có cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất khi đi vào giấc ngủ. 
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt khi ngủ.
  • Sử dụng gối chặn để giúp cho bé không bị giật mình, yên tâm ngủ ngon, không bị vặn mình.
  • Cho trẻ tắm nắng để trẻ hấp thụ thêm vitamin D hỗ trợ trẻ có hệ xương khớp cứng cáp hơn, trẻ sẽ ăn tốt, ngủ ngon và phát triển khỏe mạnh.

mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh

Tắm nắng để tăng cường khả năng hấp thụ canxi giúp trẻ ăn ngon, cứng cáp hơn và phát triển khỏe mạnh 

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình

Thay vì băn khoăn mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh thì mẹ nên tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân trẻ sơ sinh hay gặp tình trạng này để có cách xử lý hiệu quả nhất. Cụ thể các lý do khiến trẻ vặn mình trong lúc ngủ có thể được kể đến như sau:

Do yếu tố sinh lý

Đa số trẻ sơ sinh thường sẽ vặn mình khi ngủ trong khoảng 2 đến 3 tháng đầu đời. Sở dĩ như vậy vì trẻ vẫn chưa quen với môi trường bên ngoài nên việc vặn mình khi ngủ là điều hoàn toàn bình thường. Mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ vặn mình nhưng vẫn phát triển tốt về chiều cao và cân nặng.

Do yếu tố môi trường xung quanh

  • Nơi ngủ của trẻ tạo cảm giác khiến trẻ không thoải mái.
  • Môi trường xung quanh nhiều tiếng ồn, ánh sáng mạnh.
  • Trẻ khóc vì đói, chưa được ăn đủ trước khi đi ngủ
  • Tã hoặc bỉm của trẻ bị bẩn, ướt mà mẹ chưa kịp thay khiến trẻ có cảm giác khó chịu.

Do yếu tố bệnh lý

Nếu trẻ ngủ không ngon giấc, thường xuyên vặn mình kèm theo các biểu hiện còi xương, suy dinh dưỡng thì rất có thể trẻ đã rơi vào tình trạng thiếu canxi. Khi trẻ thiếu canxi, trẻ sẽ kém hấp thu, chậm phát triển trong quá trình mọc răng, vận động như lâu biết lẫy, bò đi …

Bên cạnh còi xương, kém hấp thu thì trẻ vặn mình cũng biểu hiện cho bệnh lý về hệ thần kinh của trẻ đang gặp vấn đề, mẹ tuyệt đối không nên chủ quan và bỏ qua.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo cho trẻ sử dụng Canxi Cafir D3 là phức hợp của nấm sữa Kefir, Canxi và vitamin D3 có tác dụng hỗ trợ việc hấp thu canxi hiệu quả giúp hệ thống xương khớp phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được sản xuất tại Italy với công nghệ độc quyền nên được rất nhiều gia đình tin tưởng và sử dụng cho trẻ nhỏ trong việc ngăn ngừa trẻ vặn mình, khó ngủ.

mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh

Canxi Cafir D3 giúp việc hấp thu canxi trở nên hiệu quả hơn để trẻ ăn tốt, ngủ ngon, phát triển khỏe mạnh và toàn diện 

Hy vọng rằng bài viết mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh đã giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc bé yêu của gia đình mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ có sao không? Do nguyên nhân nào

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline