Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ có sao không? Do nguyên nhân nào

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ xuất hiện thường xuyên khiến các mẹ vô cùng lo lắng khi không biết liệu bé yêu nhà mình đang gặp phải bệnh lý gì và có nguy hiểm hay không. Cùng tìm hiểu về tình trạng này, nguyên nhân gây ra và cách xử lý hiệu quả thông qua bài viết sau đây!

1/ Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ có sao không

Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ là hiện tượng biểu hiện cho việc trẻ ngủ không ngon giấc, hay xoay mình, ưỡn người kèm theo những tiếng khó chịu phát ra từ phía cổ họng. Thực tế đây là hiện tượng sinh lý bình thường và hay xảy ra ở trẻ sơ sinh trong khoảng từ 2 đến 3 tháng đầu đời. Sở dĩ như vậy vì trẻ sẽ chưa quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ nên sẽ có những biểu hiện nhất định được thể hiện ra như vặn mình, quấy khóc … 

Thực tế thì nếu trẻ sơ sinh gầm gừ và vặn mình nhưng vẫn phát triển tốt về cân nặng, chiều cao thì mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ biến mất theo thời gian khi trẻ lớn dần lên. Tuy nhiên, nếu trẻ quấy khóc, ưỡn người thường xuyên kèm theo biểu hiện bất thường như sốt, nôn, khó thở thì có thể trẻ đã mắc một số bệnh lý nhất định, cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ

Trẻ vặn mình kèm theo tiếng gầm gừ không kèm theo dấu hiệu bất thường là hiện tượng sinh lý bình thường hay xảy ra ở trẻ từ 2 đến 3 tháng đầu đời

2/ Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình gầm gừ

Một số nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ có thể kể đến như sau:

Do yếu tố sinh lý

Trẻ sơ sinh thường có xu hướng ngủ rướn mình và gầm gừ trong khoảng 2-3 tháng đầu đời do trẻ chưa quen với môi trường sống bên ngoài. Đây là điều hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và sẽ nhanh chóng chấm dứt khi trẻ phát triển dần lên theo thời gian.

Do yếu tố môi trường

Môi trường ngủ của trẻ không đảm bảo khiến trẻ cảm thấy không thoải mái dẫn đến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng đáng kể. Những yếu tố môi trường có thể kể đến như:

  • Phòng không được sạch, nhiều bụi bẩn.
  • Trẻ giật mình với âm thanh, tiếng ồn quá lớn.
  • Trẻ cảm thấy đói bụng
  • Bỉm của trẻ đang bị ướt hoặc bẩn khiến trẻ cảm thấy khó chịu

Do trẻ đang trong quá trình tập rặn

Một trong những nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ không thể không kể đến đó là trẻ đang trong quá trình tập rặn. Đây là một bước để trẻ hình thành kỹ năng rặn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru nhất. Lúc này, trẻ sẽ có những biểu hiện như co người để thực hiện động tác nín thở, phối hợp với hoạt động của cơ thành bụng, giãn cơ ở vùng sàn chậu để giúp cho hơi được đẩy ra dễ dàng. Chính những bước này sẽ khiến trẻ tạo ra những tiếng gầm gừ ở cổ họng. 

Mẹ có thể dễ dàng quan sát thấy trẻ vặn mình, gầm gừ kèm theo tình trạng mặt đỏ, hai tay trẻ nắm chặt… 

Do trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa

Trẻ sơ sinh trong quá trình ăn thường có khả năng nuốt phải những bọt khí khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu. Chính vấn đề này sẽ khiến trẻ ọ ọe, khó ngủ và gặp những vấn đề nhất định về tiêu hóa. Lúc này, mẹ có thể dễ dàng nghe thấy những âm thanh ợ hơi từ vòm họng của trẻ kèm theo những biểu hiện rướn người khó chịu.

Khi trẻ không được vỗ ợ và đẩy toàn bộ lượng khí này ra trong suốt một khoảng thời gian dài, trẻ sẽ có nguy cơ hấp thu chất dinh dưỡng kém và nghiêm trọng hơn là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ

Trẻ bị đầy hơi, khó tiêu sẽ khiến trẻ ngủ không ngon giấc, hay vặn mình và phát ra tiếng ọ ọe, gầm gừ

Do trẻ gặp vấn đề về hô hấp

Trẻ gầm gừ cũng được xem như một dấu hiệu của các bệnh lý về đường hô hấp. Chất nhầy hoặc đờm xuất hiện ở mũi và cổ họng sẽ cản trở quá trình hô hấp của trẻ đồng thời khiến trẻ phát ra những tiếng gầm gừ khó chịu. Bên cạnh những lần rướn mình, trẻ sẽ có thêm các dấu hiệu như: quấy khóc, thở nhanh, ho, sốt …

3/ Cần làm gì khi trẻ sơ sinh vặn mình gầm gừ

Khi thấy trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ, mẹ có thể xử lý theo các cách sau đây:

Vệ sinh mũi, họng cho trẻ

Quá trình vệ sinh mũi, họng cho trẻ sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn, dịch nhầy để trẻ có thể thở một cách dễ dàng hơn đồng thời ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh về đường hô hấp thường xuyên xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cho trẻ bú đúng cách và vỗ ợ hơi sau khi ăn

Để giúp cho trẻ tiêu hóa tốt nhất, mẹ nên cho trẻ bú đúng cách cho dù là trẻ bú mẹ hay bú bình. Lựa chọn những núm vú phù hợp cùng với tư thế bú đúng chuẩn (luôn để đầu trẻ cao hơn so với dạ dày) sẽ giúp trẻ hạn chế tối đa việc nuốt phải các bọt khí gây ra đầy bụng, khó tiêu ở trẻ.

Sau khi bú sữa, mẹ nên thực hiện bài tập vỗ ợ hơi cho trẻ để hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt hơn, đẩy hoàn toàn lượng không khí có trong bụng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Không phải ngẫu nhiên mà vỗ ợ hơi cho trẻ là bài tập không thể thiếu sau khi trẻ ăn xong trong quá trình giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ sử dụng Simbiosistem Bustine là men vi sinh đặc hiệu với thành phần từ hai chủng lợi khuẩn sống Lactobacillus acidophilus La-14 (ATCC: SD5212) và Lactobacillus plantarum Lp-115 (ATCC: SD5209) có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt các bệnh rối loạn khuẩn đường ruột, giúp trẻ hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Được sản xuất 100% tại Italy với công thức độc quyền phối hợp cùng Orafti® – hỗn hợp chất xơ Inulin làm giàu oligofructose giúp trẻ đi phân mềm, ổn định hệ tiêu hóa cho trẻ tốt nhất.

trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ

Simbiosistem Bustine thích hợp sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêu hóa tốt, ngăn ngừa vặn mình gầm gừ hiệu quả và an toàn

Thăm khám bác sĩ 

Nếu mẹ thấy tần suất trẻ vặn mình và cổ họng phát ra những âm thanh lạ kèm theo các biểu hiện bất thường như sốt, khó thở … thì cách tốt nhất đó là mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục kịp thời, tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.

Mong rằng bài viết trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ đã giúp các mẹ hiểu hơn về một số tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ để có cách xử lý phù hợp nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy nhanh tay gọi đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline