Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ là do nguyên nhân gì? Cách xử lý

Hiểu được nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ sẽ giúp các mẹ có những giải pháp xử lý tình trạng này hiệu quả, hỗ trợ trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt, phát triển khỏe mạnh. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra, cách xử lý thông qua bài viết sau đây!

1/ Tình trạng trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ

Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ là tình trạng thường xuyên xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Nấc hay nấc cụt xuất hiện khi cơ hoành bị co thắt không tự chủ dẫn đến việc ngắt quãng đột ngột, liên tục khiến cho lượng không khí mà trẻ hít vào lúc này sẽ bị ngưng lại. Phản xạ nấc của trẻ lúc này sẽ giúp đẩy không khí thừa ra bên ngoài để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. 

Trẻ nấc kèm theo trớ là trường hợp trẻ nấc liên tục để đẩy lượng khí đọng lại ra bên ngoài cùng sữa, dịch dạ dày. Nếu trẻ sơ sinh chỉ nấc thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường tuy nhiên nếu trẻ nấc và trớ diễn ra thường xuyên thì mẹ không nên bỏ qua bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm ở trẻ.

Mẹ cần xem xét lượng mà trẻ trớ ra sau mỗi lần nấc để có những biện pháp xử lý tốt nhất. Đôi khi trong một số trường hợp trẻ ợ hơi kèm theo một chút sữa cũng là một biểu hiện của việc trẻ đang tiêu hóa và hấp thụ tốt. Ngược lại, nếu trẻ nôn trớ với lượng nhiều và liên tục thì điều này thực sự sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ. Mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. 

trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ

Tình trạng nấc và trớ xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và sẽ hết dần khi trẻ lớn lên tuy nhiên với một số trường hợp, đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm

2/ Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ do nguyên nhân gì

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ có thể được kể đến như sau:

Do trẻ bú quá no

Việc trẻ bú quá no hoặc do bú quá nhiều không khí vào trong dạ dày khiến trẻ bị đầy bụng, khó chịu. Khi dạ dày căng phồng và không thể chịu đựng được thì phản ứng kích thích tự nhiên sẽ xảy ra khiến cơ hoành lúc này bị co thắt gây ra tình trạng nấc ở trẻ. Khi trẻ nấc quá nhiều sẽ kèm theo nôn, trớ một lượng nhỏ hoặc toàn bộ lượng sữa mà trẻ mới bú nên mẹ cần đặc biệt chú ý khi cho trẻ bú, đặc biệt là với những trẻ bú bình.

Do trẻ bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày xảy ra khi lượng sữa đưa vào cơ thể trẻ không được hấp thu tốt mà lại đi ngược từ dạ dày lên trên thực quản gây ra nôn, trớ. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do acid trong dạ dày tác động lên tế bào thần kinh và làm kích thích cơ hoành khiến cơ quan này tổn thương. Từ đó hình thành nên tiếng nấc và kèm theo nôn ở trẻ sơ sinh. 

Do trẻ bị dị ứng với sữa

Việc thay đổi sữa công thức hoặc chế độ ăn của mẹ không phù hợp cũng sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ, đặc biệt đối với những trẻ có cơ địa nhạy cảm. Đối với những trường hợp nặng hơn, trẻ có thể bị tiêu chảy, nổi mẩn ngứa khắp cơ thể.

Do trẻ mắc một số bệnh hô hấp

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng và hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, hắt hơi sổ mũi, viêm đường hô hấp cấp, hen suyễn, viêm phế quản … Những bệnh lý này thường khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình hô hấp nên dễ khiến cơ hoành bị co thắt gây ra nấc kèm theo nôn trớ thường xuyên.

Do trẻ bị lạnh

Một số trường hợp thay đổi thời tiết đột ngột, không khí lạnh đột ngột xâm nhập cũng sẽ khiến trẻ có phản ứng tự nhiên tạo ra tiếng nấc. Mặc dù không nhiều tuy nhiên mẹ vẫn nên quan sát các biểu hiện của trẻ để có cách xử lý đúng đắn, kịp thời.

trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ

Trẻ bị lạnh hoặc mắc các bệnh đường hô hấp cũng rất dễ dẫn đến tình trạng nấc cụt kèm theo nôn trớ

3/ Cách xử lý nấc và trớ ở trẻ sơ sinh

Khi đã biết các nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ, mẹ nên áp dụng các cách xử lý sau để con cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất:

Vỗ ợ hơi cho trẻ

Vỗ ợ hơi kết hợp với việc xoa lưng nhẹ nhàng sẽ có tác dụng đẩy hết không khí là nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu ở trẻ giúp trẻ ngăn ngừa được những cơn nấc và trớ hiệu quả.

vỗ ợ hơi cho trẻ

Vỗ ợ hơi là phương pháp được rất nhiều mẹ tin dùng để giúp trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon và phát triển khỏe mạnh

Cho trẻ bú 

Cách này chỉ áp dụng trong trường hợp trẻ chưa được bú mẹ trước đó. Cũng giống như người lớn khi nấc sẽ uống nước, mẹ nên cho trẻ bú để hoạt động nuốt vào sẽ giúp giảm các cơn co thắt, giãn cơ hoành nhanh chóng.

Thay đổi tư thế bú

Việc bú đúng tư thế cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa sự nôn trớ ở trẻ.

Bịt lỗ tai trẻ

Đây cũng được xem như một cách chữa nấc hiệu quả khi mẹ có thể từ từ bịt 2 lỗ tai của trẻ trong vòng 30 giây. Lặp lại vài lần cho đến khi trẻ hết nấc hoàn toàn. Khi trẻ hết nấc cũng đồng nghĩa mẹ đã hạn chế được tối đa tình trạng nôn trớ có thể xảy ra ở trẻ.

Đưa trẻ đến bệnh viện

Với những trường hợp trẻ nấc và trớ liên tục thì cách tốt nhất đó chính là đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất. 

Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ sử dụng Simbiosistem Bustine – men vi sinh đặc hiệu với thành phần từ hai chủng lợi khuẩn sống Lactobacillus acidophilus La-14 (ATCC: SD5212) và Lactobacillus plantarum Lp-115 (ATCC: SD5209) có tác dụng hỗ trợ  trẻ hấp thụ chất xơ, ổn định hệ tiêu hóa của trẻ nhằm giúp trẻ ăn ngon, phát triển khỏe mạnh. Sản phẩm được sản xuất 100% từ Italy với công thức độc quyền đã được chứng minh sử dụng được an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ

Simbiosistem Bustine dạng gói đơn liều tiện dụng hỗ trợ trẻ hấp thụ tốt, ngăn ngừa nôn trớ hiệu quả và an toàn

Mong rằng bài viết trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích xung quanh việc chăm sóc trẻ nhỏ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhanh tay gọi đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí trong thời gian sớm nhất.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline