Bổ sung kẽm cho bé khó ngủ như thế nào hiệu quả với từng độ tuổi

Gần đây, vai trò của kẽm với hệ thần kinh trung ương và chất lượng giấc ngủ đã được phát hiện và quan tâm nhiều hơn. Trong bài viết này, Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu bổ sung kẽm cho bé khó ngủ như thế nào, và chúng ta sẽ cần lưu ý những gì để bổ sung một cách hiệu quả, an toàn cho bé.

bổ sung kẽm cho bé khó ngủ

1/ Tại sao cần bổ sung kẽm cho bé khó ngủ?

Kẽm là nguyên tố vi lượng phổ biến thứ 2 sau sắt, một nguyên tố vi lượng thiết yếu được tìm thấy trong mọi tế bào trong cơ thể chúng ta. Nó có nhiều vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, chữa lành vết thương, vị giác, khứu giác. Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy kẽm có liên quan đến việc điều hòa giấc ngủ.

Khi đã loại trừ những nguyên nhân khác mà trẻ vẫn ngủ ít, ngủ không ngon giấc thì mẹ hãy hỏi bác sĩ về việc bổ sung kẽm cho bé khó ngủ.

bổ sung kẽm cho bé khó ngủ

Các nhà khoa học đã xác định được một số loại vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống của chúng ta có tương quan với thời lượng giấc ngủ và kẽm là một trong số đó. Tuy cơ chế của kẽm trong điều chỉnh giấc ngủ vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có giấc ngủ rất ngắn (< 5 giờ) hấp thụ ít kẽm hơn đáng kể so với những người có giấc ngủ bình thường hoặc ngủ dài.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học nhận thấy vai trò tiềm năng của kẽm trong việc tối ưu hóa chất lượng giấc ngủ. Có mối liên hệ giữa nồng độ kẽm trong máu với chất lượng giấc ngủ ở trẻ thiếu niên nhưng không xuất hiện ở tuổi mẫu giáo. Và nồng độ kẽm trong máu ở tuổi mẫu giáo dự đoán chất lượng giấc ngủ sau này ở tuổi thiếu niên.

Do đó, khi trẻ khó ngủ và có nguy cơ thiếu kẽm, ăn ít các thực phẩm giàu kẽm thì mẹ có thể cân nhắc việc bổ sung vitamin này cho con. Bên cạnh chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương, thúc đẩy tiêu hóa và trao đổi chất… kẽm còn có tác động tiềm tàng với chất lượng giấc ngủ.

2/ Bổ sung kẽm cho bé khó ngủ như thế nào?

bổ sung kẽm cho bé khó ngủ

Theo Viện Hàm lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, lượng kẽm mà trẻ nên bổ sung hàng ngày như sau:

  • Trẻ sơ sinh – 6 tháng: 2 mg (AI)
  • Trẻ sơ sinh 7 – 12 tháng: 3 mg (RDA)
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: 3 mg (RDA)
  • Trẻ em 4 – 8 tuổi: 5 mg (RDA)
  • Trẻ em 9 – 13 tuổi: 8 mg (RDA)
  • Bé trai 14 – 18 tuổi: 11 mg (RDA)
  • Bé gái 14 – 18 tuổi: 9 mg (RDA)

Lưu ý: cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung kẽm cho trẻ.

Bên cạnh đó, có nhiều thực phẩm giàu kẽm mà mẹ có thể tham khảo bổ sung cho bé khó ngủ như: thịt (thịt bò, thịt lợn), sữa và các sản phẩm từ sữa, cá, động vật có vỏ (hàu, tôm, cua…), các loại đậu, ngũ cốc được tăng cường kẽm.

Bổ sung kẽm và các thực phẩm giàu kẽm đặc biệt quan trọng với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Vì hàm lượng kẽm trong sữa mẹ cao nhất sau sinh và giảm dần trong 6 tháng đầu. Sau 6 tháng, trẻ sẽ cần ăn các thực phẩm giàu kẽm để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Tùy từng tháng tuổi cụ thể mà trẻ sẽ có nhu cầu về kẽm khác nhau. Mẹ hãy dựa trên tình trạng giấc ngủ, sức khỏe, chế độ ăn của bé và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách bổ sung đúng và đủ kẽm cho trẻ nhé!

3/ Lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé ngủ ngon

Vai trò của kẽm với hệ thần kinh trung ương và điều hòa giấc ngủ ngày càng được biết tới nhiều hơn. Nhưng việc bổ sung kẽm cần đúng và đủ. Bổ sung quá nhiều cũng có thể gây tác dụng ngược, không tốt cho hệ thần kinh.

bổ sung kẽm cho bé khó ngủ

Chúng ta không nên cho bé dùng kẽm liều cao (> 40mg/ngày) hơn một vài ngày trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. Nếu đã dùng liều cao, hãy tạm ngừng và bổ sung kẽm từ chế độ ăn uống cân bằng. Kẽm có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch và các chức năng thiết yếu trong cơ thể. Nhưng kẽm liều cao có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch, giảm cholesterol HDL có lợi và tăng cholesterol LDL có hại.

Tác dụng phụ thường gặp của kẽm bao gồm khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, nôn và có vị kim loại trong miệng. Kẽm liều cao có thể gây chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, đổ mồ hôi nhiều, mất phối hợp cơ bắp, không dung nạp rượu, ảo giác và thiếu máu.

Để hạn chế cảm giác khó chịu khi uống, mẹ nên cho bé uống kẽm với nước lọc hoặc nước trái cây. Nếu bị kích ứng dạ dày, mẹ có thể cho bé uống kẽm trong bữa ăn.

Bên cạnh đó, không bổ sung kẽm cùng lúc với canxi, sắt vì các khoáng chất này sẽ cạnh tranh, làm giảm khả năng hấp thu của nhau. Ngoài ra, uống quá nhiều kẽm cũng có thể gây thiếu hụt đồng.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ biết cách bổ sung kẽm cho bé khó ngủ như thế nào để an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý rằng có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ ngủ không ngon giấc và thiếu kẽm chỉ là một số ít nguyên nhân trong đó. Hãy quan sát các dấu hiệu và tình trạng sức khỏe ở con, đưa bé tới khám bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất mẹ nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5713303/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4517024/
  • https://www.mountsinai.org/health-library/supplement/zinc
  • https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/vitamins-minerals/zinc.html

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline