Cách xử lý khi bị say thuốc tây và các nguyên nhân cần biết

Say thuốc tây khiến bạn có cảm giác choáng váng, mất phương hướng… Dưới đây là cách xử lý khi bị say thuốc tây mà bạn có thể tham khảo để loại bỏ nhanh những cảm giác khó chịu này, cũng như tránh để lại những ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ do say thuốc tây gây ra.

1/ Nguyên nhân bị say thuốc tây là gì?

cách xử lý khi bị say thuốc tây

Choáng váng, mất phương hướng, lâng lâng… là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc kê đơn. Một số loại thuốc như thuốc kiểm soát huyết áp, thuốc thay đổi hoá học thần kinh của não có thể làm tăng nguy cơ chóng mặt, say thuốc lên tới 30%, do gây giảm huyết áp đột ngột, mất nước, hạ đường huyết… Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta không biết rằng một hay nhiều loại thuốc mà mình đang sử dụng có thể gây nên tác dụng phụ này. Cách xử lý khi bị say thuốc tây sẽ liên quan nhiều tới nguyên nhân này.

Bên cạnh đó, nguyên nhân bị say thuốc tây có thể liên quan tới tuổi tác của bạn. Tucker Gleason (GĐ Trung tâm Tiền đình và Cân bằng tại Đại học Virginia) cho biết: “Khi già đi, phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý và não bộ khiến chúng ta dễ bị chóng mặt hơn. Thêm vào đó, nhiều người trong chúng ta cũng dùng các loại thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng chóng mặt và khiến chúng ta dễ bị thương hơn khi ngã.”

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích và tử vong ở những người trên 65 tuổi, khiến hàng triệu người phải nhập viện cấp cứu mỗi năm và khiến hơn 32.000 người tử vong.

Một số loại thuốc tây dễ gây “say” như:

  • Thuốc chống co giật: Divalproex (Depakote), gabapentin (Neurontin), pregabalin (Lyrica)… dùng trong điều trị rối loạn lưỡng cực, bệnh thần kinh do tiểu đường, động kinh và đau cơ xơ hóa
  • Thuốc chống trầm cảm: Fluoxetine (Prozac), sertraline (Zoloft), trazodone (Desyrel) dùng trong trầm cảm và lo lắng
  • Thuốc huyết áp: thuốc ức chế men chuyển như lisinopril (Zestril); thuốc chẹn beta như propranolol (Inderal), metoprolol (Lopressor); thuốc lợi tiểu như furosemide (Lasix) và hydrochlorothiazide; thuốc chẹn kênh canxi như amlodipine (Norvasc)
  • Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine (Amrix), metaxalone (Skelaxin)… dùng cho đau lưng, đầu và cổ
  • Thuốc đau thắc ngực: Nitroglyxerin
  • Thuốc giảm đau: Hydrocodone (một loại thuốc phiện), ibuprofen, naproxen
  • Thuốc ngủ: Diphenhydramine (Benadryl, Unisom, Sominex), temazepam (Restoril), eszopiclone (Lunesta), zolpidem (Ambien)

Ngoài ra, bạn cũng dễ bị say thuốc tây hơn khi kết hợp nhiều loại thuốc hoặc dùng gần bữa ăn có rượu, hoặc dùng sai hướng dẫn của thuốc (VD: thuốc cần uống lúc no nhưng bạn lại uống nhầm sang lúc đói; nghiền, bè thuốc phóng thích chậm…).

2/ Say thuốc tây có sao không?

Say thuốc tây có sao không còn tuỳ thuộc vào mức độ tác dụng phụ mà bạn đang gặp phải, loại thuốc mà bạn đang sử dụng… Để hạn chế những ảnh hưởng do say thuốc, bạn có thể áp dụng những hướng dẫn xử trí trong phần tiếp theo của bài viết.

3/ Cách xử lý khi bị say thuốc tây

cách xử lý khi bị say thuốc tây

Trong cách xử lý khi bị say thuốc tây, sau khi đã loại bỏ các yếu tố khác quan như dùng gần bữa ăn có chứa rượu, dùng sai chỉ định hướng dẫn… bạn nên nói chuyện lại với bác sĩ để tìm rõ loại thuốc là thủ phạm, cân nhắc về việc ngưng, giảm liều hay đổi sang loại thuốc khác.

Khi uống thuốc bị say, có một số biện pháp như:

  • Thuốc động kinh: hãy tiếp tục dùng thuốc và hỏi bác sĩ xem bạn có cần kiểm tra nồng độ thuốc, điều chỉnh lịch trình dùng thuốc hay đổi sang loại thuốc khác hay không
  • Thuốc chống trầm cảm: thử các biện pháp như tư vấn hoặc trị liệu tâm lý trong chứng trầm cảm nhẹ. Nhưng lưu ý không ngừng đột ngột thuốc chống trầm cảm hoặc bất kỳ loại thuốc theo toa nào khác mà chưa có chỉ định từ bác sĩ
  • Thuốc huyết áp: kết hợp cùng việc kiểm soát cân nặng hợp lý, thực hiện các bài tập thể dục và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Thuốc giãn cơ: có ít bằng chứng cho thấy những loại thuốc này có tác dụng. Vì vậy trước khi sử dụng thuốc, bạn hãy thử các liệu pháp như đệm sưởi, tập thể dục, vật lý trị liệu, thư giãn, xoa bóp, yoga… Có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, naproxen, acetaminophen
  • Thuốc đau thắt ngực: hiện chưa có hoạt chất thay thế cho nitroglycerin nhưng bạn có thể làm giảm nguy cơ chóng mặt bằng cách ngồi xuống trước khi uống thuốc và giữ nguyên tư thế ngồi trong 5 phút sau đó
  • Thuốc giảm đau: đối với cơn đau hàng ngày hãy thử thay thế bằng acetaminophen
  • Thuốc ngủ: thử cải thiện giấc ngủ bằng liệu pháp hành vi nhận thức, tránh uống cà phê và rượu sau bữa tối, tránh tiếp xúc với thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ…

Trong trường hợp không thể thay đổi thuốc và nguy cơ say thuốc, chóng mặt, mất phương hướng là điều mà bạn phải đối diện thì hãy:

  • Chú ý hơn trong việc luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập cho mắt, bài tặp tăng cường sự cân bằng như thái cực quyền, giúp não bộ điều chỉnh tốt hơn trước các tín hiệu không gian
  • Tổ chức lại môi trường xung quanh để đảm bảo không gian an toàn, như: dùng giày dép chắc chắn, cải thiện ánh sáng, trải thảm, giữ các bề mặt khô ráo, tránh trơn trượt…
  • Chế độ ăn khoa học, lành mạnh: giảm rượu, caffein, nicotin, hay ăn ít natri cũng có thể làm giảm chóng mặt
  • Nếu vẫn không cải thiện, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc chống buồn nôn, chóng mặt khi cần thiết
  • Đi khám bác sĩ ngay nếu có biểu hiện: đau ngực, tim đập nhanh, khó thở, chân tay yếu, co giật, ngất xỉu…

Mong rằng những cách xử lý khi bị say thuốc tây trên đây đã giúp bạn hiểu rõ và có thêm cho mình những kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ hữu ích. Đừng quên nói chuyện với bác sĩ điều trị của mình để có phương án phù hợp nhất cho tình trạng cùng loại thuốc mà bạn đang sử dụng nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.scientificamerican.com/article/dizziness-can-be-a-fatal-side-effect-of-many-medications/
  • https://www.consumerreports.org/drug-safety/drugs-that-might-be-the-cause-of-your-dizziness

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline