Canxi vô cơ và hữu cơ khác nhau như thế nào? Chúng có tác dụng gì và thường xuất hiện trong những thực phẩm gì hàng ngày? Trên thị trường, có thể phân nhóm canxi thành 2 loại vô cơ và hữu cơ. Để biết được canxi vô cơ và hữu cơ là gì, hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết dưới đây.
1/ Tìm hiểu canxi vô cơ và canxi hữu cơ là gì?
Canxi vô cơ và hữu cơ là 2 nhóm canxi hoàn toàn khác nhau. Một ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung là canxi hữu cơ được tìm thấy trong các loại rau lá xanh được trồng không có thuốc trừ sâu và được phân phối và đóng gói mà không sử dụng chất bảo quản hoặc chất phụ gia. Trong khi đó, canxi vô cơ là canxi có trong thực phẩm được sản xuất bằng phân bón hóa học, chất phụ gia, v.v.
Canxi vô cơ là gì?
Canxi vô cơ được cấu thành từ ion canxi kết hợp với hợp chất vô cơ, được tạo ra bởi các phản ứng hóa học trong sản xuất hoặc từ sinh vật tự nhiên như vỏ trai, vỏ sò… Thông thường, canxi vô cơ thường có trong hợp chất muối canxi như Canxi carbonate, hay canxi citrate. Canxi vô cơ và hữu cơ bao gồm các loại khác nhau. Chi tiết các loại canxi vô cơ như sau.
– Canxi Carbonate (đá vôi)
Canxi Carbonate là một dạng phổ biến bổ sung canxi. Đây là hợp chất kiềm được tìm thấy trong đá vôi, đá, vỏ động vật biển, vỏ trứng, ốc sên hay ngọc trai. Mặc dù không có tính hấp thụ cao cần sản xuất thêm axit dạ dày, song Canxi Carbonate chứa một trong những nồng độ cao nhất của canxi nguyên tố, tầm 35-40%. Lượng canxi trong chất bổ sung này có thể được đồng hóa và sử dụng cho hoạt động của tế bào và lợi ích sức khỏe.
– Canxi Hydroyapatit (vỏ sò)
Canxi có trong hợp chất này thường tồn tại chủ yếu là kết hợp bền vững với CO3 dạng CaCO3. Vết Canxi thường xuất hiện trong đá trầm tích, như đá vôi, và phần lớn được tạo thành từ vỏ của các loài sinh vật biển đã chết. Nếu muốn hấp thu loại canxi này, chúng ta phải sử dụng Acid dạ dày để hòa tan. Do đó, cơ thể có nguy cơ bị đầy bụng, không tiêu hóa gây nên tình trạng táo bón. Đây cũng chính là loại canxi góp phần khiến canxi vô cơ và hữu cơ rất khác biệt.
Canxi hữu cơ là gì?
Canxi hữu cơ được hình thành từ ion Canxi với các hợp chất hữu cơ như Canxi Gluconat, Canxi Caseinate… Nói một cách đơn giản, canxi hữu cơ có chứa canxi gần như là dạng thức của khoáng này khi có trong thực phẩm tự nhiên. Nếu xét về mùi vị giữa canxi vô cơ và hữu cơ thì canxi hữu cơ có mùi vị tự nhiên và thơm ngon hơn. Trong khi đó, canxi vô cơ lại có vị tanh, ngái và rất khó uống.
Ngoài ra, hàm lượng canxi hữu cơ có trong dạng sản phẩm sẽ không giống nhau do đó, khả năng được cơ thể hấp thụ cũng khác nhau. Theo nhiều nghiên cứu, canxi hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên từ thực phẩm và động thực vật. Do đó, khoáng chất này sẽ an toàn hơn đối với cơ thể, và tránh được hiện tượng lắng đọng canxi gây sỏi thận hay táo bón… Do vậy, xét canxi vô cơ và hữu cơ loại nào nên dùng, các bác sĩ thường khuyên sử dụng canxi hữu cơ có trong thực phẩm tự nhiên là tốt hơn.
– Canxi từ tảo biển (Canxi thực vật)
Tảo biến có chứa một lượng lớn canxi, giúp cơ thể hấp thu tới 97% lượng canxi chỉ trong 30 phút và tốt hơn canxi từ vỏ sò vỏ mai vốn là canxi vô cơ. Không những thế, canxi từ tảo biến còn chứa Mg và 73 chất khoáng thiết yếu giúp làm tăng mật độ chất khoáng xương rất tốt. Đặc biệt, canxi vô cơ và hữu cơ còn đặc biệt khác nhau ở chỗ canxi hữu cơ có trong tảo biển không gây lắng đọng, không gây nhồi máu cơ tim và bệnh đột quỵ và thậm chí còn giúp tăng tế báo tạo xương lên đến 300%.
Canxi Cafir D3 với công thức độc đáo từ nấm sữa Kefir là loại sản phẩm bổ sung canxi an toàn cho cơ thể. Nếu ba mẹ đang tìm kiếm một loại canxi giúp bé tăng cường hấp thu canxi hiệu quả, giúp phát triển xương chắc khỏe và giảm nguy cơ còi xương, Cafir D3 chính là một lựa chọn không thể bỏ qua.
Sản phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ châu Âu hiện đại, đã qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng an toàn cho cơ thể.
2/ So sánh canxi vô cơ và canxi hữu cơ
Canxi vô cơ và hữu cơ khác nhau như thế nào? Sau đây là những thông tin so sánh chi tiết:
SO SÁNH |
CANXI VÔ CƠ |
CANXI HỮU CƠ |
Độ sinh khả dụng (khả năng hấp thụ của Canxi sau khi nạp vào cơ thể) | Hạn chế, độ sinh thấp
Lý do: phần lớn ở dạng muối |
Hấp thu dễ dàng, độ sinh cao
Lý do: ở dạng liên kết với hợp chất hữu cơ nên dễ hòa tan |
Nguy cơ lắng đọng canxi làm phát sinh bệnh lý |
Canxi dư thừa và lắng đọng do lượng canxi đưa vào lớn nhưng lượng sử dụng được lại nhỏ
=> Canxi lắng đọng ở thành mạch gây vôi hóa mạch máu, ở thận gây ra sỏi thận, thậm chí gây tăng cao nguy cơ tim mạch và bệnh đột quỵ… |
Canxi không bị dư thừa và lắng đọng do được hòa tan và hấp thu tối ưu |
Mức độ hài hòa với hệ tiêu hóa | Thường gây nóng trong, táo bón do cần nhiều acid dạ dày để hòa tan | Không gây nóng trong, táo bón, nổi mụn |
Tác dụng trên phụ nữ có thai | Dễ gây vôi hóa nhau thai => gây ra khả năng trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi bị ảnh hưởng, vôi hóa sớm khiến thai chậm phát triển, suy thai
Gây thiếu máu: Do canxi dư thừa nhiều đối kháng với Sắt, Acid folic |
Lượng canxi bà bầu cần là rất lớn (1500mg/ ngày), do vậy:
Khả năng hấp thu tối ưu của canxi hữu cơ làm giảm nguy cơ vôi hóa và giảm thiểu sự cản trở hấp thu của Sắt, Acid Folic |
Nhìn chung, canxi vô cơ và hữu cơ là hai loại canxi hoàn toàn khác nhau từ lượng canxi đến mức độ an toàn đối với cơ thể. Canxi hữu cơ được xem là loại canxi tốt hơn để nạp vào cơ thể vì chúng thường có trong các thực phẩm tự nhiên. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bạn sẽ hiểu hơn về hai nhóm canxi này và có cách bổ sung canxi phù hợp để giúp cơ thể phát triển tốt.
Thông tin hữu ích. Cin cảm ơn