Trẻ em bị tê chân tay là thiếu chất gì? Nên ăn và bổ sung gì

Trẻ than thở với mẹ rằng có cảm giác chân tay tế mỏi, mất cảm giác, đau râm ran như bị kiến bò, kim châm… Vậy trẻ em bị tê chân tay là thiếu chất gì? Và cha mẹ nên làm gì trong trường hợp này?

1/ Trẻ bị tê chân tay là thiếu chất gì?

Trẻ em bị tê chân tay là thiếu chất gì?

Dinh dưỡng thiếu hụt sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển bình thường của cơ thể, và về lâu dài sẽ biểu hiện thành các triệu chứng bên ngoài.

Trẻ bị tê chân tay có thể liên quan tới việc thiếu hụt một số dinh dưỡng như vitamin nhóm B, kali, canxi hoặc natri.

Vitamin nhóm B  (B1, B9, B12)

Trẻ em bị tê chân tay là thiếu chất gì?

Mặc dù chỉ cần bổ sung với một lượng nhỏ các vitamin nhóm B nhưng chúng luôn đóng vai trò quan trọng với quá trình trao đổi chất, sự phát triển của não bộ và cơ thể trẻ. Mỗi vitamin nhóm B lại có vai trò riêng. Trong đó, nếu trẻ thường xuyên bị tê chân tay thì mẹ nên cân nhắc tới việc con có đang thiếu vitamin B1, B9 hay B12 hay không.

Thiếu vitamin B1 sẽ gây bệnh Beriberi. Cơ thể trẻ sẽ có biểu hiện như mệt mỏi, lười vận động, các đầu ngón tay và chân thường bị tê cứng không rõ nguyên nhân, cơ bắp râm ran như bị kiến bò, kim châm…

Vitamin B9 có vai trò hỗ trợ quá trình chuyển hóa trong cơ thể bao gồm cả các chất dẫn truyền thần kinh, sản xuất tế bào hồng cầu, bạch cầu mới. Nên thiếu vitamin B9 có thể gây tê bì chân tay, xảy ra ở mọi lứa tuổi như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai…

Tương tự như vitamin B9, vitamin B12 cũng tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, thúc đẩy chức năng của các tế bào thần kinh. Ngoài ra, vitamin B12 còn tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, chất béo, chuyển hóa đạm. Thiếu vitamin B12 không chỉ gây thiếu máu mà còn làm giảm chức năng nhận thức, gây tê mỏi chân tay.

Canxi

Trẻ thiếu canxi dễ tê mỏi chân tay

Canxi là khoáng chất quan trọng nhất để đảm bảo sức khỏe cơ xương khớp và răng. Thiếu canxi khiến trẻ có thể gặp phải những đợt đau nhức lúc ban đầu, sau đó là những đợt tê mỏi chân tay. Khi không được bổ sung kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, trẻ dễ bị gãy xương, khó hồi phục cơ xương khớp.

Kali

Trẻ em bị tê chân tay là thiếu chất gì?

Thiếu kali cũng có thể khiến chân tay tê buốt, cơ bắp tê nhức, mệt mỏi, bủn rủn, tim đập nhanh. Nguyên nhân do kali có vai trò quan trọng đến hoạt động của não, đảm bảo lưu lượng máu và oxy đến não. Khi thiếu kali, các bộ phận xa tim như chân tay dễ bị thiếu máu và gây tê buốt.

Magie

Hay tê chân tay ăn gì

Magie là khoáng chất cần thiết cho sự kiểm soát các xung thần kinh, sản xuất năng lượng, hình thành xương… Do đó, thiếu magie cũng có thể làm tay chân trẻ dễ tê buốt hơn.

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng theo đó cũng là rất lớn. Vì vậy, mẹ đừng quên bổ sung cho bé đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là vitamin nhóm B, canxi, magie và kali nếu con thường xuyên bị tê mỏi chân tay nhé!

Tuy nhiên, không phải lúc nào tê bì chân tay cũng là do thiếu dinh dưỡng. Nó có thể là một triệu chứng thường gặp liên quan đến tổn thương chức năng của hệ thần kinh (tế bào cảm nhận ngoại biên, dây thần kinh cảm giác, tế bào cảm giác ở sừng sau tủy sống và vùng cảm giác ở vỏ não). Từ đó gây tê, đau, mất cảm giác sờ, đau, nóng, lạnh và cảm giác bản thể. Do đó, mẹ nên đưa bé tới khám bác sĩ để được kiểm tra chi tiết, làm rõ nguyên nhân và có giải pháp phù hợp nhất.

2/ Khi trẻ tê chân tay nên ăn gì và bổ sung gì?

Xuất phát từ việc trẻ em bị tê chân tay có thể liên quan tới việc thiếu vitamin nhóm B, canxi, kali và magie, ba mẹ nên cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu các vi chất này.

Vitamin nhóm B: có nhiều trong cá hồi, gan và nội tạng động vật, thịt bò, thịt gà, trứng, sữa, các loại rau xanh, các loại đậu…

Canxi: các loại hải sản, bông cải xanh, rau chân vịt, hạnh nhân, đậu trắng, sữa và các sản phẩm từ sữa…

Magie: các loại rau có màu xanh đậm, bơ, bơ đậu phộng, yến mạch, chuối, cá nước lạnh, dầu mù tạt, các loại hạt…

Kali: chuối, rau chân vịt, mít, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, cà chua, củ dền, dưa hấu, củ cải, sữa chua…

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý cho bé hạn chế ăn các món quá mặn, món có tính axit nhiều. Vì nhiều muối dễ gây rối loạn canxi, làm giảm mật độ canxi trong xương. Thực phẩm quá nhiều axit khi kết hợp cùng clo và lưu huỳnh có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi, magie trong cơ thể.

Tê mỏi chân tay để lại cảm giác khó chịu cho trẻ. Mẹ hãy chú ý bổ sung dinh dưỡng đa dạng, cân bằng để ngăn ngừa tình trạng bị tê chân tay do thiếu chất ở trẻ em. Và đừng quên đưa trẻ tới khám bác sĩ khi tình trạng diễn ra thường xuyên để loại trừ các nguyên nhân tổn thương hệ thần kinh tiềm ẩn khác nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline